Bị chàm môi sau xăm môi là vấn đề gây phiền toái cho rất nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể diễn biến dai dẳng, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy làm sao để đẩy lùi chàm môi sau khi phun, xăm một cách hiệu quả, an toàn? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết nhé!
Vì sao bị chàm môi sau xăm môi?
Chàm môi là bệnh lý có bản chất là một dạng viêm da, khiến vùng môi hoặc xung quanh miệng bị tổn thương, gây đau rát, khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn nhưng phổ biến nhất khoảng 13 – 15 tuổi trở lên. Thông thường, bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ và nhìn thấy rõ biểu hiện, nhất là khi thời tiết giao mùa. Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh chàm môi với hiện tượng da môi nứt nẻ vào mùa đông.
Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng chàm môi ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ, giao tiếp hàng ngày, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp bị chàm môi sau xăm môi thường do một vài nguyên nhân như: Dụng cụ phun xăm không đảm bảo an toàn, đã nhiễm khuẩn; Thực hiện xăm với kỹ thuật lạc hậu, khiến tế bào da môi bị tổn thương nặng; Dùng mực phun xăm kém chất lượng, khiến da môi bị khô, bong tróc, nổi mụn nước,…
Ngoài ra, nếu bạn không chăm sóc da môi đúng cách sau khi xăm thì có thể làm môi bị tổn thương thêm hoặc nhiễm khuẩn.
Giải pháp cải thiện chàm môi sau xăm môi
Chàm môi sau xăm môi loại bệnh lý trên da dễ tái phát và khó điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các cách chữa từ thảo dược hoặc thuốc tây y dưới đây:
Mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa hay các loại dầu thực vật khác chứa rất nhiều vitamin E giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, làm da môi mềm mượt hơn, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ, chảy máu. Đây là nguyên liệu thiên nhiên được chứng minh là có nhiều tác dụng đối với bệnh chàm môi nhờ khả năng chăm sóc, phục hồi và tái tạo da. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng chứa các acid và enzyme đem lại hiệu quả chống viêm, diệt khuẩn.
Nên thực hiện môi dầu dừa 2 – 3 lần/ngày để môi được mềm dịu, không khô, đau.
* Cách tiến hành:
– Vệ sinh sạch vùng môi và xung quanh.
– Lấy tăm bông thấm dầu dừa và thoa đều lên môi.
– Giữ nguyên để dầu dừa khô tự nhiên.
– Sau khoảng 1 – 2 tiếng thì lau lại môi với nước ấm.
Cách trị chàm môi bằng mật ong
Mật ong không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết, làm mềm dịu môi mà còn có công dụng sát khuẩn, khiến tình trạng đau rát giảm nhanh chóng. Hãy sử dụng mật ong thường xuyên 3 – 4 lần/tuần, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện.
* Cách tiến hành:
– Lau sạch môi, viền môi và vùng da xung quanh miệng.
– Thoa đều một lớp mỏng mật ong lên môi.
– Ủ trong khoảng 35 – 45 phút rồi vệ sinh sạch lại bằng nước ấm.
Sử dụng thuốc bôi trị chàm môi
Trước khi sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh chàm môi, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được kê loại thuốc phù hợp với tình trạng da và cơ địa, tránh dùng các loại thuốc hoặc kem bôi có tính bào mòn da mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi.
Chú ý, hãy bôi thuốc với liều lượng và thời gian theo chỉ định, không liếm hoặc chạm và vùng môi đang bôi thuốc để hiệu quả chữa trị được tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!