1. Bệnh đường tiêu hóa là gì? Những nguyên nhân chính gây bệnh
1.1. Sơ lược về đường tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa (Digestive system) bao gồm các thành phần: Đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Chức năng của hệ thống này là giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
Đường tiêu hóa (Gastrointestinal tract – GI) là một phần của hệ thống tiêu hóa. Cấu tạo của đường tiêu hóa gồm một loạt các cơ quan rỗng tham gia vào một ống xoắn dài từ miệng đến hậu môn, cụ thể:
- Miệng.
- Thực quản.
- Dạ dày.
- Ruột non.
- Ruột già (đại tràng và trực tràng).
- Hậu môn.
1.2. Bệnh đường tiêu hóa là gì?
Bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Các bệnh còn lại là mãn tính, cần điều trị bởi bác sĩ chuyên môn trong thời gian dài.
1.3. Những nguyên nhân chính gây bệnh về đường tiêu hóa
- Ăn uống không đều độ.
- Hay bị căng thẳng, stress.
- Lớn tuổi.
- Ô nhiễm ở môi trường sống.
- Sức đề kháng kém.
- Lối sống thiếu khoa học (ít tập luyện thể thao, ngủ trễ, không nghỉ ngơi hợp lý,…)
2. Danh sách bệnh đường tiêu hóa thường gặp
2.1. Táo bón
Mô tả: Bị táo bón có nghĩa là đi tiêu khó khăn hoặc đi tiêu ít thường xuyên hơn bình thường. Số lần đi tiêu của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu hơn 1 tuần mà vẫn chưa đi tiêu thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón.
Triệu chứng
- Có nhiều cơn quặn (trường hợp nghiêm trọng có thể đau) trong bụng.
- Căng thẳng khi đi tiêu.
- Chất thải cứng hoặc nhỏ.
- Chất thải đi ra khó khăn.
- Cảm giác đầy bụng.
Nguyên nhân
- Thay đổi trong thực phẩm hoặc hoạt động.
- Không đủ nước hoặc chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Ăn nhiều sản phẩm từ sữa.
- Lười hoạt động.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
- Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau mạnh như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc viên sắt).
- Thuốc kháng axit có canxi hoặc aluminum.
- Rối loạn ăn uống.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Mang thai.
- Vấn đề với các dây thần kinh và cơ bắp trong hệ thống tiêu hóa.
- Ung thư ruột kết.
- Bị bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng.
- Suy giáp.
Cách khắc phục
- Uống thêm 2 đến 4 ly nước mỗi ngày, trừ khi bác sĩ chỉ định giới hạn nạp chất lỏng vì một lý do khác.
- Hãy thử dùng các loại nước uống ấm, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Ăn nhiều rau củ và trái cây.
- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột của cũng sẽ hoạt động tích cực hơn.
Cần đến bác sĩ khi
- Đã thử những cách khắc phục tại nhà nhưng không có hiệu quả.
- Có máu trong chất thải.
- Giảm cân không chủ đích.
- Bị đau dữ dội khi đi tiêu.
- Táo bón đã kéo dài hơn 2 tuần.
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Mô tả: Là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới (LES), vòng cơ giữa thực quản và dạ dày.
Triệu chứng
- Cơn ợ nóng bắt đầu từ phía sau xương ức và di chuyển lên đến cổ và cổ họng. Có thể kéo dài 2 tiếng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Buồn nôn.
- Đau ở ngực hoặc phần trên bụng.
- Khó nuốt.
- Xuất hiện các vấn đề về đường hô hấp như ho, khó thở, thở gấp,…
Nguyên nhân
- Béo phì hoặc mang thai
- Tác dụng phụ một số loại thuốc điều trị hen, huyết áp, dị ứng,…
- Hút thuốc bị động và chủ động.
Cách khắc phục
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Nâng cao gối lên cao hoặc ngủ trên nệm được thiết kế đặc biệt làm giảm chứng ợ nóng.
