Việc làm Quan hệ đối ngoại
1. Đem thắc mắc “dĩ hòa vi quý là gì” đến với câu trả lời
1.1. Dĩ hòa vi quý là gì?
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hay trong những lời dạy bảo của cha mẹ dành cho con trước khi chúng ra đời va vấp với cuộc sống mới, tiếp xúc với người xa lạ, đối mặt với nhiều cám dỗ, một câu nói mà họ không bao giờ quên khuyên bảo con chính là phải sống “dĩ hòa vi quý” – một câu thành ngữ mượn tiếng Hán mang nhiều ý nghĩa của một lối sống đẹp.
Trong “Dĩ hòa vi quý” dĩ có nghĩa là lấy; hòa mang nghĩa hòa hợp, hài hòa hòa nhã; vi nghĩa là làm và quý có thể hiểu là thứ quý giá được coi trọng. Như vậy có thể hiểu “dĩ hòa vi quý” tức là coi thứ quý giá nhất trong giao tiếp là hòa nhã, hòa thuận, sử dụng nó trong cách đối nhân xử thế hàng ngày giữa con người với nhau.
Cuộc sống có nhiều các mối quan hệ xã hội nảy sinh nhiều cuộc nói chuyện mà đôi khi không tránh khỏi những bất đồng, những ý kiến quan điểm trái chiều dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã thậm chí là xung đột. Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, ai cũng cho là mình đúng, câu chuyện chỉ được nhìn từ một phía và phần còn lại để người kia nhìn nốt. Đó chính là lý do vì sao mà xung đột không bao giờ thôi tồn tại. Những lúc như vậy, muốn mọi chuyện được kết thúc trong êm đẹp cả hai cần giữ bình tĩnh, nhường nhịn, biết lắng nghe ý kiến, quan điểm và chia sẻ với nhau để thấu hiểu nhau hơn, từ đó mọi vướng mắc sẽ được giải quyết theo cách mới mà tình cảm và hòa khí giữa hai bên vẫn được giữ vững – là những gì mà câu thành ngữ muốn khuyên răn con người dù là già hay trẻ, gái hay trai đều cần nằm lòng câu thành ngữ để có một cách sống đúng nghĩa
1.2. Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý trong cách sống
Bao lâu nay, từ thời vua Hùng dựng nước rồi trải qua bao đau thương của không ít cuộc chiến tranh cho đến ngày nay con người Việt Nam vẫn luôn giữ vững được cốt cách thân thiện, hòa nhã với nhau và với cả bạn bè quốc tế. Cho dù chiến tranh có xảy ra, Pháp hay Mỹ có thực hiện bao chính sách nhằm đồng hóa dân tộc thì bản chất người dân nước Việt mãi mãi tồn tại tới muôn đời.
Chiến tranh với điều ác không làm thay đổi được bản tính dân ta thế nhưng khi nền kinh tế phát triển không ngừng, đời sống người dân được cải thiện kéo theo đó với nhiều hệ lụy tác động không nhỏ tới lối sống và tính cách của con người. Đó là khi nhiều vấn đề phức tạp phát sinh trong xã hội đặc biệt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Và khi một vấn đề cần cho ý kiến hoặc bàn luận nếu không tìm được tiếng nói chung rất dễ nảy sinh xung đột đi tới cãi vã gây cản trở sự hợp tác, phát triển trên nhiều phương diện nhất là trong quá trình làm việc nhóm, sự phối hợp làm việc giữa các nhân viên trong công ty hay thậm chí là giữa người lãnh đạo và nhân viên,…
“Hòa khí” được giữ vững là khi cái tôi của bản thân mỗi người được tiết chế để bầu không khí khi giao tiếp không trở nên căng thẳng, mất hòa khí. Điều này cũng có thể được diễn tả bằng những câu nói như “một điều nhịn, chín điều lành” hay “thêm bạn, bớt thù”. Còn dĩ hòa vi quý mang nghĩa rộng hơn, bao quát cả hai câu thành ngữ trên. Điều tốt đẹp mà nó muốn hướng con người tới là một thái độ sống đẹp, sống biết yêu thương, chan hòa, biết nhường nhịn và lắng nghe những gì người khác nói để mọi chuyện được hiểu toàn phần chứ đừng chỉ nhìn phần đang hướng mặt sáng về phía mình.
