Tampon là gì? Cách sử dụng như thế nào? Có nên sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh hay không. Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
1Tampon là gì?
Tampon là loại băng vệ sinh có dạng que, nhỏ bằng đầu ngón tay, cách dùng đưa trực tiếp vào sâu trong âm đạo để giúp thấm hút những ngày kinh nguyệt. Nó còn có một đoạn dây dài ở cuối để dễ dàng lấy ra và kiểm soát khi dùng.
2 Tampon được làm bằng gì?
Tampon có nhiều loại với nhiều kích cỡ, độ thấm hút khác nhau cho những ngày khác nhau của kỳ kinh nguyệt. Hầu hết tampon được làm bằng sợi tơ nhân tạo kết hợp với sợi bông tổng hợp nên khả năng thấm hút rất tốt. Tampon hữu cơ được làm từ 100% cotton.
Băng vệ sinh Tampon còn được FDA công nhận được làm bằng cotton, rayon hoặc hỗn hợp của cả hai. FDA cũng chứng nhận rằng gần đây tampon đã được làm từ sợi thấm hút làm bằng quy trình tẩy trắng không chứa nguyên tố clo giúp ngăn các sản phẩm có hàm lượng dioxin nguy hiểm (một loại chất ô nhiễm có trong môi trường).
Có loại tampon mở rộng theo trục dọc (tăng chiều dài), có loại mở rộng xuyên tâm (tăng đường kính) khi sử dụng.
3 Ưu và nhược điểm của băng vệ sinh tampon
Ưu điểm:
- Nhỏ gọn: So với băng vệ sinh dạng miếng, tampon nhỏ gọn hơn, dễ cất giữ hơn, rất tiện lợi khi mang theo ra ngoài.
- Tiện dụng: Sử dụng tampon chị em có thể thoải mái diện những bộ đồ màu sáng, đồ bó sát và vô tư hoạt động mạnh mà không lo “bị lộ” hay “rò rỉ”. Nếu chị em nào thích và có thói quen bơi lội thường xuyên thì vẫn vô tư xuống nước khi dùng tampon ngày đèn đỏ nhé.
- Sạch sẽ hơn: Dùng tampon chị em không cảm thấy nhiều về dòng chảy của kinh nguyệt, nó lại thấm hút ngay từ bên trong âm đạo nên cảm giác cơ thể sẽ sạch sẽ hơn, tự tin hơn.
- Hạn chế mùi: Nếu băng vệ sinh dạng miếng để quá lâu sẽ sinh mùi thì tampon hạn chế tình trạng đó khá tốt. Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng nên thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/lần là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho vùng kín.
- Lợi và hại khi dùng tampon đi biển
Nhược điểm:
- Khó sử dụng: So với băng vệ sinh dạng miếng thì tampon sử dụng phức tạp hơn, phải cẩn trọng khi đưa vào âm đạo để tránh gây đau hay tổn thương. Chị em mới sử dụng lần đầu sẽ hơi lo sợ, nhưng sau 1 vài lần sẽ thấy đơn giản. Ngoài ra cũng đã có hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm.
- Khó nhận biết lúc nào cần thay băng: Vì không nhìn thấy được độ thấm hút của tampon nên chị em cần nhớ thời gian để thay mới, đồng thời chọn loại tampon có độ thấm hút tương thích với ngày kinh nguyệt. Nếu quên, tampon cũng có thể để lại vết dơ trên quần áo.
- Thay đổi hệ vi sinh trong âm đạo: Vì được đưa trực tiếp vào âm đạo và thấm hút kinh nguyệt ngay từ bên trong cơ thể nên so với băng vệ sinh miếng thì tampon tăng khả năng ảnh hưởng đến môi trường âm đạo hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không dùng đúng cách.
- Dư lượng: Trong quá trình lấy tampon ra, tuy rất hiếm nhưng tampon có thể vướng lại vài sợi tơ bên trong âm đạo, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm.
- Nguy cơ gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSS): Dùng tampon sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng này trong trường hợp sử dụng loại tampon có độ thấm hút quá cao khiến âm đạo bị khô, hay để tampon lâu quá 8 tiếng tro; ng âm đạo tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
TSS xảy ra khi vi khuẩn strep B phát triển trong âm đạo bị nhiễm vào máu. Các triệu chứng của TSS gồm sốt, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, chóng mặt, mất nước, đau cơ bắp… Trong vài trường hợp hy hữu, TSS cũng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Cách lựa chọn băng vệ sinh an toàn nhất
- Tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào cơ thể: Cẩn trọng khi dùng!
