Cơn sốt phát sinh trong giai đoạn thai kỳ có nguy cơ đem đến sự nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, lúc này, điều quan trọng là bạn cần phải sớm có biện pháp hạ sốt cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Nhãn hiệu Hapacol sẽ liệt kê giúp bạn những cách an toàn và hiệu quả cho bà bầu và thai nhi khi không may bị sốt trong lúc mang thai và sẽ giải đáp thắc mắc có bầu uống thuốc hạ sốt được không.
Khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, bạn sẽ luôn muốn đem tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất dành cho kết tinh hoàn hảo của mình và bạn đời.
Điều này bao gồm cả việc giữ gìn sức khỏe của bản thân tốt nhất có thể.
Thế nhưng, bạn sẽ phải làm gì nếu chẳng may vào lúc này, thân nhiệt tăng cao bất thường?
Phần lớn trường hợp, sốt khi mang thai biểu hiện cho tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có nguy cơ tổn hại đến cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn cần tìm cách hạ sốt càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, thực tế, việc hạ sốt cho bà bầu không thể áp dụng tất cả những biện pháp thuyên giảm nhiệt độ cơ thể thông thường.
1. Cơn sốt ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Khi thân nhiệt của phụ nữ mang thai vượt quá 37ºC, điều này thể hiện cơ thể họ đang phải chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.
Khác với những trường hợp sốt thông thường, hạ sốt cho bà bầu cần được tiến hành nhanh chóng, nếu như bạn không muốn thai nhi trong bụng mẹ gặp bất kỳ biến cố nào.
Theo kết quả từ một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên phôi động vật, cơn sốt phát sinh trong giai đoạn thai kỳ có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng của nguy cơ dị tật tim và hàm bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng giả thiết này cần được nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác nguyên nhân dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là sốt hay nhiễm trùng.
Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn lớn hơn 39ºC trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, bạn hãy tìm cách hạ sốt ngay lập tức.
Điều này có khả năng hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng ngắn hoặc dài hạn xảy ra đối với thai nhi đang phát triển.
2. Bà bầu bị sốt: nguyên nhân do đâu?
Tình trạng mẹ bầu bị sốt phần lớn phát sinh bởi nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc hô hấp. Tuy nhiên, một số vấn đề nhiễm trùng khác cũng có khả năng là “thủ phạm”, chẳng hạn như:
- Cảm cúm
- Viêm phổi, amidan, dạ dày, thận, ruột…
Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân gây sốt ở phụ nữ mang thai. Nếu thực sự như vậy, mẹ bầu thường sẽ biểu hiện các dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, chẳng hạn như:
- Tiêu chảy
- Nôn
- Đau bụng
Bà bầu bị sốt do ngộ độc thực phẩm là một tình huống cấp bách, vì tình trạng này có nguy cơ dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể do lượng nước hao hụt quá nhiều
- Co thắt và chuyển dạ sinh non
- Rối loạn điện giải
- Huyết áp không ổn định
Do đó, nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân gây sốt là ngộ độc thực phẩm, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ. Các chuyên gia sẽ có cách hạ sốt cho bà bầu an toàn, đồng thời ngăn chặn biến cố xuất hiện.
3. Mẹ bầu bị sốt có những biểu hiện gì?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên đề cập đến những dấu hiệu kèm theo thân nhiệt cao với bác sĩ, ví dụ như:
- Khó thở
- Đau lưng hoặc bụng
- Ớn lạnh
- Cơ cổ căng cứng
4. Thuốc hạ sốt dành cho bà bầu và 8 cách hạ sốt cho bà bầu đơn giản hiệu quả
Sốt là cơ chế phòng thủ của cơ thể nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Tuy nhiên, cơn sốt xảy ra trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.
Do đó, đối với trường hợp này, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên áp dụng tám phương pháp sau để nhanh chóng hạ sốt cho bà bầu, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc hạ sốt dành cho bà bầu.
4.1. Thảo luận với bác sĩ
Điều quan trọng khi hạ sốt cho bà bầu là bạn nên tham vấn với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách hạ sốt nào.
Điều này giúp các chuyên gia có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời, họ cũng sẽ dựa vào đó để xác định nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị triệt để, thay vì chỉ giải quyết triệu chứng.
Bà bầu bị sốt nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt khi:
- Những dấu hiệu bất thường phát sinh, ví dụ như:
- Phát ban
- Buồn nôn và nôn
- Co thắt cơ bụng
- Đau bụng
- Sốt cao liên tục kèm theo vỡ ối
- Cơn sốt kéo dài đến ba ngày hoặc hơn
- Nhiệt độ cơ thể tăng quá 38ºC
Mặt khác, cơn sốt kéo dài còn có nguy cơ gây sảy thai. Nếu những cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà không đem lại kết quả như mong muốn, bạn hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
4.2. Tắm hoặc lau người bằng nước ấm
Sử dụng nước ấm để tắm hoặc lau người cũng có khả năng hạ sốt cho bà bầu. Điều này có thể giải thích vì nước bốc hơi khỏi da cũng sẽ đem theo nhiệt độ ra ngoài. Từ đó, cơn sốt cũng sẽ thuyên giảm dần.
