Xác định học tiếng Trung giản thể hay phồn thể
Tiếng Trung giản thể và phồn thể có 2 kiểu chữ khác nhau. Chữ giản thể là chữ được đơn giản hóa từ chữ phồn thể, có cùng cách đọc nhưng chữ viết được giản lược. Hiện nay người Trung Quốc hay dùng giản thể và người Đài Loan thường dùng phồn thể. Là người mới học tiếng Hoa, bạn nên học chữ giản thể, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra mà lựa chọn cho mình loại chữ học phù hợp.
Xem thêm tiếng Trung giản thể và phồn thể là gì?
Chọn giáo trình Hán ngữ
Dưới đây trung tâm sẽ giới thiệu đến bạn một số đầu sách học tiếng Trung kinh điển để bạn tham khảo.
- Giáo trình HSK: Sách HSK được nhiều trường đại học áp dụng làm giáo trình chuẩn để dạy học. Bao gồm 6 phần, nếu muốn tham gia kì thi lấy bằng HSK thì bạn nên cân nhắc luyện thi HSK bằng bộ giáo trình mang tính học thuật này.
- Giáo trình Hán Ngữ: Đây là bộ sách mà hầu hết những ai học chuyên ngành tiếng Trung đều biết. Học giáo trình Hán ngữ có 6 quyển, trong đó có cả bài tập để luyện kiến thức ngày một nâng cao.
- Giáo trình Boya: Cuốn giáo trình kinh điển gói gọn rất nhiều kiến thức tiếng Trung tốt trong chương trình, do đó tương đối nặng. Tuy nhiên điểm mạnh của sách là rất chú trọng ngữ pháp, có nhiều bài tập để bạn rèn luyện.
- Giáo trình đàm thoại 301: Dành cho những bạn đang có nhu cầu học cấp tốc, không có thời gian để học tập. Giáo trình gồm 301 câu hội thoại bằng tiếng Trung giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe nói.
Tất nhiên vẫn còn rất nhiều sách học tiếng Trung giao tiếp chất lượng để bạn chọn giáo trình chất lượng, phù hợp nhất.
Học phát âm tiếng Trung
Học phát âm là bước cơ bản đặc biệt cần có đối với người mới bắt đầu. Bạn cần nắm cách phiên âm chuẩn, những quy tắc biến đổi dấu thanh, biến điệu như biến thanh của từ 一 / Yī / ,不 / Bù / hay cách đọc những vận mẫu khi đứng một mình. Như thế bạn mới có thể phát âm đúng theo cách mà người bản xứ vẫn nói. Hãy cố gắng luyện tập, kiểm soát được giọng nói của mình để có kiến thức nền vững chắc.
Cấu tạo của phiên âm tiếng Trung cũng giống với tiếng Việt:
Phiên âm = Phụ âm + Nguyên âm + Dấu thanh
(Pinyin = Thanh mẫu + Vận mẫu + Thanh điệu)
Học bảng chữ cái tiếng Trung
Bất kì ai khi mới học ngôn ngữ cũng đều phải nắm vững bảng chữ cái tiếng Trung. Dù bạn học tiếng Trung phồn thể hay giản thể, thì cũng đều cần học từ căn bản.
Về cơ bản pinyin bao gồm 36 nguyên âm, 21 phụ âm, 4 thanh điệu (dấu thanh) và 1 khinh thanh nhẹ.
- Nguyên âm: Hay còn gọi là vận mẫu tiếng Trung. Nguyên âm bao gồm: 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi, 1 nguyên âm cong lưỡi.
- Phụ âm: Hay gọi thanh mẫu tiếng Trung, một trong ba phần cơ bản tạo nên bảng chữ cái. Phụ âm gồm: 4 âm môi, 4 âm đầu lưỡi, 3 âm gốc lưỡi, 3 âm mặt lưỡi, 4 âm đầu lưỡi trước và sau, 3 phụ âm kép.