Cần đến bác sĩ khi
- Nôn nhiều.
- Thường xuyên bị tức ngực hoặc nôn mửa.
- Chất nôn mửa màu xanh lá cây hoặc màu vàng hoặc có máu.
- Khó thở sau khi ói mửa.
- Bị đau ở miệng hoặc cổ họng khi ăn.
- Gặp khó khăn khi nuốt.
2.3. Nhiễm trùng đường ruột
Mô tả: Đường ruột bị vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công.
Triệu chứng
- Nhiễm siêu vi đường hô hấp.
- Chán ăn.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Co thắt ở bụng. Mỗi cơn co thắt sẽ thường kéo dài 3 – 4 phút một lần.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Tiêu chảy.
- Trầm cảm.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Nghiến răng.
- Nhức đầu.
- Da có dấu hiệu bị bỏng.
Nguyên nhân: Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc vệ sinh kém.
Cách khắc phục
- Uống nhiều nước.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cần đến bác sĩ khi: Xuất hiện các triệu chứng trên ở mức độ nghiêm trọng.
2.4. Bệnh viêm ruột thừa
Mô tả: Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa, xảy ra khi ruột thừa bị tắt nghẽn.
Triệu chứng
- Đau bụng: Lúc đầu là đau âm ỉ ở gần rốn hoặc vùng bụng trên. Về sau cơn đau xuất hiện phổ biến ở khu vực vùng bụng trên/ dưới, lưng hoặc trực tràng.
- Ăn mất ngon.
- Buồn nôn.
- Bụng có dấu hiệu sưng.
- Sốt cao.
- Đi tiểu đau và khó đi tiểu.
- Chuột rút nặng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Nguyên nhân: Tắc nghẽn do
- Chất thải.
- Tế bào ung thư.
- Nhiễm trùng ruột thừa.
Cần đến bác sĩ khi: Bạn cần đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
2.5. Viêm loét đại tràng
Mô tả: Thuộc loại bệnh viêm ruột, gây kích ứng và viêm đến ruột già hoặc đại tràng. Về sau, bên trong ruột già hoặc đại tràng của bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết loét.
Triệu chứng
Triệu chứng chính: Tiêu chảy ra máu hoặc mủ. Các triệu chứng kèm theo:
- Đau bụng dữ dội.
- Không cảm thấy đói.
- Cân nặng giảm.
- Sốt.
- Suy nhược cơ thể.
- Mất nước.
- Đau khớp hoặc đau nhức toàn thân.
- Đau mắt nhìn ánh sáng.
- Thiếu máu.
- Loét da.
- Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiêu.
Nguyên nhân: Rối loạn chức năng của hệ miễn dịch: Khi chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa. Từ đó tạo ra các vết loét ở ruột già hoặc đại tràng.
Cần đến bác sĩ khi: Bạn cần đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
2.6. Bệnh Crohn
Mô tả: Bệnh Crohn gây viêm trong một phần hệ thống tiêu hóa, thường là ở ruột non và ruột kết.
Triệu chứng
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đau bụng.
- Giảm cân.
- Chảy máu từ trực tràng của bạn.
- Suy nhược cơ thể.
- Buồn nôn.
- Sốt.
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiêu.
Nguyên nhân: Tương tự như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn cũng có nguyên nhân do rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, khiến các vết loét xuất hiện ở ruột non và ruột kết.
Cần đến bác sĩ khi: Bạn cần đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
2.7. Hội chứng ruột kích thích
Mô tả: Một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già.
Triệu chứng
- Tiêu chảy dữ dội hoặc táo bón.
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
- Đau bụng, thường ở nửa dưới bụng.
- Cảm giác bụng chứa rất nhiều khí hoặc đầy hơi.
- Chất thải cứng hơn hoặc lỏng hơn bình thường.
- Bụng phình to.
