Cách băng bó vết thương hở, kín là một kỹ năng đơn giản có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy thế không phải ai cũng hiểu biết và nắm vững về kỹ thuật này. Vậy cách băng bó vết thương hở như thế nào cho đúng và đàm bào kĩ thuật cơ bản nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu.
Khi nào cần băng bó vết thương hở?
Việc đầu tiên và quan trọng là giữ vết thương hở luôn sạch sẽ để đảm bảo vết thương không vị nhiễm trùng, mau lành. Băng bó chính là một lớp bảo vệ giúp vết thương hở tránh khỏi các tác động bên ngoài ( bụi bẩn, vi khuẩn). Vẫn có những câu hỏi được đặt ra là khi nào cần băng bó vết thương hở thì không có câu trả lời nào là chính xác. Bởi điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tình trạng vết thương mà bạn đang gặp phải. Với một số trường hợp, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm băng/ gạc và chăm sóc vết thương chuyên dụng để hồi phục nhanh hơn. Sau đây là một số trường hợp vết thương hở cần được băng bó:
Vết thương nằm tại vị trí thường xuyên bị bẩn
Một số vị trí thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác như: chân, tay rất cao có khả năng sẽ nhiễm khuẩn.Lớp bụi bẩn từ môi trường sẽ thường mang theo nhiều tiềm ẩn chứa mầm bệnh. Khi những mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể qua vị trí tổn thương, chúng có thể sẽ là tác nhân gây bệnh. Bới vậy vết thương cần được bảo vệ một cách tối đa tránh khỏi những tác nhân bên ngoài. Lựa chọn tốt nhất lúc này chính là băng lại vết thương. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng một số đồ bảo hộ như: Khẩu trang, găng tay, giày để hạn chế chất bẩn tiếp xúc với vết thương.
Vết thương bị ma sát với quần áo
Tại nhiều vị trí da tiếp xúc trực tiếp với quần áo có thể xảy ra hiện tượng cọ xát. Khi vận động, ma sát giữa vết thương và quần áo sẽ được sinh ra. Chính sự ma sát này có thể làm bào mòn vùng (gây thêm xước xát) da đã tổn thương. Khi đó khiến vết thương đau hơn và mở rộng hơn nếu bị cọ xát thường xuyên. Việc băng bó sẽ tạo lớp màng chắn giúp giảm tình trạng ma sát và làm vết thương hồi phục an toàn.
Vết thương tại bộ phận thường xuyên phải hoạt động
Vết thương tại những vị trí phải tiếp xúc thường xuyên trong quá trình sinh hoạt và làm việc cụ thể là : bàn tay thì thường lâu hồi phục hơn các vị trí khác. Việc băng bó là rất cần thiết để tránh những va chạm không đáng có ảnh hưởng, tổn hại đến vết thương
Vết thương chưa đóng vảy
Nếu thấy vảy hình thành trên vết thương thì đây chính là một rào cản rất tốt, tự nhiên với các yếu tố bên ngoài. Chính nó sẽ ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào vết thương giúp vết thương tránh bị nhiễm trùng. Tuy vậy, vảy cũng có thể cản trở sự hình thành của tế bào mới, sẽ làm chậm quá trình phục hồi và hình thành sẹo là rất cao. Khi thấy vảy cứng hoàn toàn nhưng chưa hẳn vết thương bên dưới đã lành. Đa số ở giai đoạn này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, bởi đang nên da non, khó chịu nhưng hãy cố gắng không nên gãi. Việc sử dụng băng cuốn lúc này có thể gây ra tổn thương khi cọ xát khiến vết thương tăng khả năng nhiễm trùng và thời gian lành sẽ kéo dài. Vậy nên hãy băng vết thương ở giai đoạn chưa đóng vảy.
Cách băng bó vết thương hở đúng cách
1. Cách băng bó vết thương hở
Nhận định vị trí bị thương khác nhau trên cơ thể sẽ có các cách băng/bó khác nhau.
- Bước 1: Phải rửa sạch tay, đeo găng tay y tế trước khi băng vết thương.
- Bước 2: Nên làm sạch, sát trùng vết thương và nếu cần hãy sử dụng kem bôi kháng sinh.
- Bước 3: Hãy đặt một miếng vải sạch/ gạc đủ che phủ hết miệng vết thương.
- Bước 4: Dùng băng dính hay quấn băng để cố định miếng gạc.
Hãy nhớ không được quấn băng quá chặt vì có thể cản trở lưu thông máu, gây cảm giác khó chịu. Vết thương nằm ở tay/ chân, nên kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách ngón tay hoặc ngón chân luôn hồng và ấm- điều kiện đảm bảo. Vết thương chuyển màu sanh hoặc lạnh, đó là dấu hiệu cho biết bạn nến thảo lỏng ngay lớp băng quấn .
Cách thay băng vết thương hở
Khi nhận thấy băng bị ướt hoặc bị bẩn thì nên thay băng ngay. Nên thay bằng hàng ngày thường xuyên khoảng 4h/ lần, gồm 5 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Hãy từ từ, cẩn thận nới lỏng băng.
- Bước 2: Tháo băng bẩn/ cũ nhẹ nhàng, để gọn sang một bên.
- Bước 3: Nếu cần hãy tiến hành vệ sinh vết thương với các dung dịch sát khuẩn
- Bước 4: Đắp/ phủ nhẹ một miếng băng sạch, dùng băng y tế để cố định lại.
- Bước 5: Bông băng đã dùng rồi cho vào tui riêng vứt bỏ đúng nơi quy định.
Với những vết thương lớn, chảy dịch/ máu nhiều hãy sơ cứu bằng cách băng/bó lại vết thương và chuyển nạn nhận đến cơ sở y tế gần nhất. Những vết thương có diện tích nhỏ hãy vệ sinh bằng cách dung dịch sát khuẩn (nước muối sinh lý), lựa chọn các loại băng/gạc phù hợp để đẩm bảo không bị nhiễm trùng.
Đảm bảo chế độ nghỉ hơi, ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học để vết thương nhanh lành.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!