Châu chấu ăn gì? Cấu tạo và đặc điểm? Phân biệt với cào cào

Châu chấu ăn gì? Hô hấp bằng gì? Di chuyển bằng cách nào? Cơ thể chia làm mấy phần?,…là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ai cũng từng nghe qua con trùng này nhưng chưa chắc đã hiểu rõ về chúng. Trong bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giúp độc giả tìm hiểu chi tiết về các tập tính của châu chấu qua bài viết châu chấu ăn gì? Cấu tạo và đặc điểm? Phân biệt châu chấu với cào cào, nhớ theo dõi nhé!

Thông tin cơ bản về châu chấu

  • Tên thường gọi: Châu chấu
  • Tên khoa học: Caelifera
  • Ngành: Động vật chân khớp
  • Lớp: Côn trùng
  • Bộ: Bộ cánh thẳng
  • Kích thước: 40-45mm ở con trưởng thành
  • Đặc tính: Di chuyển thành bầy đàn

Châu chấu ăn gì?

“Châu chấu ăn gì” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm câu trả lời trên Internet. Isinhvien sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây.

Phần lớn châu chấu là loài ăn cỏ và sẽ ăn nhiều loại thực vật khác nhau. Vì chúng sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, điều này có nghĩa là các loài châu chấu khác nhau ăn các loại thực vật khác nhau. Nói chung, châu chấu sẽ ăn thực vật có sẵn ở địa phương, tùy nơi chúng sinh sống.

Hơn nữa, một số loài châu chấu cũng sẽ ăn các thực vật độc hại. Lý do đằng sau sự thích nghi này là để lưu giữ các chất độc trong cơ thể chúng để ngăn cản những kẻ săn mồi ăn thịt chúng.

Ngoài ra, một số loài châu chấu là loài ăn tạp, và cũng sẽ ăn cả động vật. Với rất nhiều loại thực phẩm và chiến lược sẵn có của từng loại châu chấu, danh sách các loại thực phẩm phổ biến của châu chấu ăn gì khá rộng rãi. Chung quy lại thì châu chấu ăn gì? Dưới đây là một số thức ăn mà chúng thích ăn:

  • Cỏ
  • Yến mạch
  • Lúa mì
  • Ngô
  • Lúa mạch
  • Bông hoa
  • Lá cây
  • Hạt giống
  • Rêu
  • Nấm

Nhìn chung, châu chấu chủ yếu ăn thực vật. Tuy nhiên, nếu không có sẵn thực vật, chúng cũng sẽ ăn xác động vật để có thêm protein. Các loại thức ăn ít được ăn hơn bao gồm nấm, rêu và vỏ cây, mà châu chấu tránh khi có nhiều thực vật khác. Ngũ cốc, hoa và cỏ là thức ăn ưa thích của chúng.

Vậy châu chấu con ăn gì?

Châu chấu con được gọi là nhộng. Hầu hết các loài đều trải qua một số giai đoạn nhộng, trong thời gian này chúng sẽ lột xác liên tục cho đến khi trưởng thành. Khi còn là nhộng, châu chấu ăn nhiều thứ giống như khi trưởng thành. Điều đó nói lên rằng, các răng hàm của chúng không mạnh hoặc lớn như châu chấu trưởng thành. Do đó, nhộng thường thích ăn thức ăn mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn. Chúng thường ăn chồi non, cỏ ba lá và cỏ mềm, dễ bẻ gãy hơn nhiều. Mặt khác, chúng sẽ từ bỏ những thức ăn cứng hơn như vỏ cây hoặc hạt.

Vậy châu chấu có uống nước không? Châu chấu uống nước gì? Câu trả lời là chúng hay tìm cách vũng, đầm hay hồ nước để uống.