Nguyên nhân
- Thực phẩm: Đối với vài người, một số loại thực phẩm có thể gây ra hội chứng ruột kích thích với họ, một số thực phẩm khác lại không.
- Căng thẳng.
- Thay đổi hormone, thường là do chu kỳ kinh nguyệt.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ví dụ khuẩn salmonella.
- Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.
- Di truyền: Trên thực tế, những người có tiền sử gia đình có người từng bị hội chứng ruột kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Cách khắc phục
- Dừng ăn những thực phẩm khiến hệ tiêu hóa của bạn khó chịu.
- Thư giãn, tránh để bị căng thẳng.
- Ăn chín, uống sôi.
Cần đến bác sĩ khi: Những người đang có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mình mắc hội chứng ruột kích thích nên chủ động gặp bác sĩ để tìm ra phương án điều trị tốt nhất.
2.8. Bệnh viêm loét dạ dày
Mô tả: Bệnh viêm loét dạ dày tạo ra vết loét gây đau ở niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu ruột (tá tràng).
Triệu chứng
- Chán ăn.
- Buồn nôn.
- Chải thải có máu hoặc màu tối.
- Giảm cân không chủ đích.
- Khó tiêu.
- Tức ngực.
Nguyên nhân
- Vi khuẩn H.PYLORI (Helicobacter pylori): Một số người bị nhiễm H.PYLORI không bị loét. Tuy nhiên ở những người khác, vi khuẩn này có thể làm tăng lượng axit, phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ và kích thích đường tiêu hóa.
- Một số thuốc giảm đau: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) ngăn chặn cơ thể tạo ra hóa chất giúp bảo vệ thành trong của dạ dày và ruột non khỏi axit dạ dày. Từ đó khiến dạ dày và ruột non bị loét dần bởi axit.
- Những người hút thuốc lá và uống rượu cũng có khả năng bị loét cao hơn.
Cần đến bác sĩ khi: Bạn cần đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
3. Lợi ích khi khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa
Phát hiện sớm nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa nguy hiểm
Rất nhiều bệnh tiêu hóa là tiền thân hoặc có mối liên hệ với các bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hậu môn,… Trong năm 2000, Hội Ung thư Việt Nam đã thống kê được 69000 ca mắc bệnh. Con số này đã tăng lên thêm 57000 ca vào năm 2010. Chưa dừng lại ở đó, dự kiến đến năm 2020, cả nước ta sẽ có tổng cộng khoảng 200.000 ca mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Mặc dù có tỷ lệ tử vong cao nhưng các bệnh ung thư đường tiêu hóa vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa sẽ giúp người thực hiện cập nhật tình trạng đường tiêu hóa hiện tại của mình. Điều này sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, từ đó giúp bác sĩ lên bác sĩ lên phát đồ điều trị nhanh chóng và chính xác.
Chấm dứt tình trạng khó chịu do các bệnh gây nên
Đường tiêu hóa và hệ tiêu hóa đều đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống. Khi đường tiêu hóa gặp vấn đề, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người lớn tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao và chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh nhất. Với những người lớn tuổi, các bệnh đường tiêu hóa càng làm trầm trọng hơn các bệnh lý mãn tính vốn có khác. Đồng thời, cơ thể suy nhược do hấp thụ kém các chất dinh dưỡng nên người lớn tuổi cũng sẽ cáu gắt hơn bình thường.
Được tư vấn về chế độ sống lành mạnh hơn
Rất nhiều người hiện nay có lối sống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều chất béo có hại, lười vận động,… Những thói quen này có thể dần dần làm tổn hại các cơ quan trong hệ tiêu hóa mà bệnh nhân không hề hay biết, Khi khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên thiết thực giúp người thực hiện phòng tránh hoặc kiểm soát được bệnh tốt hơn.
4. Các hạng mục cần thực hiện khi khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa
Hạng mục
Phương thức thực hiện
Lợi ích
Khám lâm sàng
– Quan sát màu da, môi, mắt,… của người thực hiện.