4 Hướng dẫn cách sử dụng băng vệ sinh Tampon đúng cách
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi dùng tampon. Ngồi xổm trên bồn vệ sinh hoặc đứng dang chân ra.
- Bước 2: Cầm tampon theo đúng cách. Ngón cái và ngón giữa giữ ngay phần giao giữa ống nhỏ và ống lớn. Ngón trỏ đặt lên đầu ống nhỏ, nơi có sợi dây.
- Bước 3: Dùng tay còn lại mở môi ngoài. Từ từ đẩy tampon vào âm đạo theo chiều chếch lên một chút, cho đến khi ngón tay chạm vào da thì ngừng lại.
- Bước 4: Đẩy đầu ống nhỏ của tampon vào trong, đến khi hết thì ngưng lại. Việc này giúp đưa miếng tampon vào trong âm đạo.
- Bước 5: Dùng tay giữa hai phần ống nhỏ, ống lớn và nhẹ nhàng lấy ống ra khỏi cơ thể. Lúc này, bạn có thể thấy sợi dây tampon treo ở ngoài cơ thể bạn.
- Bước 6: Lấy tampon ra khỏi cơ thể để thay miếng tampon khác bằng cách kéo nhẹ sợi dây tampon để lấy tampon ra. Bạn có thể cảm thấy một chút ma sát nhỏ do tampon cọ vào da, nhưng hoàn toàn không gây đau đớn.
Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện chi tiết kèm hình ảnh trong bài viết này: Hướng dẫn sử dụng tampon đúng cách và an toàn trong ngày đèn đỏ
5 Câu hỏi thường gặp về băng vệ sinh dạng ống Tampon
Có nên dùng Tampon cùng với băng vệ sinh?
Nếu bạn lần đầu sử dụng tampon hoặc dùng chưa quen thì có thể lót thêm miếng băng vệ sinh mỏng để tránh trường hợp tràn ra ngoài.
Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh?
Hiểu và đánh giá được ưu nhược điểm của tampon, có thể chị em đã có câu trả lời cho riêng mình trong việc có nên thay thế băng vệ sinh miếng bằng tampon trong những ngày đèn đỏ.
Thích sự kín đáo, tiện dụng hay cần vận động mạnh, chơi thể thao thì tampon sẽ là lựa chọn tốt hơn. Nhưng so về tính an toàn với “cô bé” thì băng vệ sinh miếng vẫn là lựa chọn an toàn.
Có nên thay Tampon thường xuyên?
Dù chọn loại băng vệ sinh nào thì việc chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh sau 4 tiếng (với băng vệ sinh miếng) hay 4 – 6 tiếng (với tampon) sử dụng để bảo vệ “cô bé” khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn.
Đeo Tampon có quan hệ được không?
An toàn nhất là nên tháo tampon ra trước khi quan hệ vì nếu để nguyên thì bạn có thể đẩy miếng tampon vào sâu hơn trong ống âm đạo, gây cảm giác khó chịu và những vấn đề tiềm ẩn. Nếu bạn không muốn tháo bỏ tampon thì các hoạt động bằng miệng và tay đều không gây ảnh hưởng.
Làm sao để lấy Tampon ra?
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải rửa sạch tay. Có lẽ bạn nghĩ rằng chỉ việc kéo một sợi dây sẽ không làm nhiễm bất kỳ vi trùng nào gần âm đạo, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên làm sạch tay nha.
- Bước 2: Tiếp theo bạn ngồi ở tư thế thoải mái nhất để dễ dàng kéo tampon ra. Lúc này bạn chỉ cần nhẹ nhàng nắm phần cuối của sợi dây tampon và kéo cả tampon ra ngoài.
- Bước 3: Sau khi rút ra khỏi âm đạo, đừng nên vứt vào bồn cầu vì tampon không có khả năng phân huỷ sinh học nên có thể làm nghẹt cầu của bạn. Bạn cần cẩn thận bọc băng vệ sinh tampon trong giấy vệ sinh và vứt vào thùng rác.
- Bước 4: Cuối cùng rửa sạch tay một lần nữa và thay tampon mới, hoặc chuyển sang miếng lót nếu bạn đang ở cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em lưu ý khi sử dụng băng vệ sinh tampon, vì tampon có thể gây tổn thương đến màng trinh trong quá trình sử dụng nên nếu muốn bảo vệ tấm màng mỏng manh còn nguyên vẹn ấy thì chị em cần cân nhắc trong quyết định dùng tampon nhé!
Dùng tampon có nhiều lợi điểm, nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Tùy vào sở thích, nhu cầu sử dụng mà chị em có thể chọn lựa hoặc dùng kết hợp giữa băng vệ sinh miếng và tampon nhé!
Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!