Đặc điểm của châu chấu

Đặc điểm về hình dáng

Phần đầu hình vuông và có hai sợi râu nhỏ, hai mắt tròn to và mắt hình cầu lồi ra ngoài. Châu chấu có thể phát ra âm thanh bằng cách cọ xương đùi của chúng vào bụng hoặc chúng có thể cọ vào phần cánh dày phía trước. Đùi sau của chúng có kích thước khá to, dài và khỏe mạnh để đảm nhận việc bật nhảy, di chuyển hay nhanh chóng trốn thoát khi bị đe dọa.

Phần cánh trong của châu chấu khá mỏng và phần cánh này của chúng khá giống với cánh của chuồn chuồn và cánh này chỉ có tác dụng hỗ trợ chúng khi bay. Phần cánh ngoài dày, to và chắc khỏe hơn đảm nhận chức năng bay là chính.

Con cái thường có kích thước và thân hình to hơn hẳn con đực. Con châu chấu non thường có màu xanh lá nhạt, có râu ngắn và mảnh và chúng có phần lưng dài hơn phần đầu cùng phần bụng ngắn to tròn.

Đặc điểm về sinh sản

Trong mùa sinh sản, các con châu chấu đực sẽ tìm bạn tình rồi nhảy lên lưng con cái, dùng dương vật của chúng và tiến sâu vào cơ quan sinh sản của cá thể cái. Tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau rồi kết hợp lại thành trứng.

Châu chấu ăn gì? Cấu tạo và đặc điểm? Phân biệt với cào cào
Trứng của châu chấu

Sau đó, con cái sẽ đưa trứng của nó chôn xuống đất ở độ sâu khoảng 6cm. Có nhiều trứng được tạo ra trong một lần giao hợp của châu chấu và các quả trứng này sẽ được dính lại với nhau bằng chất dính tự nhiên. Trứng của châu chấy có màu trắng và có hình dáng giống như những hạt gạo.

Trứng hình ống, hơi to, màu vàng đậm, ống trứng xếp xiên hai hàng từ 10 – 30 quả. Trứng đẻ dưới đất thành ổ. Mùa hè là mùa sinh sản mạnh nhất của châu chấu. Tuy nhiên trên thế giới cũng có nhiều loài sinh sản và đẻ trứng vào mùa đông (khoảng tháng 9 hàng năm). Khi châu chấu non nở ra thì con đầu tiên sẽ đào đường trong lòng đất để các con non khác chui theo.

Đặc điểm về phân bố

Đây là loài phổ biến ở các nước tại Châu Á và Châu Phi. Bản thân một vài con châu chấu sống đơn lẻ thì nó không gây hại nhưng nếu nó tập hợp lại cùng một lúc thì lại là một mối đe dọa khủng khiếp cho mùa màng. Nhiều quốc gia còn có thông cáo rằng châu chấu đáng sợ như một bệnh dịch.

Châu chấu di chuyển bằng cách nào?

Châu chấu di chuyển bằng cách bằng cả 3 đôi chân, Nhảy bằng đôi chân sau càng, Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh.

Châu chấu có những cách di chuyển: bò, nhảy, bay là bởi vì cấu tạo cơ thể của chúng:

Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng.

  • Đầu: gồm có mắt kép, râu, cơ quan miệng
  • Ngực: gồm có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
  • Bụng: có các lỗ thở

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.-> So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn.

Cấu tạo bên trong của châu chấu

  • Hệ tiêu hóa: Có ruột thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày.
  • Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
  • Hệ hô hấp: Có các lỗ thở và hệ thống ống khí phân nhánh đem oxi đến các tế bào.
  • Hệ tuần hoàn: Đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng, hệ mạch hở.
  • Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển.

Châu chấu hô hấp bằng gì?

