Lấy khóe móng chân bị sưng có đáng sợ? | BvNTP

Nhiều người cho rằng, việc lấy khoé móng giúp cho móng tay, chân đẹp hơn, vệ sinh hơn. Tuy nhiên, việc lấy khóe móng quá nhiều và quá đã khiến không ít chị em gặp tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy. Vậy lấy khoé móng chân bị sưng nghiêm trọng đến đâu?

1. Vì sao lấy khóe móng chân bị sưng?

Một trong những công đoạn khi làm đẹp cho móng chân, tay của các thợ làm móng chính là lấy khóe móng. Nhưng đẹp đâu chưa thấy, nhiều trường hợp sau khi lấy khoé móng, chân đã bị sưng. Thậm chí có người phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ việc này, đó là do xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể bao gồm:

– Dụng cụ lấy khóe không đảm bảo vệ sinh.

– Lấy khóe quá sâu và mạnh.

– Lấy quá da nhiều phần khóe gây tổn thương cho móng chân.

Lấy khóe móng chân bị chọc thịt phải làm gì?

Lấy quá nhiều da gây tổn thương cho vị trí nhạy cảm là khóe móng

2. Hậu quả của việc lấy khóe quá nhiều

Có chị em tâm sự “cay đắng” về việc đi làm móng bị lấy khoé sâu quá nên nhiễm trùng. Bạn Lê Thu H. cho biết: “Gần một tháng đau quá mới đi viện, bác sĩ mổ, nặn máu, khâu 5 mũi chằng chịt ở ngón chân. Hiện tại, đã 3 tháng trôi qua mà chân mình vẫn chảy máu, mủ.”

Nhiều người gặp phải tình trạng này đã phải đến bác sĩ khám, điều trị và uống thuốc tiêu sưng. Sau đó, chị em có thể phải đến viện kiểm tra lại nếu bệnh tình không thuyên giảm. Có những trường hợp ngón chân bị nhiễm trùng nặng, mưng mủ và sưng tấy. Lại có người đã dùng thuốc tiêu sưng mà vẫn tình trạng không thuyên giảm. Nhiều người khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng nặng cần mổ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt thường ngày.

Lấy khóe móng chân có thể gây nên nhiều hậu quả khó lường

Nhiều người gặp phải tình trạng này đã phải đến bác sĩ khám, điều trị và uống thuốc tiêu sưng

Do đó, trước khi muốn làm đẹp bàn chân bằng cách này, mọi người cần nghĩ đến và lường trước hậu quả của việc lấy khoé móng. Để giữ an toàn nhất cho sức khỏe, tránh nhiễm trùng, chị em không nên lấy khóe móng quá nhiều. Nếu lấy khóe cần nhắc nhân viên chăm sóc không lấy sâu và nhiều da đồng thời dùng dụng cụ đảm bảo vệ sinh.

Lấy khóe móng chân sâu và nhiều còn có thể gây ra tình trạng móng quặp. Việc cắt khóe móng quá sát vào chân móng sẽ gây trầy xước da, nhiễm trùng da ở kẽ móng. Nếu muốn lấy khóe, không cắt sát khóe móng chân hoặc cong sâu về phía khóe móng chân. Bởi vì khi mọc dài ra, móng dễ có xu hướng đâm vào thịt.

Lấy khóe móng chân nhiều có tác hại gì?

Lấy khóe móng chân sâu và nhiều còn có thể gây ra tình trạng móng quặp

Ngoài ra,để tránh tình trạng móng quặp, chị em nên tránh mang giày bít mũi va chạm hàng ngày vào đầu ngón chân, gây tình trạng viêm sưng mô mềm khóe móng, móng chân dài ra sẽ đâm chọc, do vấp dập móng…

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ nhẹ phải làm sao?

  • Rửa tay và làm sạch móng chân trước và sau khi chạm vào chân.
  • Khử trùng tất cả các dụng cụ cắt móng tay, nhíp, que đẩy biểu bì da chết và các dụng cụ chăm sóc móng khác bằng cồn tẩy rửa hoặc hydrogen peroxide (còn gọi là xy già) và để khô.
  • Ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 30 phút để làm mềm móng và da. Bạn có thể thêm muối Epsom, dầu cây trà, giấm hoặc các loại tinh dầu khử trùng khác vào bồn ngâm chân.
  • Lau khô bàn chân và các ngón chân bằng khăn mềm.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp vùng da xung quanh móng chân. Điều này giúp cải thiện lưu lượng máu đến khu vực móng chân và giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Nhẹ nhàng nhấc mép móng chân lên và đặt một miếng bông gòn nhỏ dưới móng chân để làm chệch móng mọc theo hướng khác để không ăn vào da.
  • Cạo lớp da ở hai bên móng bằng dũa móng tay hoặc que đẩy biểu bì để loại bỏ hết tế bào da chết.
  • Sau mỗi lần ngâm móng chân, bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như Polysporin) và bôi thuốc lên phần ngón chân bị sưng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp