Bật mí cách đối nhân xử thế của người thông minh – Mindalife

Bạn muốn trở thành một người thành công trong sự nghiệp? Bạn cần học những kỹ năng phát triển bản thân? Cách đối nhân xử thế giữa người với người sẽ giúp bạn duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp ở xung quanh mình. Dưới đây, Mindalife sẽ chia sẻ với bạn các cách đối nhân xử thế của người thông minh.

9-cach-doi-nhan-xu-the
9 cách đối nhân xử thế

1. Lắng nghe chân thành

Cách đối nhân xử thế hiệu quả với người khác trước tiên cần có sự lắng nghe chân thành. Tập trung khi lắng nghe là bạn đã thể hiện sự tôn trọng với người nói, hiểu được vấn đề sẽ giúp cuộc giao tiếp hiệu quả, tránh tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”. Lắng nghe chân thành và thể hiện cảm xúc, chia sẻ quan điểm cá nhân đúng lúc sẽ khiến cuộc trò chuyện vui vẻ hơn.

2. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng

Bất kỳ ai cũng muốn mình được tôn trọng, được tán dương nếu làm tốt. Vì thế, hãy cho họ biết là việc họ làm được có giá trị, họ đang đóng góp cho công việc chung.

3. Gần gũi khi giao tiếp

Trong nhiều trường hợp, cuộc giao tiếp bị “đóng băng” bởi chưa đủ thấu hiểu và thiếu cởi mở giữa các cá nhân với nhau. Vì thế, tạo bầu không khí tốt khi giao tiếp sẽ giúp cuộc đối thoại trở nên vui vẻ, việc chia sẻ và bày tỏ quan điểm được thoải mái và thấu hiểu nhau hơn. Đây là cách đối nhân xử thế cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Hãy tập trung lắng nghe và cư xử chân thành, mọi người sẽ yêu mến bạn nhiều hơn.

gan-gui-va-thau-hieu-khi-giao-tiep
Gần gũi và thấu hiểu khi giao tiếp

4. Thể hiện lòng biết ơn của bạn

Khi ai đó làm điều tốt với bạn, bạn nên thể hiện lòng biết ơn với người đó. Điều này thể hiện việc bạn đánh giá cao về việc họ làm, biết ơn là họ đã có lòng tốt khi đối xử với mình. Đừng tiếc nói lời cảm ơn với nhân viên phục vụ vì đã dọn dẹp giúp mình, cảm ơn bác tài xế đã cho mình chuyến đi an toàn,…

5. Ghi nhớ tên của họ

Ghi nhớ tên của người đã từng tiếp xúc cũng là một cách đối nhân xử thế bạn cần ghi nhớ. Nghĩ mà xem bạn có khó chịu khi có ai đó gọi sai tên mình không. Việc nhớ tên người khác sẽ giúp bạn gây ấn tượng thể hiện sự quan tâm và tôn trọng với người đối diện.

6. Nói về lỗi của mình trước khi suy xét lỗi của người khác

Ai cũng có thể mắc những sai lầm. Nhiều người có xu hướng phán xét người khác mà không suy xét đến bản thân. Nếu bạn muốn người khác thừa nhận sai lầm của họ thì hãy bắt đầu bằng sai lầm của mình trước tiên. Đây là cách đối nhân xử thế vô cùng cần thiết, đối nghịch với văn hóa đổ lỗi.

7. Đừng cho rằng bạn đúng

Luôn luôn cho rằng mình đúng là người bảo thủ, không biết lắng nghe. Người thông minh luôn biết cách lắng nghe và chắt lọc những góp ý của người khác để hoàn thiện công việc.

Nếu biết cách đối nhân xử thế, bạn sẽ dễ dàng giải quyết các bất đồng ý kiến. Không chăm chăm khẳng định mình đúng, người khác sai mà cần tỉnh táo nhìn nhận vấn đề và nên khiêm tốn chấp nhận lời góp ý chân thành.

lang-nghe-nguoi-khac-de-hop-tac-thanh-cong
Lắng nghe người khác để hợp tác thành công

8. Học được cách từ chối

Nhiều người tốt bụng nên không biết cách từ chối người khác. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hoặc không thoải mái khi đáp ứng lời nhờ vả của người khác thì nên từ chối. Biết cách nói lời từ chối cũng là cách thể hiện tầm quan trọng và giá trị của bản thân.

Biết cách đối nhân xử thế, bạn sẽ được đánh giá cao và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Mong rằng những lời gợi ý trên đây sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Đừng quên truy cập vào mindalife.vn để đón đọc những thông tin hữu ích khác nhé.