Ù tai phải nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Ù tai phải là một trong những bệnh lý thuộc chuyên khoa tai mũi họng khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đôi khi thấy choáng váng, đứng không vững làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. U tai phải có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, do đó người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ nếu tình trạng ù tai kéo dài không giải thích được. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ù tai phải.

Ù tai phải là bệnh gì?

Docosan
U tai phải là bệnh gì?

U tai là tình trạng xuất hiện ảo thanh do nhiều nguyên nhân khác nhau, những âm thanh này chỉ mỗi mình người bệnh nghe được mà không đến từ bất cứ nguồn nào trong không gian. Đôi khi người bệnh cảm thấy khó chịu khi xuất hiện những âm thanh lạ bên tai thường xuyên, khi đó có thể ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng cuộc sống của họ. Ở mức độ nặng hơn họ có thể bị trầm cảm, luôn cảm thấy mình cô độc, tự tách mình ra khỏi xã hội hoặc đôi khi tự vẫn xuất hiện trong đầu họ.

U tai phải là tình trạng tai bên phải bị xuất hiện ảo thanh. Đi kèm với đó, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội vùng tai, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng hoặc tệ hơn có thể gặp vấn đề về hô hấp, tim mạch. Do đó, người bệnh cần lưu ý nếu gặp tình trạng ù tai phải kéo dài mà không giải thích được đi kèm là các triệu chứng thần kinh, tim mạch hay hô hấp thì họ nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ù tai phải

Docosan
Nguyên nhân gây ù tai phải

Nguyên nhân gây u tai phải thường do chấn thương bởi việc phơi nhiễm với âm lượng lớn hoặc âm thanh có cường độ cao liên tục hàng giờ liền do đặc tính nơi làm việc, thói quen nghe nhạc. Điều này vô tình làm tổn thương các cấu trúc bên trong tai, lâu ngày gây ù tai phải nói riêng và cả 2 tai nói chung. Ngoài ra ở một số người cao tuổi, quá trình lão hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ù tai do sự giảm chức năng của các tế bào lông trong ốc tai.

Một số nguyên nhân gây ù tai phải thường gặp như:

  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng ù tai phải. Bệnh lý xuất hiện khi có tình trạng xâm nhập của vi khuẩn vào trong ống tai giữa bằng các con đường khác nhau gây viêm, sưng, chảy dịch. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em do cấu trúc tai chưa phát triển và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng. Tình trạng viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực, hệ thần kinh trung ương.
  • Ráy tai: Ráy tai nhiều lâu ngày tạo nên các nút ráy tai cũng là một trong số các nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng ù tai. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai khỏi các tác nhân từ bên ngoài như nước, vi khuẩn, bụi. Tuy nhiên trong một số trường hợp ráy tai quá nhiều do tích tụ lâu ngày ở người lớn tuổi có thể làm giảm thính lực và gây ù tai. Khi gặp tình huống này cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được lấy nút ráy tai, tránh trường hợp tự lấy gây tổn thương ống tai.
  • Bệnh xơ cứng tai: Âm thanh được truyền vào tai thông qua các xương ở hệ thống tai giữa. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh xơ cứng tai, các xương này bị thay đổi một cách bất thường dẫn đến âm thanh không thể truyền qua các xương này gây nên tình trạng ù tai phải. Đây là bệnh lý tiến triển chậm nên hầu hết các bệnh nhân khi đên thăm khám đều có vấn đề về thính lực rõ rệt. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mất thính lực.
  • Bệnh rối loạn tiền đình: Bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng tai trong (hệ thống tiền đình – ốc tai) và não bộ bị tổn thương, dẫn đến cơ thể mất thăng bằng trong không gian. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như u tai, choáng váng, buồn nôn, nôn. Nếu bị tổn thương bên phải, người bệnh sẽ có cảm giác bị ù tai phải. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
  • Tổn thương dây thần kinh thính giác: Dây thần kinh thính giác có nhiệm vũ dẫn truyền những tín hiệu âm thanh về não bộ và góp phần giữ thăng bằng. Do đó khi dây thần kinh thính giác bị tổn thương người bệnh khó tránh khỏi tình trạng ù tai phải, mất thăng bằng, chóng mặt, khó giữ thăng bằng. Bênh cạch đó, một số triệu chứng có thể xuất hiện như khó ngủ, suy nhược, mệt mỏi, nghe kém. HIện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nên người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động là hiện tượng tích tụ các chất béo ở thành động mạch tạo nên các mảng xơ vữa chít hẹp lòng mạch ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành gây thuyên tắc mạch máu. Trường hợp xơ vữa động mạch ở tai, người bệnh có thể đột ngột cảm thấy u tai phải, tai trái, đau đầu.

Cách điều trị ù tai phải

Docosan
Ngiệm pháp Valsalva

Tự nhiên bị ù tai phải hoàn toàn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Một số trường hợp nuốt nước bọt hoặc sử dụng nghiệm pháp Valsalva có thể giúp khắc phục tình trạng ù tai ngay tức khắc. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều đến với bác sĩ bởi tình trạng ù tai phải kéo dài không giải thích được. Khi đó bác sĩ có thể dùng đèn soi tay hay một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh ù tai phải:

  • Mang đồ bảo hộ khi làm việc ở nơi có tiếng ồn lớn.
  • Không đeo tai nghe thường xuyên và không sử dụng mức âm thanh quá cao.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên, tránh các tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Sử dụng thực phẩm lành mành, giảm sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều chất béo.

Ù tai phải là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tuy nhiên ù tai phải kéo dài có thể được khắc phục hoàn toàn nếu như người đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng kịp thời. Tránh để tình trạng nặng, gây tổn thương nghiêm trọng đến thính lực.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.