Một lưu ý nhỏ khi bạn áp dụng biện pháp hạ sốt cho bà bầu này là tuyệt đối không tắm hay lau người với nước lạnh.
Tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấy sẽ khiến thân nhiệt bạn tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, thoa cồn lên da trong trường hợp này cũng sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
4.3. Chườm khăn lên trán
Một cách hạ sốt cho bà bầu khác thường được các chuyên gia khuyến nghị là nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt thật khô rồi đặt lên trán. Nhiệt độ của khăn góp phần phân tán bớt nhiệt độ cơ thể.
4.4. Uống nhiều nước
Sốt cao có thể khiến phụ nữ mang thai mất nước. Do đó, bổ sung nước là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc hạ sốt cho bà bầu.
Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể mà còn hỗ trợ hạ nhiệt từ bên trong.
Ngoài uống nước lọc, bạn còn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những biện pháp như:
- Ăn các món dạng lỏng, chẳng hạn như canh, súp hay cháo. Chúng không chỉ cung cấp nước cho bạn mà còn mang đến không ít dinh dưỡng cần thiết.
- Dùng thức uống giàu vitamin C, ví dụ như nước cam hay chanh. Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp bạn mau chóng giải quyết vấn đề nhiễm trùng. Từ đó, cơn sốt sẽ nhanh biến mất.
- Đồ uống chứa chất điện giải cũng là một giải pháp lý tưởng để bổ sung lượng ion mất đi do thiếu nước.
4.5. Nghỉ ngơi nhiều
Hầu hết trường hợp, sốt phát sinh khi cơ thể đang phải chống lại tình trạng nhiễm trùng. Do đó, bạn nên hỗ trợ tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn có thể:
- Nằm trên giường và thả lỏng cả cơ thể cũng như tâm trí.
- Nếu chóng mặt, bạn nên nằm xuống và tránh đi lại. Điều này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ vấp ngã.
4.6. Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái
“Quấn” nhiều lớp quần áo trên người không phải là cách hạ sốt cho bà bầu an toàn. Nhiệt độ cơ thể không thể tản bớt qua lớp vải dày như vậy.
Nếu thân nhiệt vẫn tiếp tục duy trì như vậy hoặc thậm chí có dấu hiệu tăng thêm, mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sớm hơn dự định.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên chọn những bộ đồ khiến bản thân cảm thấy thoải mái. Một chiếc đầm bầu bằng vải cotton có thể là lựa chọn không tệ.
Mặt khác, nó còn giúp cơ thể lưu thông không khí thích hợp.
Trong một số tình huống, bạn cũng có thể đắp thêm một tấm chăn mỏng, nếu cảm thấy cần thiết.
4.7. Đừng quên uống vitamin cần thiết cho bà bầu
Bên cạnh khả năng duy trì sự cân bằng giữa vitamin và khoáng chất trong cơ thể, vitamin được bổ sung trong giai đoạn thai kỳ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu trong công cuộc đối phó với nhiễm trùng.
Các mầm bệnh sớm bị tiêu diệt, cơn sốt cũng sẽ mau chóng thuyên giảm.
Thêm vào đó, bạn cần lưu ý nên uống vitamin cần thiết cho mẹ bầu với nhiều nước và sau bữa ăn.
4.8. Uống thuốc hạ sốt dành cho bà bầu
Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt cho bà bầu, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ liệu chúng có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến mẹ và bé hay không. Một số thuốc hạ sốt dành cho bà bầu phổ biến có thể gồm:
- Paracetamol (Hapacol): theo các chuyên gia, paracetamol là thuốc hạ sốt cho bà bầu an toàn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng các thức uống chứa caffeine trong thời gian sử dụng thuốc.
- Ibuprofen và aspirin: khác với paracetamol, bác sĩ nghiêm cấm phụ nữ mang thai sử dụng ibuprofen (thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs) và aspirin để hạ sốt. Hai loại thuốc trên có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Nếu bạn không chắc chắn về những loại thuốc giảm đau hạ sốt cho bà bầu an toàn, hãy yêu cầu các bác sĩ tư vấn thêm.
Thêm vào đó, trong trường hợp paracetamol không đem đến hiệu quả như mong đợi, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để nhờ đến sự chăm sóc y tế.
Xem thêm: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn cho các mẹ bầu?
Thêm vào đó, khi không có chỉ định của bác sĩ, bạn cần tránh tự ý áp dụng liệu pháp vi lượng đồng căn để hạ bớt nhiệt độ cơ thể.
Một số loại thuốc tự nhiên của liệu pháp này có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ, ví dụ như:
- Liều lượng vitamin quá lớn
- Thảo dược Echinacea (cúc dại)
Có thể bạn quan tâm:
Tủ thuốc gia đình cần có gì?
Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả
Trẻ bị sốt nên làm gì?
Nguồn tham khảo:
Can a Fever During Pregnancy Harm My Baby? https://www.healthline.com/health/pregnancy/could-fever-harm-my-baby#1.
How to Reduce Fever During Pregnancy. https://www.wikihow.com/Reduce-Fever-During-Pregnancy.
Can running a fever while I’m pregnant harm my baby? https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/can-running-a-fever-while-im-pregnant-harm-my-baby_1246886.
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!