– Tình trạng, kích thước và âm thanh phần bụng.
– Thăm hỏi sinh hoạt gần đây của người thực hiện:
- Số lần đi tiêu.
- Màu sắc chất thải.
- Có xuất hiện các cơn đau bất thường không.
- …
Đánh giá lâm sàng tình trạng đường tiêu hóa hiện tại của người thực hiện.
X – quang tim phổi
– Người thực hiện sẽ đứng trước thiết bị X – quang tim phổi.
– Người thực hiện không mang theo kim loại bên mình để tránh bị nhầm lẫn hình ảnh.
Phát hiện các bệnh đường tiêu hóa có mối liên hệ đến tim hoặc hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét dạ dày,…
Siêu âm bụng tổng quát
– Một chất gel trong suốt sẽ được bôi lên vùng bụng.
– Bác sĩ siêu âm sẽ ấn đầu dò vào vùng bụng đã được bôi gel.
– Quét đầu dò theo hướng phía sau và ra trước.
Biết được tình trạng các cơ quan trong bụng thông qua hình ảnh.
Tổng phân tích máu (công thức máu toàn phần)
Bác sĩ sẽ lấy một ít máu từ tĩnh mạch (thường là khuỷu tay) để làm mẫu xét nghiệm.
Giúp kiểm tra số lượng các loại tế bào của máu. Chỉ số bình thường của các tế bào là:
– Bạch cầu: 4,3 – 10.8 ngàn tế bào/ mm3.
– Hồng cầu: 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3.
– Tiểu cầu: 150 – 400 ngàn tế bào /cm3.
Xét nghiệm chức năng gan (AST, ALT, BILLIRUBIN toàn phần, BILLIRUBIN trực tiếp, ALBUMIN, INR, GGT)
Xem xét các chỉ số men gan. Mức bình thường của các chỉ số bao gồm:
– AST: 20 – 40 UI/L.
– ALT: 20 – 40 UI/L.
– BILLIRUBIN:
- Toàn phần: 0 – 0.3/ mg/dl.
- Trực tiếp: 0.3 – 1.9 mg/dl.
– ALBUMIN:
- Từ 0 – 4 tháng tuổi: 2,0 – 4,5 g/dL.
- Từ 4 tháng – 16 tuổi: 3,2 – 5,2 g/dL.
- Trên 16 tuổi: 3,5 – 4,8 g/dL.
– INR: 0,9 – 1,3.
– GGT:
- Nam: 11-50 UI/L.
- Nữ: 07-32 UI/L.
Xét nghiệm chức năng thận (UREA, CREATININE)
Đánh giá khả năng lọc của thận thông qua 2 chỉ số UREA và CREATININE. Nồng độ bình thường của các chỉ số:
– UREA: 3,6 – 6,6 mmol/l.
– CREATININE: 55 – 110 mol/l.
Xét nghiệm đường huyết (GLUCOSE máu đói)
– Đánh giá khả năng dung nạp GLUCOSE của cơ thế.
– Nồng độ GLUCOSE bình thường: 4 – 5.9 mmol/l.
Xét nghiệm viêm gan B kháng nguyên, kháng thể (HBSAG, ANTI HBS, ANTI HBC)
Ý nghĩa của các chỉ số khi xét nghiệm viêm gan B:
– HBSAG: Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B.
- HBSAG > 1.0S/S0 = HBSAG (+): Khả năng mắc viêm gan B cao.
- HBSAG <1.0/S0 = HBSAG (-): Khả năng mắc viêm gan B thấp.
– ANTI HBS: Kháng thể chống lại kháng nguyên HBSAG.
- 0 – 10IU/ml: Khả năng chống lại virus viêm gan B rất thấp => Cần tiêm phòng vaccine.
