Củ sen là một trong những nguyên liệu ẩm thực được sử dụng phổ biến ở các nước châu Á. Tại Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu này. Thế nhưng, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về loại thực phẩm này và tác dụng “bất ngờ” của chúng.
1. Tìm hiểu về củ sen
1.1. Củ sen là gì?
Củ sen hay còn được gọi là ngó sen. Đây là phần thân rễ của cây sen mọc ở trong bùn. Hình dáng của chúng khá lạ mắt và độc đáo. Chúng bao gồm nhiều đoạn phình ra, sau đó thắt lại. Tại khúc phình ra xốp, có nhiều lỗ bên trong. Đường kính củ trung bình từ 3 đến 5 cm.
Trong củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã tận dụng loại nguyên liệu này để chế biến nhiều món ăn ngon.
1.2. Thành phần hóa học
Củ sen vừa có thể coi là nguyên liệu nấu ăn, vừa có tác dụng như các loại dược liệu. Điều đó là nhờ vào thành phần của chúng.
Cụ thể, thành phần của nguyên liệu này là Asparagin 2% acginin, trigonelin, lyrocin, ête photphoric, glucoza, vitamin C. Trigonelin C-PLNO. Bên cạnh đó, trong còn chứa 70 % tinh bột và nhiều chất khác.
1.3. Mùa thu hoạch
Không phải mùa nào trong năm cũng thích hợp để thu hái củ sen. Thay vào đó, đến mùa thu khi sen chuẩn bị lụi, người ta bắt đầu tiến hành thu hái phần củ. Củ của cây sen sau khi thu hái về sơ chế và chế biến nhiều món ăn ngon hoặc sơ chế dùng dần.
2. Tác dụng của củ sen
2.1. Cải thiện chức năng miễn dịch
Trong loại nguyên liệu này có chứa hàm lượng cao một số dưỡng chất và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe.
Điển hình như: Kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng,… Các khoáng chất trên tham gia trực tiếp vào hoạt động của enzym và tạo máu.
Nhờ đó, một trong những tác dụng của củ sen là giúp cải thiện chức năng miễn dịch cho cơ thể.
2.2. Hỗ trợ tiêu hóa
Trong củ rất giàu chất xơ tự nhiên. Vì vậy, chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp. Đồng thời giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và giảm cân.
2.3. Giảm căng thẳng mệt mỏi
Nguyên liệu này có nhiều công dụng khác nhau và việc giảm căng thẳng mệt mỏi là một trong số đó. Điều đó là nhờ hàm lượng Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B6 rất dồi dào.
Được biết, Vitamin B6 là coenzym tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Sử dụng sẽ mang đến cho người dùng giấc ngủ ngon.
Bên cạnh đó, lượng pyridoxine có trong chúng giúp giảm tình trạng đau đầu, căng thẳng và lo lắng.
2.3. Điều hòa huyết áp
Đặc điểm chính của nguyên liệu này trong các món ăn là vị giòn ngọt. Đây không phải là điều nghiễm nhiên mà nhờ vào sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý.
Trong khi đó, Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể và kali có vai trò điều hòa nhịp tim, huyết áp.
2.4. Thiếu máu do rong kinh
Trong nguyên liệu này có rất nhiều sắt. Sắt lại là yếu tố tham gia vào quá trình tạo máu.
Đối với phụ nữ bị rong kinh, thời kỳ hành kinh việc sử dụng củ sen rất tốt.
Bạn có thể sử dụng nước ép hoặc canh trong 3 ngày sau khi hành kinh.
2.5. Táo bón hoặc tiêu chảy
Táo bón và tiêu chảy là tình trạng nhiều người gặp phải bởi những nguyên nhân khác nhau. Nhưng dù xuất phát từ lý nào đi chăng nữa, táo bón và tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi nhờ cơ chế điều hòa hoạt động của ruột non ở nguyên liệu này
2.6. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trong củ của cây sen chiếm 70% là tinh bột mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đó cũng chính là lý do vì sao, ăn chúng bạn sẽ cảm thấy no lâu.
Ngoài ra, nếu khéo léo và áp dụng đúng cách bạn có thể giảm béo với loại nguyên liệu có mức giá khá rẻ này.
