Thay đổi thời tiết như lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại virus. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra hội chứng sốt siêu vi, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi – còn gọi là sốt vi rút – là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại vi rút hay siêu vi trùng. Hàng loạt các bệnh nhiễm trùng vi rút đều có thể gây sốt. Trong đó có một số bệnh gây sốt nhẹ; một số bệnh khác như sốt xuất huyết có thể gây sốt cao. (1)
Có nhiều chủng loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi; phổ biến hàng đầu có thể kể đến như Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… Phần lớn mất khoảng 4-5 ngày để hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt siêu vi nghiêm trọng cần đến sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Sốt siêu vi lây qua đường nào?
Có nhiều cách khiến bạn bị nhiễm siêu vi và dẫn tới sốt, thường gặp như: (2)
- Hít thở: Nếu một người bị nhiễm virus có ho/ hắt hơi ở gần bạn, bạn có thể hít phải những giọt bắn có chứa virus từ họ. Trường hợp này thường xảy ra đối với lây cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
- Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm virus như virus norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bị cắn/ đốt: Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng virus nếu bị côn trùng và các động vật khác mang virus cắn/ đốt. Ví dụ cho trường hợp này là bệnh dại hoặc sốt xuất huyết.
- Truyền máu: Nếu người hiến máu bị nhiễm virus như viêm gan B hay HIV thì có nguy cơ cao lây bệnh cho người nhận máu.
Đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi
Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
- Có tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi
- Ở gần động vật bị nhiễm hoặc đang giết mổ chúng
- Đi du lịch hoặc đến khu vực đang có “dịch” sốt siêu vi
- Quan hệ tình dục thiếu các biện pháp an toàn với người nhiễm bệnh
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu
Nguyên nhân bị sốt siêu vi
Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi là do nhiễm virus. Sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại virus.
Triệu chứng bị nhiễm siêu vi
Một khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ mất từ 16 giờ tới 48 giờ để chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sốt. (3)
Người bị nhiễm siêu vi có thể sốt từ 37,2°C (nhiệt độ đo được ở nách) đến hơn 39°C tùy vào loại virus tiềm ẩn. Ngoài ra khi có hiện tượng sốt siêu vi, người bệnh còn có thêm các triệu chứng kéo dài trong vài ngày như:
- Ho
- Hắt hơi
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi
- Mất nước
- Đau đầu
- Đau nhức cơ thể
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Đau amidan
- Chảy nước mũi
- Khó thở
- Viêm họng
- Viêm da
- Buồn nôn, nôn ói
- Rối loạn tiêu hóa (thường gặp là tiêu chảy)
- Phát ban
- Sưng mặt
- Đỏ mắt
Phần lớn các cơn sốt do virus gây ra kéo dài từ 3-4 ngày; một số ít kéo dài ít nhất 1 ngày. Ngoài ra có những cơn sốt khác như sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 10 ngày trở lên.
Hầu hết người bệnh gặp hội chứng nhiễm siêu vi không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên nếu sốt trên 39°C hoặc trên 38°C đối với trẻ em thì nên đi thăm khám bác sĩ. Đặc biệt nếu có bất kỳ triệu chứng như đau đầu dữ dội, cứng cổ, mắt bị chói sáng,… xuất hiện kèm với sốt, bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức bởi đó là các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não.
Lưu ý: Nếu người bị nhiễm siêu vi đồng thời đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như steroid, methotrexate hoặc thuốc điều trị ung thư; người ghép tạng; nhiễm HIV… hoặc hay có dấu hiệu rối loạn tri giác thì cần thăm khám ngay lập tức.
Cách chẩn đoán bệnh sốt siêu vi
Cả 2 bệnh lý nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra có nhiều triệu chứng tương tự. Vì vậy để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể.