Cuộc sống hiện đại mở ra nhiều cơ hội cũng là thời điểm mà nhiều cuộc giao lưu gặp gỡ hình thành, phát sinh nhiều vấn đề, có vui, có buồn, có bức tức, có giận hờn và thậm chí có cả xung đột cãi vã. Thế nhưng lại ít ai trong những tình huống đó có thể giữ được sự bình tĩnh để lắng nghe và cùng ngồi lại phân bua ý kiến. Việc giữ khăng khăng cái thái độ cứng nhắc, cái tôi được đề cao sẽ khiến khoảng cách giữa bản thân với mọi người trở nên xa cách, quá trình thực hiện công việc trở nên khó khăn.
1.3. “Dĩ hòa vi quý” trong chính trị
Ý nghĩa của “Dĩ hòa vi quý” không chỉ đơn giản là vấn đề về cách sống của một cá nhân mà nó còn mang tầm quan trọng với toàn xã hội đặc biệt trong tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng. Xuất phát từ chính sách mở rộng giao lưu quốc tế, hợp tác cùng phát triển với các đối tác nước ngoài cùng với đó trong thời buổi hiện đại, các nước luôn nêu cao quan điểm về hòa bình, tôn trọng việc đàm phán, thương lượng tránh để xảy ra tình trạng không ai muốn là chiến tranh bùng nổ.
Sau bao năm chìm trong bom đạn, đối tượng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất chính là con người. Không chỉ chịu mất mát về người mà của thời bấy giờ mà cho đến nay, tác hại của chiến tranh vẫn đang còn tồn tại và nó đã trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng trong tâm trí mỗi người. Không ai mong muốn chiến tranh nổ ra khi thế giới đang được sống trong hòa bình, đón nhận nhiều thành tựu của nhân loại, cuộc sống mỗi ngày đều là một niềm vui. Vì vậy trước những thay đổi tích cực của một đất nước, làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội, việc áp dụng ý nghĩa của dĩ hòa vi quý đã góp phần không nhỏ.
Với lối sống từ ngàn xưa, người dân Việt Nam ta rất ưa chuộng hòa bình, mọi hoạt động trên thế giới nhằm đẩy lùi chiến tranh đều có sự góp mặt của vùng lãnh thổ nhỏ bé hình chữ S. Đặc biệt trong tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng của đất nước, chính phủ ta luôn đưa ra lời đề nghị về những cuộc thương lượng, đàm phán để đưa ra cách giải quyết vấn đề bằng tình hữu nghị. Cụ thể trong vấn đề nóng hổi gần đây nhất là tình hình tranh chấp trên biển đông với cường quốc lớn mạnh – Trung Quốc, chủ trương của Việt Nam luôn đưa ra là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.
Dĩ hòa vi quý khiến mọi việc được giải quyết trong yên bình, giúp duy trì được các mối quan hệ xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là thể hiện sự cam chịu, đầu hàng trước cái sai để lẽ phải chìm dưới đáy vực sâu. Chỉ là chúng ta đang giữ cho một thế giới hòa bình, cho cuộc sống người dân được yên ổn và cho cả bên ta lẫn bên thù tránh được những hậu quả nặng nề từ chiến tranh. Đó là những gì mà Việt Nam đã từng phải gánh chịu vì vậy mà giờ đây không ai muốn lịch sử một lần nữa lặp lại.
