Xét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều thiết yếu, giúp chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các chủng cúm hiện nay ở người
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp có hệ số lây nhiễm cao với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm rất dễ lây lan từ người sang người và có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát nhỏ lẻ.
Tỷ lệ virus cúm tấn công 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, những đối tượng yếu thế như: trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền,… là đối tượng dễ bị bệnh nặng hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê, các vụ dịch cúm khiến 3-5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000 – 500.000 người chết hàng năm do bệnh cúm trên thế giới.
Virus cúm (Influenza virus) gồm 3 tuýp A, B và C. Virus cúm A được chia thành nhiều tuýp như: A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9,…. Về hình thái học virus cúm A, B, C tương tự nhau. Các vụ dịch cúm A được ghi nhận hàng năm, tuy nhiên mức độ lan rộng và độ nguy hiểm của chúng thay đổi. Virus cúm B gây những đợt bùng phát nói chung ít lan rộng và nhẹ hơn so với cúm A. Những đợt dịch cúm B thường xuất hiện ở những nơi đông người như trường học, đơn vị quân đội, nhà trẻ…
NỘI DUNG CÚM A CÚM B CÚM C Mức độ nguy hiểm
- Gây nhiều triệu chứng, dễ tiến triển nặng ở đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai,…
- Lây từ người sang người và từ động vật sang người.
- Mức độ nguy hiểm phổ biến, có khả năng lây lan thành đại dịch.
- Chỉ lây từ người sang người.
- Mức độ nguy hiểm thấp nhất
- Ít lây lan, hiếm khi lây thành dịch.
Triệu chứng
- Sốt cao kéo dài
- Đau nhức đầu và cơ thể, mệt mỏi kéo dài.
- Cổ họng sưng đau, ho.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Có thể đau bụng và buồn nôn.
- Triệu chứng giống với cảm thông thường như: nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu, đau cơ, sốt nhẹ.
- Với những người có sức đề kháng kém, các triệu chứng có thể trở nặng nếu không được phát hiện kịp thời.
- Triệu chứng cúm nhẹ, ít gây ra khó chịu và không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.
Thời gian khỏi bệnh Từ 1 – 2 tuần Từ 1 – 2 tuần Từ 3 – 4 ngày Điều trị Điều trị theo từng triệu chứng. Tuy nhiên, cần theo dõi các triệu chứng bất thường để nhập viện nếu cần. Điều trị theo triệu chứng bệnh, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể tự khỏi, chỉ cần ăn uống đầy đủ và tăng đề kháng.
Khi nào nên làm xét nghiệm cúm A, B?
Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng cúm A dễ bị nhầm lẫn so với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cúm có thể ủ bệnh trong 2-7 ngày, nếu người bệnh chủ quan và không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, xét nghiệm cúm A khi có các triệu chứng là việc cần thiết trong thời điểm dịch đang bùng phát mạnh. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp các bác sĩ có hướng điều trị đúng cách, kịp thời, giúp bệnh được ngăn chặn đúng lúc, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi có các dấu hiệu bệnh lý của cúm kèm theo các yếu tố sau đây, người nghi ngờ mắc bệnh nên thực hiện các xét nghiệm cúm A, B gồm có:
- Người có dấu hiệu nhiễm virus cúm A trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát.
- Người từng tiếp xúc với bệnh nhân cúm A và có triệu chứng ban đầu như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi cơ thể,…
- Người có dịch tễ đi từ vùng dịch cúm trở về.
Quy trình xét nghiệm cúm A như thế nào?
Phương pháp điều trị cúm A sẽ khác với cúm thông thường. Vì vậy, cần phải chẩn đoán chính xác loại cúm để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất dựa trên xét nghiệm phân tử nhanh để phát hiện chính xác RNA của virus cúm. Quy trình xét nghiệm cúm A với phương pháp phân tử nhanh cho kết quả trong vòng 30 phút hoặc nhanh hơn. Ngoài xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc thực hiện những xét nghiệm cúm khác như nuôi cấy virus, xét nghiệm nhanh kháng nguyên, chẩn đoán huyết thanh học… để chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy từng loại xét nghiệm mà sẽ có cách thức và quy trình thực hiện khác nhau. (1)
Các phương pháp xét nghiệm cúm A bằng cách nào?
Đảm bảo xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngoài ra, còn có các xét nghiệm cúm có sẵn để phát hiện virus cúm trong các bệnh phẩm hô hấp. Dưới đây là các phương pháp test cúm A được sử dụng phổ biến:
1. Xét nghiệm Real time RT-PCR
Xét nghiệm Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định virus cúm (A/H1N1) có độ đặc hiệu cao (95%), độ nhạy cao nhất (99%) và đặc trưng nhất để phát hiện và phân biệt nhanh giữa các loại virus cúm. Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (bệnh phẩm được lấy càng sớm càng tốt).
Trong chẩn đoán bệnh cúm nói chung và cúm do virus cúm A nói riêng, xét nghiệm RT-PCR vẫn là xét nghiệm tiêu chuẩn cho kết quả chính xác. Nhất là các trường hợp bệnh phức tạp hoặc hệ miễn dịch cơ thể người bệnh đang suy yếu, cần sớm thực hiện xét nghiệm này để phân biệt chủng cúm gây bệnh.