Châu chấu hô hấp bằng các lỗ thở ở bụng. Động tác hô hấp ở châu chấu là hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng nên khi sống bụng chúng luôn phập phồng

Môi trường sống của châu chấu

Môi trường sống lý tưởng nhất của châu chấu là trên những cánh đồng lúa rộng lớn. Theo ước tính, hiện có khoảng 2.400 chi và khoảng 11.000 loài hợp lệ, phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới. Châu chấu sinh sống phổ biến trong các rừng mưa nhiệt đới. Nhưng bạn có thể bắt gặp chúng ở bất kỳ đầu trên thế giới. Tại các quốc gia trên thế giới, họ đều xem châu chấu như một bệnh dịch bởi sức tàn phá vô cùng lớn đối với mùa màng.

Các loại châu chấu

Một số tài liệu phân loại: châu chấu ma, châu chấu tre, châu chấu voi, châu chấu khỉ,…với đặc điểm đầu bằng, cánh cứng; và gọi là tanh tách với những con đầu nhọn, cánh dai.

Căn cứ theo cấu tạo của tấm bụng đốt ngực trước, trán và đỉnh đầu, châu chấu được phân thành 4 phân họ: châu chấu-cào cào (Acridinae); châu chấu di cư; châu chấu gai; châu chấu.Tại Việt Nam, châu chấu thường có 2 loại: châu chấu lúa (Oxya chinensis) và châu chấu tre.

Vòng đời của châu chấu

Loài châu chấu trải qua quá trình biến đổi không hoàn toàn, vòng đời của châu chấu trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành.

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nguồn thức ăn và loài mà thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Vòng đời của châu chấu thường kéo dài khoảng một năm.

Trứng

Châu chấu tìm kiếm bạn đời và đẻ trứng khoảng giữa mùa hè. Chúng thường đẻ trứng dưới đất trong những cái lỗ nhỏ. Châu chấu cái sẽ tiết một chất dính để kết nối trứng lại một cụm với nhau. Mỗi cụm có từ khoảng 15 – 100 trứng tùy vào mỗi loài. Trung bình châu chấu cái đẻ tới 25 cụm trứng/lần. Trứng châu chấu sẽ trải qua mùa thu và mùa đông trước khi nở vào mùa xuân hoặc trong ngày đầu hè.

Ấu trùng

Giai đoạn thứ hai trong vòng đời của châu chấu. Và cũng là giai đoạn đầu tiên trong hình dạng một con châu chấu. Ấu trùng có hình dáng tương tự châu chấu trưởng thành, nhưng chúng không có cánhthiếu cơ quan sinh sản. Châu chấu non sẽ ăn lá cây và hút nhựa để sống. Trung bình cần 5-6 tuần để chúng nạp đủ thức ăn để tiến hành lột da để trưởng thành. Trung bình loài chấu chấu sẽ lột da 5 lần. Sau mỗi lần lột da, cơ thể ấu trùng sẽ lớn hơn và đôi cánh sẽ hoàn thiện hơn.

Vỏ da ở ngoài giúp bảo vệ cơ thể của ấu trùng nhưng đồng thời cũng ức chế sự tăng trưởng của chúng. Vì thế mà châu chấu non cần tiến hành lột da nhiều lần để phù hợp với sự phát triển của cơ thể.

Trưởng thành

Một con chấu chấu trưởng thành cần khoảng 1 tháng để hoàn thiện đôi cánh của mình. Châu chấu trưởng thành sống khoảng 2 tháng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.

Ở giai đoạn này, các cơ quan sinh sản đã được phát triển đầy đủ và có thể tiến hành giao phối để bắt đầu một vòng đời của châu chấu mới. Nhưng, châu chấu cái sẽ không giao phối cho đến khi nó đã được 1 – 2 tuần tuổi. Bởi vì lúc mới trưởng thành châu chấu cái chưa đủ trọng lượng để đẻ trứng. Sau khi đã thụ tinh, con cái sẽ tiếp tục đẻ trứng trong khoảng từ 3 – 4 ngày cho đến khi nó chết.