Điều trị bệnh sốt siêu vi
Sốt siêu vi thường không cần điều trị. Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm trùng do virus – trừ khi bạn bị nhiễm trùng thứ cấp trong khi bị sốt siêu vi. (4)
Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Dùng thuốc không kê đơn: Thuốc hạ sốt Ibuprofen và acetaminophen là những thuốc không kê đơn người sốt siêu vi có thể sử dụng. Aspirin cũng có thể giúp bạn hạ sốt nhưng không được dùng cho người dưới 18 tuổi. Lưu ý, đối với các trường hợp sốt xuất huyết, chỉ được sử dụng acetaminophen để hạ sốt.
- Tắm nước ấm: Giúp làm dịu cơ thể đang sốt
- Uống nhiều nước: Bổ sung thêm lượng nước hằng ngày hoặc các chất điện giải vừa giúp hạ thân nhiệt vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
Điều không nên làm khi bị sốt nói chung và sốt siêu vi nói riêng là chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt. Đây là sai lầm của không ít người. Thực tế khi thân nhiệt đang tăng cao thì việc tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp không chỉ không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Thay vào đó người bệnh có thể tắm nước ấm sẽ tốt hơn.
Biến chứng sốt siêu vi
Bị nhiễm siêu vi dẫn đến sốt liệu có nguy cơ biến chứng? Mặc dù thông thường bệnh sẽ thuyên giảm triệu chứng trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhiễm siêu vi gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: mất nước, xuất hiện ảo giác/ mê sảng, hôn mê, co giật, suy thận, suy gian, sốt hô hấp hay suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết.
Cách phòng ngừa sốt siêu vi
Do virus thường lây lan qua đường hô hấp, côn trùng cắn/ đốt, dịch cơ thể và đường ăn uống cho nên nếu áp dụng 6 cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả: (5)
- Rửa tay đúng cách: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng/ nước rửa tay khô trước khi ăn, sau khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh,… Tay là nơi tiếp xúc nhiều bề mặt có thể chứa virus. Giữ tay sạch sẽ giúp ngăn chặn virus đáng kể, từ đó ngăn ngừa sốt siêu vi.
- Tránh ở gần/ tiếp xúc với người bệnh: Nên duy trì khoảng cách an toàn với người bị sốt siêu vi – đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
- Phòng ngừa muỗi đốt: Một số bệnh sốt siêu vi như sốt xuất huyết lây lan qua đường muỗi đốt. Do đó các sản phẩm chống muỗi như kem bôi, mùng màn, thuốc xịt,… là vật dụng cần thiết. Ngoài ra bạn cũng nên đóng cửa vào buổi tối và đảm bảo không gian sống xung quanh thoáng đãng, che kín nơi đựng nước,… để không tạo ra nơi sinh sản của muỗi.
- Che mũi, miệng: Đeo khẩu trang là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa các giọt bắn chứa virus trong không khí. Nếu không có khẩu trang thì bạn nên che miệng và mũi mỗi khi ở gần ai đó ho hoặc hắt hơi.
- Có thói quen ăn uống tốt: Ăn đồ ăn ấm cũng góp phần giảm nguy cơ bị nhiễm siêu vi bởi virus không tồn tại được ở nhiệt độ cao. Ngoài ra ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự lây nhiễm virus.
- Chủng ngừa: Có nhiều bệnh nhiễm trùng gây sốt siêu vi có thể ngăn ngừa bằng việc tiêm ngừa. Ví dụ như cúm. Vậy nên nếu có thể hãy tiêm chủng các loại vaccine cúm hiện có.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ cúm, khách hàng có thể liên hệ đến bệnh viện để gặp bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp.
Sốt siêu vi là bệnh có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi. Hầu hết sốt siêu vi không gây nguy hiểm nhưng cần theo dõi kỹ nếu thân nhiệt tăng cao hơn 39°C. Khi bị bệnh, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và uống đủ nước; tránh để cơ thể suy nhược. Trong tình hình đang có dịch cúm A, việc tiêm vaccine phòng cúm hằng năm là một trong những cách phòng ngừa bị nhiễm siêu vi không nên bỏ qua.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!