Việc làm Quản lý điều hành
2. Nên hay không sống dĩ hòa vi quý?
Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa hay sống ba phải – gió chiều nào theo chiều ấy? Đó là một câu hỏi đặt ra ở một cách nghĩ khác về “dĩ hòa vi quý”. Đó liệu có phải là mặt trái của vấn đề? Sự ngần ngại không dám nói lên quan điểm của cá nhân hay nhún nhường trong đấu tranh vì không muốn mất hòa khí mà không dám chỉ ra những lối sai của người khác chỉ là sự đánh đồng về hai quan điểm hoàn toàn khác nhau. Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa, yêu thương, nhường nhịn vì lợi ích chung chứ không có nghĩa là sống thờ ơ, cả nể, không dám lên tiếng, không dám phê bình,…
Lấy cái hòa nhà làm yếu tố quan trọng trong mọi vấn đề tức là để lợi ích riêng hòa hợp với lợi ích chung, đẩy mạnh sự phát triển của lợi ích chung chứ không phải hòa nhã là để cái xấu, cái tiêu cực nhấn chìm cái đẹp, cái hay ở bản thân. Dĩ hòa vi quý không dùng trong trường hợp cam chịu không dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, mà ý nghĩa thực sự của nó mang tính tích cực. Bất cứ những trường hợp nào không vì mục đích chung mà chỉ sợ ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, như vậy là thể hiện tính nhu nhược – nắng bề nào che bề đó khiến bản thân trở nên rẻ rúng, hèn mọn không có tiếng nói trong mọi thế cuộc.
Sống dĩ hòa vi quý là sống theo lối tích cực không phải sống theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy” hay phải nhẫn nhịn theo kiểu “một điều nhịn, chín điều lành”. Đừng vì quá nể nang hay để níu giữ một mối quan hệ mà phải cam chịu, không dám lên tiếng. Cái gì đúng cần phải nêu ý kiến để góp ý chỉ ra cái sai của đối phương chứ không phải im lặng để cái sai trái lấn át. Vì vậy chúng ta cần phần biệt rạch ròi các quan điểm trong mỗi trường hợp để bài học mà ông cha ta để lại không bị hiểu một cách sai lầm và để câu hỏi “Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa hay sống ba phải – gió chiều nào theo chiều ấy?” có câu trả lời hợp lý nhất. Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi “Nên hay không sống dĩ hòa vi quý?” rằng rất nên sống dĩ hòa vi quý khi mọi người hiểu rõ ý nghĩa thực sự của câu thành ngữ này. Tuy nhiên mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh là khác nhau nên chúng ta cần vận dụng và ứng biên nó một cách linh hoạt, tránh để những giá trị, bài học tốt đẹp bị biến tướng.
Việc làm Hành chính – Văn phòng
3. Làm sao để dĩ hòa vi quý với mọi người
Khi đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cách sống “Dĩ hòa vi quý” mọi người sẽ có câu hỏi rằng làm sao để sống đúng cách mà “dĩ hòa vi quý” hướng tới? Hãy nghĩ đơn giản làm thực hiện từ những hành động đơn giản nhất.
Trước tiên là học cách lắng nghe ý kiến, quan điểm của đối phương để hiểu rõ vấn đề toàn phần chứ đừng nhìn nhận vấn đề với những điều chỉ cá nhân mình thấy. Điều đó có nghĩa là không bảo thủ, cho rằng chỉ cách nghĩ của mình là đúng. Bạn nên chấp nhận những cái đúng, đóng góp ý kiến nếu thấy chưa hoàn hảo để vấn đề được hoàn thiện.
Tiếp theo là phân biệt được cái đúng, cái sai để quan điểm lấy hòa nhã làm cái quan trọng trong mọi cuộc giao tiếp được áp dụng đúng nghĩa. Bởi theo quy luật tồn tại của cuộc sống cái gì tồn tại đều có hai mặt ngay cả những vật vô tri vô giác. Chính vì thế, thành ngữ “dĩ hòa vi quý” cũng không ngoại lệ. Quan trọng là nhận thức của mỗi người về bài học mà ông cha ta gửi gắm trong câu thành ngữ này.
Đó là tất cả những gì mà Timviec365.vn đã cùng độc giả đi tìm hiểu về ý nghĩa câu thành ngữ Dĩ hòa vi quý là gì. Mong rằng với chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu đúng nội hàm của thành ngữ dĩ hòa vi quý là sống chan hòa yêu thường, biết lắng nghe ý kiến để nhìn nhận vấn đề trên phương diện hòa nhã. Chúng ta nên sống đúng ý nghĩa với thái độ hòa nhã, vui vẻ để các mối quan hệ tốt đẹp được bền lâu.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!