2. Test nhanh kháng nguyên (RIDTs)
Đây là xét nghiệm cúm A cho kết quả trong khoảng 10-15 phút, chi phí thấp nhưng không chính xác. Hiệu suất của test nhanh phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Vì có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên cần kết hợp với phương pháp khác khi kết quả âm tính để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Kết quả âm tính: Tại vị trí hiện kết quả chỉ xuất hiện 1 vạch màu đỏ tại kí hiệu “C” cho biết kết quả âm tính, tức là trong mẫu thử không xuất hiện kháng nguyên virus.
- Kết quả dương tính: Tại vị trí hiện kết quả xuất hiện 2 vạch màu đỏ tại cả kí hiệu “C” và “T” không phân biệt vạch nào xuất hiện trước cho thấy kết quả dương tính, tức là trong mẫu thử có kháng nguyên virus.
- Kết quả không có giá trị: Nếu vạch màu đỏ không xuất hiện hoặc xuất hiện 1 vạch nhưng tại vị trí ký hiệu “T” thì kết quả được xem là không có giá trị. Trường hợp này có thể do quy trình thực hiện xét nghiệm không đúng hoặc test thử bị hỏng.
3. Miễn dịch huỳnh quang
Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn, nhưng cho kết quả trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu bệnh phẩm thu thập được.
4. Phân lập virus
Phương pháp này có độ đặc hiệu cao > 95%, có khả năng mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy và sự trôi dạt của kháng nguyên.
Đây không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng rất hữu ích trong thời gian hoạt động của cúm. Phương pháp xét nghiệm này nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập của người bệnh trong vòng 5 ngày sau khi có dấu hiệu, đặc biệt là những người có yếu tố dịch tễ với cúm A.
5. Xét nghiệm huyết thanh học
Đây là loại xét nghiệm thường không được khuyến cáo để phát hiện virus cúm ở người bệnh, phục vụ cho việc kiểm soát bệnh cấp tính. Kết quả của xét nghiệm huyết thanh chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho các mục đích nghiên cứu.
Khi nào nên test cúm A?
Người bệnh nhiễm cúm A có những triệu chứng tương tự với cúm nói chung và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn:
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C, đau đầu.
- Đau nhức các cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho.
- Viêm kết mạc mắt (tình trạng mắt tiết mủ nhiều, mủ có thể có màu trắng, vàng, xanh lá, dịch mắt đặc gây mắt dính và mở khó).
Ngoài ra, người mắc cúm A còn có thể bị đau tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng, tiến triển suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu,… người bệnh cần nhanh chóng thực hiện test cúm A để có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm cúm A
Việc xét nghiệm cúm A để chẩn đoán bệnh có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp, lựa chọn thuốc điều trị hỗ trợ cũng như liệu pháp kháng virus phù hợp với chủng cúm gây bệnh. Không chỉ vậy, nhờ việc chẩn đoán kịp thời người bệnh sẽ được cách ly và điều trị, do đó hạn chế được nguy cơ biến chứng và giảm thiểu khả năng lây lan ra cộng đồng tạo thành dịch.
Tuy nhiên, để có kết quả xét nghiệm cúm A nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả, đặc biệt ở đối tượng có nguy cơ cao, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện xét nghiệm cũng như thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.
Một số câu hỏi thường gặp khi test cúm A, B
1. Xét nghiệm cúm A có phải nhịn ăn không?
KHÔNG! Xét nghiệm cúm A không cần phải nhịn ăn. Hiện nay có không ít xét nghiệm nhận diện bệnh yêu cầu người xét nghiệm phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ đồng hồ, tuy nhiên việc nhịn ăn chỉ phù hợp với các xét nghiệm chỉ số chuyển hóa như đường, mỡ máu,… không bị tăng cao đột ngột dẫn đến kết quả xét nghiệm sai bệnh hoặc thiếu bệnh.
Với xét nghiệm bệnh cúm A, người xét nghiệm không cần nhịn ăn vì sẽ không làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Nếu cẩn trọng hơn, người thực hiện có thể liên hệ với nhân viên y tế phụ trách xét nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ.
2. Test cúm A bao lâu có kết quả?
Test cúm A bao lâu có kết quả? Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào loại xét nghiệm cúm A mà thời gian có kết quả cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp xét nghiệm RT-PCR: Cho kết quả sau khoảng 4-6 giờ thực hiện.
- Phương pháp xét nghiệm nhanh RIDs: Cho kết quả nhanh nhất với khoảng 10-15 phút sau thực hiện.
- Đối với các phương pháp test cúm A còn lại: Thời gian cho kết quả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, chất lượng mẫu bệnh phẩm,…
Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, dễ lây lan cộng đồng nên việc xét nghiệm cúm A khi có triệu chứng là cách tốt nhất để giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ các chủng virus cúm diễn biến bất thường như hiện nay.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!