- Thanh điệu: Hay thanh điệu tiếng Trung. Mục đích dấu thanh được tạo ra nhằm giúp người học dễ dàng đọc đúng dấu của từng chữ Hán. Thanh điệu gồm 5 thanh.
Học 214 bộ thủ
Bộ thủ tiếng Trung (部首 / Bù shǒu /) là một phần cơ bản cấu tạo nên chữ Hán và cả chữ Nôm. Một chữ Hán được cấu tạo nên bởi một hay nhiều bộ Thủ ghép lại với nhau.
Học cách viết chữ Trung
Trong văn hóa Trung Quốc mỗi chữ đều có quy tắc viết riêng của nó. Cách viết chữ Hán được tuân theo nguyên tắc như sau:
- 先横后竖 => Ngang trước sổ sau.
- 先撇后捺 => Phẩy trước mác sau.
- 从上到下 => Trên trước dưới sau.
- 从左到右 => Trái trước phải sau.
- 先外后内 => Ngoài trước trong sau.
- 先里头后封口 => Vào trước đóng sau.
- 先中间后两边 => Giữa trước hai bên sau.
Xây dựng vốn từ vựng tiếng Trung
Khi đã hiểu rõ phần phát âm, bạn cần xây dựng từ vựng cho bản thân. Biết càng nhiều từ mới bạn càng có lợi thế trong ngôn ngữ.
Khi học một từ vựng bạn phải ghi nhớ mặt chữ và cách đọc của nó. Để tích lũy được vốn từ nhanh, bạn nên học các từ đơn sau đó ghép thành những cụm từ có nghĩa. Ngoài ra bạn cũng có thể học từ các mẫu có sẵn, tự đặt ra ví dụ cho từ mới.
Một phương án khác khá hiệu quả là hãy tự sáng tạo cho mình một bộ flashcard để học từ vựng. Nếu bạn không biết làm flashcard thì có thể tham khảo các bộ flashcard được in sẵn nhé.
Khi đã có được kha khá vốn từ vựng bạn sẽ thấy học tiếng Trung dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
Ghi nhớ ngữ pháp trong tiếng Trung cơ bản
Để giao tiếp thành thạo một ngôn ngữ thì việc hiểu rõ cấu trúc tiếng Trung cơ bản rất quan trọng, nó giúp bạn giao tiếp trôi chảy, mạch lạc và chính xác hơn, học tiếng Trung bài bản và nhớ được lâu dài.
Ngữ pháp tiếng Trung gồm thành phần tạo nên câu, từ loại, cấu trúc.
- Bạn cần nắm thành phần chính trong câu: Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ.
- Nắm các thành phần phụ trong câu: Định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, trung tâm ngữ.
- Học các cấu trúc câu cơ bản, những vị trí trong câu tiếng Trung. Gồm có: – Cấu trúc nhấn mạnh – Câu nghi vấn – Cách biểu thị nguyên nhân – kết quả – Cấu trúc chỉ có – mới… – Câu chỉ cần – thì… – Câu cho dù – đều… – Cách dùng nếu – thì… – Mẫu câu mặc dù – nhưng… – Cách sử dụng không những mà còn… – Cấu trúc không phải – mà là…
- Nắm cách phân biệt một số cụm từ dễ nhầm lẫn khi sử dụng.
Thực hành giao tiếp tiếng Trung
Khi đã trang bị đủ các kiến thức trên, việc quan trọng và mục đích cuối cùng của việc học tiếng Trung là sử dụng nó. Vì vậy, bạn cần phải luyện giao tiếp tiếng Trung nhiều hơn. Việc này sẽ giúp ích rất lớn tới việc hình thành khả năng phản xạ khi bạn nói chuyện.
Hãy tìm hiểu những câu giao tiếp tiếng Trung của người bản xứ để cách nói chuyện tự nhiên hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!