2.7. Bảo vệ tim
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong củ của cây hoa sen chứa: vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin,… Được biết đây đều là các chất bảo vệ tim mạch tránh các cơn đau thông qua việc kiểm soát homocysteine.
2.8. Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Nếu không may bạn bị sốt đừng bỏ qua một cốc nước ép củ sen. Khi đó, cơ thể bạn sẽ thoải mái và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, công dụng của loại nguyên liệu này còn là giảm Cholesterol, chống thiếu máu,….
Tuy nhiên, công dụng của củ sen được phát huy tùy thuộc vào cách dùng. Điều đó có nghĩa, mỗi một món ăn chế biến theo cách khác nhau sẽ mang đến công dụng khác nhau.
3. Các món ngon từ củ sen
Món ngon từ củ của cây hoa sen rất nhiều. Mỗi một món ăn mang đến hương vị khác nhau. Tại sao chúng ta không kể tên một vài món ăn đơn giản, thơm ngon và dễ chế biến:
3.1. Cháo
Vào những ngày nắng nóng cháo củ sen là món ăn thanh mát không nên bỏ lỡ. Hơn hết, món cháo này thích hợp với nhiều lứa tuổi và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Về cách chế biến món cháo không mất nhiều thời gian và cầu kỳ.
3.2. Hầm với sườn non
Thu sang, thưởng thức món củ cây sen hầm sườn non sẽ thật tuyệt vời. Món ăn cung cấp nhiều lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho những người mới ốm dậy cần được tẩm bổ.
Về hương vị, sườn non hầm củ cây sen khá đặc biệt, ngon nhưng không ngán.
3.3. Chiên với tôm
Đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao đây là món ăn rất bổ dưỡng. Đặc biệt hương vị món ăn khá đậm đà thích hợp ăn vào những ngày trời thu se lạnh.
Ngoài những món ăn trên, bạn có thể tự mình sáng tạo thực đơn đa dạng với củ cây sen. Dù đó là món nào thì cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe những người thân yêu.
4. Những lưu ý ăn củ sen
Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng. Cụ thể hơn:
- Không sử dụng với người tiểu đường: Trong nguyên liệu này có chứa hàm lượng tinh bột cao, ăn nhiều sẽ làm tăng insulin.
- Người bị đau dạ dày: Củ cây sen có thể làm tăng triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ví dụ: đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài,…
- Đặc biệt, không nên ăn sống. Vì chúng nằm dưới lớp bùn, tại những vùng đầm nước bị ô nhiễm có thể bị nhiễm trùng lát gừng. Điều đáng nói, trùng lát gừng không thể loại bỏ thông qua việc rửa hay sơ chế. Để an toàn nhất chúng ta không nên ăn sống.
Đối với nhiều trường hợp do cơ địa có thể bị dị ứng với loại nguyên liệu này. Ví dụ: đầy bụng. đau bụng, đi ngoài,… cần ngừng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Thêm vào đó, chúng có nhiều tinh bột ăn nhiều cùng lúc sẽ bị đầy bụng, tốt nhất bạn không nên sử dụng vào buổi tối.
5. Cách bảo quản củ sen
Bảo quản củ sen có hai cách: bảo quản loại tươi và bảo quản loại khô. Cụ thể như sau:
5.1. Cách bảo quản củ sen tươi
Đối với loại tươi, chúng ta không nên rửa mà chỉ cần đặt ở nơi khô thoáng sẽ để được hai tuần.
Nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn nên để chúng vào trong túi bóng, cất ngăn mát tủ lạnh. Nhờ đó, nguyên liệu này sẽ giữ được trong 2 tuần sử dụng.
5.2. Bảo quản loại khô
Sau khi đã được thái lát được phơi khô bạn hãy cho vào trong túi bóng kín để nơi khô ráo thoáng mát. Hoặc cất trong ngăn mát tủ lạnh để việc bảo quan đạt hiệu quả hơn.
Bạn nên mua củ sen khô số lượng ít, hoặc bảo quản sẵn trong túi zip. Nhờ đó, việc bảo quản cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên ở cửa hàng bán không đóng gói bằng túi zip bạn có thể mua túi bên ngoài.
Củ sen là nguyên liệu thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Hơn hết, thành phần dinh dưỡng của chúng có lợi đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Thế nhưng, nên chú ý liều lượng và chỉ nên ăn nhiều khi có chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!