Lạt miệng hay nhạt miệng xảy ra trong khoang miệng mà bạn cảm nhận được đó là vị lạt đắng khi bạn ăn hoặc nuốt nước miếng hằng ngày. Ngoài cảm giác lạt miệng, bạn còn phát hiện ra tình trạng khô cổ, miệng khô kèm theo. Tham khảo bài viết dưới đây trình bày cảm giác bị lạt miệng từ những cảnh báo trong khoang miệng
Lạt miệng từ những cảnh báo trong khoang miệng
Vì là cảm giác lạt miệng trong khoang miệng, nên chính bản thân bạn không hiểu rõ bộ phận nào đang cảm thấy miệng nhạt để có thể mô tả với Bác sĩ khi đi thăm khám. Có thể lưỡi, nướu lợi, nước bọt hoặc răng, chúng đều có thể phản ánh giúp bạn vị nhạt miệng đang có trong miệng. Dù cho bộ phận nào đang cảm nhận tình trạng này, thì thông điệp cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Xem thêm dấu hiệu cảnh báo sức khỏe: Nguyên nhân khiến miệng bị chát và cách chữa chát miệng tại nhà
I. Vấn đề ở nướu răng phản ánh vị lạt miệng như thế nào?
Thiếu máu, thiếu vitamin làm lạt miệng
Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể. Khi mô nướu lợi của bạn không nhận đủ oxy hoặc sắt, nó có thể chuyển sang màu nhợt nhạt và đi kèm cảm giác lạt miệng quanh răng và lợi.
Các triệu chứng thiếu máu khác xảy ra ngoài vùng khoang miệng như cơ thể mệt mỏi hoặc yếu đuối, da quanh miệng nhợt nhạt hoặc vàng, đau đầu khó thở, cơ thể dễ thấy lạnh. Thiếu máu thường do người bệnh không cung cấp đủ chất sắt, folate hoặc vitamin B12. Các nguyên nhân khác bao gồm chảy máu chân răng quá nhiều khi điều trị nha khoa, viêm nhiễm hầu họng.
Những dưỡng chất từ vitamin, đặc biệt vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu của con người. Ở những trẻ sơ sinh thiếu vitamin do hệ thống miễn dịch và trao đổi chất còn yếu cũng sẽ xảy ra các triệu chứng tương tự như thiếu máu, bao gồm cả răng miệng nhợt nhạt và lạt miệng ngay sau khi sinh.
Vấn đề ở nướu răng phản ánh vị lạt miệng
Phụ nữ mang thai, mãn kinh cảm giác rõ vị lạt miệng
Biến động nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh cũng như sự thay đổi hoocmon của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến màu sắc nướu lợi và vị giác từ chúng. Một số phụ nữ bị viêm nướu, nhiễm trùng ở miệng sẽ trải qua cơn nhạt miệng kéo dài.
Xem thêm: Bí quyết dành cho phụ nữ mang thai bị chua miệng
Bệnh bạch cầu miệng khiến lạt miệng
Bệnh bạch cầu miệng có thể làm cho các mảng đồng nhất, mỏng, trắng phát triển trên vùng nướu lợi quanh răng. Nguyên nhân của tình trạng này là không rõ ràng, nhưng nó dường như xảy ra thường xuyên hơn ở những người hút thuốc, uống nhiều rượu bia, chất kích thích khác. Và những đối tượng này luôn than phiền về hiện tượng khô miệng đi kèm cảm giác lạt miệng.
Giải đáp bệnh lý Khô miệng nguyên nhân và cách khắc phục
II. Lưỡi nhạt cho biết tình trạng lạt miệng thế nào?
Khô miệng gây ra lạt miệng
Trong một số trường hợp, lưỡi nhạt đi kèm triệu chứng lạt miệng thường có lớp phủ màu trắng trên mặt lưỡi. Nguyên nhân khi lưỡi có màu trắng là do miệng khô và gai nhú lưỡi có thể bị to ra, đồng thời vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn bám trên đó. Khi một người bị khô miệng, tuyến nước bọt không tạo ra đủ nước bọt để giữ ẩm miệng đúng cách. Không có đủ nước bọt, người bệnh sẽ cảm nhận vị lạt miệng thường xuyên hơn.
Ngoài sự thay đổi màu lưỡi khi bị khô miệng, đau họng, nước bọt đặc hoặc hôi miệng thì bản thân người mắc phải không tránh khỏi khoang miệng nhợt nhạt, vị giác phiền toán của cơn lạt miệng.
Khô miệng gây ra lạt miệng
Lạt miệng cảnh báo bệnh tưa miệng
Bệnh tưa miệng hoặc nhiễm trùng nấm men có thể khiến các mảng trắng phát triển trên bề mặt của nó, làm cho lưỡi trông nhợt nhạt, có màu nhạt hơn bình thường và kèm theo cảm giác lạt miệng.
Nấm miệng qua kiểm tra các mảng trên lưỡi và lấy một mẫu của chúng để xét nghiệm và điều trị thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa.
Lạt miệng do vệ sinh răng miệng kém
Lớp rêu lưỡi trắng cũng có thể phát triển khi người đó không thực hành thói quen vệ sinh răng miệng tốt nhất. Nếu không loại bỏ lớp lưỡi trắng hằng tuần thì vi khuẩn tích tụ có thể làm mất màu bề mặt của lưỡi và biến đổi vị giác giống như cảm giác bị nhạt miệng.
III. Lời khuyên cho sức khỏe răng miệng và giải thoát cảnh lạt miệng
- Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride và thay đổi bàn chải đánh răng của bạn cứ sau ba đến bốn tháng.
- Hằng ngày dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn trên răng và dụng cụ cạo lưỡi khi thấy lớp bợn trắng xuất hiện.Sử dụng nước súc miệng thảo dược tự nhiên chống lại tình trạng lạt miệng bằng nước muối sinh lý, trà xanh, Thanh Hương Plus…
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: đúng giờ, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, dùng nhiều rau củ quả tươi.
- Tránh thực phẩm kích thích và đồ uống có đường.
- Tránh hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
Nước súc miệng thảo dược tự nhiên Thanh Hương Plus chống lại tình trạng lạt miệng>>> TÌM HIỂU THÊM <<<
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!