Phân biệt cào cào và châu chấu

Cào càochâu chấu thường được gọi chung tên là “Cào Cào” bởi về chúng khá giống nhau về ngoại hình. Chúng đều là những côn trùng có cánh cứng, ăn lá và tương đồng về các bộ phận trên cơ thể. Có thể phân biệt cào cào với châu chấu qua một số đặc điểm như:

  • Cào cào có phần thân dẹt và nhỏ gọn hơn so với châu chấu. Trong khi châu chấu mập mạp và cân đối hơn.
  • Phần đầu của cào cào nhọn, nhỏ còn đầu của châu chấu thì to, tròn hơn.
  • Cánh cào cào có màu xanh mướt, trông mịn màng hơn so với cánh của châu chấu.
  • Phần bắp đùi của cào cào cũng thanh mảnh hơn. Châu chấu lại có cặp càng to khoẻ, săn chắc hơn.

Cào cào, châu chấu có gây hại không?

Châu chấu phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên khả năng sinh sôi vô cùng lớn, nguy cơ gây hại cây cối, mùa màng là rất ghê gớm. Trên thế giới và ngay tại nước ta cũng đã nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu. Bởi chúng bay đến đâu là phá hoại mùa màng, ăn lá cây, ngọn lúa, gây ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn.

Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hoại. Hoạt động phá hoại chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Chúng ăn khuyết lá, lủng thành mảng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép trắng. Ngoài ra, châu chấu cũng hoạt động mạnh vào khoảng 7-10 giờ và 16-17 giờ mỗi ngày. Châu chấu di chuyển thành bầy, liên tục ăn, giao phối và đẻ con, vì thế chúng có khả năng hủy diệt bất cứ môi trường chứa thực vật nào.

Một số thông tin thú vị khác

Ngoài các thông tin về châu chấu ăn gì, cấu trúc cơ thể và các đặc điểm của châu chấu như đã đề cập ở phần trên, Isinhvien còn tổng hợp thêm một số thông tin thú vi khác dưới đây, mời bạn xem qua:

  • Để nghiên cứu sự kì lạ của hệ sinh dục của loài, các nhà khoa học đã thực hiện nuôi 2 con châu chấu trong điều kiện tốt nhất và chờ đợi thời khắc 2 con thực hiện quá trình giao phối rồi đóng băng chúng ở nhiệt độ -80 độ C, tiến hành chụp ảnh cắt lớp và phân tích điều kì lạ.
  • Có một loài châu chấu khổng lồ, 1 con bình thường có thể nặng hơn 35g, vì thế, chúng không thể nhảy được như những con bình thường.
  • Một thông tin khác cũng cho biết: châu chấu khổng lồ thuộc đảo Little Barrier (New Zealand) là loài côn trùng lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, con châu chấu này nặng tới 71g, dài 8,5cm; hiện loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Châu chấu và cào cào chưa hẳn là hai loài khác nhau; bởi cào cào cũng chính là một giai đoạn sinh trưởng của châu chấu
  • Ngoài khả năng bò, nhảy, bay, châu chấu còn có thể bơi khi nhảy xuống mặt nước.
  • Châu chấu hiện là một trong 5 loài nhảy siêu nhất thế giới. Nó có thể nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể nó; tương đương với việc một người có thể nhảy từ đầu sân đến cuối sân bóng rổ.Một số loài châu chấu được sử dụng để phát hiện chất nổ nhờ khả năng phát hiện mùi của khứu giác
  • Một số loài châu chấu được sử dụng để phát hiện chất nổ nhờ khả năng phát hiện mùi của khứu giác

Qua bài viết trên đây, Isinhvien hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn châu chấu ăn gì? Cấu tạo và đặc điểm, cách phân biệt cào cào với châu chấu và nhiều thông tin thú vị khác. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài, đừng quên truy cập chuyên mục Khám phá thế giới của Isinhvien để cập nhật những điều mới mẻ và thông tin hay ho khác qua những bài viết tiếp theo nhé!