Ngoài việc được biết tới bởi rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Cao Bằng còn được du khách biết tới bởi rất nhiều món ăn đặc sản thơm ngon. Trong đó, bánh khảo Cao Bằng là món bánh rất nổi tiếng của vùng cao này. Món bánh này được rất nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon của nó mang đậm hương vị của vùng núi Cao Bằng.
Được làm từ những hạt gạo nếp thơm ngon, tròn mẩy nên bánh khảo có mùi thơm dịu nhẹ rất đặc trưng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của món bánh này bởi phần nhân bên trong được làm bằng đường phèn hoặc đường kính kèm với vừng, lạc và mỡ lợn. Do đó, khi thưởng thức miếng bánh khảo ở Cao Bằng này bạn sẽ cảm nhận được hương vị của nó rất đặc biệt.
Món bánh khảo này được gói thành hình chữ nhật theo từng phong một và bạn có thể để loại bánh này cả tháng trời mà không lo bị hỏng.
Đặc sản bánh khảo Cao Bằng mua ở đâu làm quà ngon nhất?
Với thứ bánh dân dã đặc sản của Cao Bằng như bánh khảo, bạn có thể tới khu chợ Xanh nằm thuộc trung tâm thành phố Cao Bằng để mua. Do đó, cứ tới khu chợ này là bạn sẽ không phải băn khoăn mua bánh khảo Cao Bằng ở đâu nữa?
Chợ Xanh có bán rất nhiều các loại bánh đặc sản của Cao Bằng. Trong đó, bánh khảo là loại bánh được bán phổ biến nhất.
Bánh khảo Cao Bằng giá bao nhiêu? Bạn có thể mua loại bánh đặc sản này với giá 10k/phong. Đảm bảo chỉ với 10k là bạn đã có ngay một phong bánh khảo thơm ngon để thưởng thức. Tại đây bạn có thể mua với số lượng nhiều để mang về làm quà cho bạn bè, người thân nhân chuyến đi du lịch Cao Bằng của mình.
Ngoài ra, tại khu chợ Xanh này còn có rất nhiều các loại đặc sản nổi tiếng khác như miến dong Cao Bằng để bạn chọn lựa và mua về làm quà.
Hiện nay loại bánh nổi tiếng này còn được phân phối và bán tại rất nhiều nơi trên cả nước. Do đó, bạn có thể mua bánh khảo Cao Bằng tại Hà Nội hay các tỉnh thành khác đều có.
2. Cách làm bánh khảo Cao Bằng
Để có thể cho ra đời những chiếc bánh khảo thơm ngon, người làm bánh phải rất kỳ công. Các công đoạn làm bánh khảo rất vất vả. Do đó, để làm được món bánh này, các cô gái người dân tộc Tày đã phải rất khéo léo và cẩn thận.
Món bánh truyền thống của người Tày này phải người cực kỳ khéo tay mới có thể làm được. Bởi chỉ cần sai sót ở một công đoạn nhỏ là có thể phải bỏ đi cả mẻ bánh khảo luôn. Như vậy đủ cho thấy món bánh này công phu đến thế nào?
Người làm bánh phải thật cẩn thận trong từng công đoạn. Thông thường loại bánh này sẽ được chuẩn bị nguyên liệu từ giữa tháng chạp. Người làm bánh sẽ phải lựa chọn loại gạo thơm ngon, đều hạt. Sau đó đãi sạch và ngâm gạo vào nước ấm. Tiếp theo sẽ tiến hành vớt gạo ra để cho khô nước sau đó mới rang lên.
Trong quá trình rang, khi gạo có mùi thơm phức tức là gạo rang đã chín và đạt yêu cầu. Chú ý gạo rang phải chín ở mức độ vừa phải không nên rang quá kỹ sẽ khiến gạo bị cháy và khi làm bánh khảo Cao Bằng sẽ có màu rất xấu và mùi sẽ rất khét.
Sau đó đến công đoạn xay gạo rang bằng cối. Phải xay đến khi gạo rang thật mịn mới đạt. Tiếp theo là giai đoạn ủ bột. Bạn sẽ có 2 cách ủ bột đó là hạ thổ hoặc ủ với cây mía. Cả hai cách này đều giúp bột hút được độ ẩm cần thiết. Việc ủ bột sẽ diễn ra trong vòng vài ngày và khi bột ỉu là có thể lấy ra và tiến hành làm bánh.
Món bánh khảo này làm có thành công hay không còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Bởi ngoài việc phụ thuộc vào sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh thì thời tiết cũng là yếu tố quyết định đến việc có làm thành công mẻ bánh khảo đặc sản Cao Bằng này hay không?
Bởi nếu thời tiết quá ấm thì bánh sẽ không đạt được độ dính cao nên khi ăn bánh sẽ cảm thấy không được ngon. Ngược lại nếu thời tiết quá lạnh thì bột làm bánh cũng quá ẩm nên cũng rất khó thực hiện việc làm bánh.
Cách để xác định độ kết dính của bột làm bánh đã đạt chưa, bạn có thể dựa theo cách này đó là sau khi nhào bột cùng với đường, bạn có thể nắm một chút bột đã trộn đường và đập vào thành chậu. Nếu bột vẫn dính vào thành chậu mà không bị rã ra thì coi như đạt. Tiếp đến là công đoạn đổ vào khuôn để làm bánh.
Nếu bột vẫn bị rã chưa đạt để làm bánh thì bạn cần phải dùng chày chà đi chà lại cho đến khi hỗn hợp bột và đường kết dính được như mong muốn.
Công đoạn cuối cùng sẽ là đóng bánh. Sau khi đổ bột vào khuôn hình chữ nhật được làm bằng 4 tấm gỗ phẳng ghép lại. Tiếp theo, bạn sẽ rải đều lên khuôn bánh một lớp bánh đến một lớp nhân gồm thịt, lạc, vừng và cuối cùng là 1 lớp bột nữa lên cùng.
Sau đó, sẽ ép bánh lại bằng một mặt phẳng. Công đoạn ép chặt này cần phải làm thật cẩn thận bởi nếu không ép đúng cách bánh sẽ bị rã và không đẹp mắt. Chỉ những người làm món bánh khảo Cao Bằng lâu năm mới có kinh nghiệm ép bánh sao cho không chặt quá cũng không lỏng quá.
Sau khi đã hoàn tất các công đoan, người làm bánh sẽ dùng dao để cắt thành các miếng bánh nhỏ. Sau đó gọi lại và cho vào từng phong bánh.
Vào những dịp đặc biệt như lễ tết, người Tày thường làm loại bánh này để dâng lên tổ tiên. Loại bánh này sẽ thể hiện cho tấm lòng của con cháu khi nhớ về cội nguồn của mình.
Món bánh khảo Cao Bằng có đặc điểm là ăn rất ngon ngọt và không bị thiu bị mốc nên khi mua về bảo quản được rất lâu. Do đó, khi tới Cao Bằng tham quan, du lịch, bạn nhớ phải mua vài phong bánh khảo để thưởng thức nhé!
Xem thêm: Cao Bằng ở đâu? Từ A-Z kinh nghiệm phượt du lịch Cao Bằng Bắc Cạn 2019
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!