- 0 – 100IU/ml: Khả năng chống lại virus viêm gan B trung bình => Có thể cần phải tiêm lại 1 mũi vaccine để nhắc lại.
- Lớn hơn 100-1000IU/ml: Khả năng chống lại virus viêm gan B cao => Không cần phải tiêm lại 1 mũi vaccine để nhắc lại.
– ANTI HBC: Kháng thể chống lại kháng nguyên HBCAg của virus tồn tại bên trong tế bào gan.
- Anti HBc Ig M (+): Nhiễm cấp viêm gan B.
- Anti HBc Ig M (+), IgG (+): Nhiễm HBV mãn tính.
- Anti HBc Ig G(+), Anti HBs (+) : đã lành hay đã miễn nhiễm viêm gan B.
- Anti HBc Ig G (+), HBs Ag(+) : nhiễm HBV mãn tính.
Xét nghiệm viêm gan A
Là loại xét nghiệm được dùng để tìm kiếm 2 loại kháng thể:
– IgM anti-HAV: Đang nhiễm virus viêm gan A hoặc nhiễm trong thời gian gần đây.
– IgG anti-HAV: Đã từng nhiễm virus viêm gan A trong thời gian gần đây hay là đã từ lâu. Hiện tại không bị nhiễm.
Xét nghiệm viêm gan C
Là loại xét nghiệm được dùng để tìm kiếm:
– HCV: Kháng nguyên (virus) của viêm gan virus C.
- HCV (+): Đã nhiễm virus viêm gan C
- HCV (-): Không bị nhiễm virus viêm gan C.
– Anti HCV: Kháng thể (miễn dịch) của viêm gan C.
- Anti HCV (+): Đã từng tiếp xúc với virus viêm gan C nhưng cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại (ví dụ: tiêm vacxin).
- Anti HCV (-) âm tính: Chưa từng bị nhiễm virus.
Xét nghiệm H.PYLORI
Người thực hiện sẽ áp dụng một trong 4 loại xét nghiệm sau:
– Nội soi dạ dày.
– Kiểm tra thở tìm vi khuẩn.
– Xét nghiệm phân.
– Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn.
– Tùy theo kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm trên mà bác sĩ sẽ chỉ định người thực hiện áp dụng loại xét nghiệm cụ thể.
– Các xét nghiệm giúp phát hiện vi khuẩn xét nghiệm H.PYLORI có đang tồn tại trong đường tiêu hóa không.
Tổng phân tích nước tiểu
– Lấy nước tiểu giữa dòng: Người thực hiện tự lấy mẫu vào ống nghiệm.
– Lấy nước tiểu qua sonde niệu đạo: Kỹ thuật viên sẽ dùng một sonde nhỏ đặt vào bàng quang. Sau đó lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm vi trùng.
– Lấy nước tiểu qua chọc hút bàng quang: Một ống xilanh sẽ được kỹ thuật viên sử dụng để chọc hút bàng quang.
– Phân tích nước tiểu giúp phát hiện nhiều vấn đề như bệnh tiểu đường, có đang sử dụng chất kích thích hoặc có thai hay không.
– Với đường tiêu hóa, tổng phân tích nước tiểu giúp phát hiện các bệnh lý ở 2 bộ phận là gan và thận.
Lưu ý: Các xét nghiệm trong các hạng mục có thể linh hoạt thay đổi theo từng người thực hiện cụ thể.
5. Nên khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa ở đâu tại TP. HCM
CarePlus là thành viên của Singapore Medical Group (SMG). Tại Việt Nam, hệ thống phòng khám quốc tế này đang được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt, CarePlus còn mang đến cho khách hàng đa dạng các gói khám và sự tiện lợi trong thanh toán.
Để xem chi tiết gói dịch khám sáng sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được và chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Thông qua việc khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, người thực hiện sẽ cập nhật chính xác tình trạng đường tiêu hóa của bản thân, từ đó điều chỉnh lối sống lành mạnh và khoa học hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!