Bàn thờ gia tiên là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Nó thể hiện lòng biết ơn cũng như sự hiếu thảo của con cháu đến tổ tiên, ông bà những người đã khuất.
Nhưng nhiều người vẫn chưa biết bàn thờ tổ tiên được bày trí như thế nào cho đúng. Và ban thờ tổ tiên theo phong tục Việt Nam gồm những ban gì, cách để sao cho đúng. Vậy hãy cùng Phạm Đạt tìm hiểu một bàn thờ tổ tiên gồm những gì và cách đặt các vật đó sao cho đúng nhất.
Ý nghĩa bàn thờ gia tiên
Người ta thường nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Theo quan niệm của tâm linh thì cai quản đất của các gia đình là Thần linh. Nếu đất mà không có thần linh cai quản hoặc các quan thần linh không thiên thì các vong sẽ lai vãng chiếm giữ lô đất đó.
Vì thế nên chúng ta lập bàn thờ và thờ các quan thì các ngự địa phận. Vị trí đó để các thần linh cai quản, trông giữ nhà cửa an yên. Các vị quan sẽ không cho các vong lai vãng lại lô đất của gia chủ.
Theo tâm linh thì phòng thờ là không gian làm việc, nơi ngự của người âm. Ban thờ chính là bàn làm việc, là nơi ăn, là nơi nghỉ ngơi của người âm.
Đây còn là nơi tưởng nhớ tới gia tiên. Qua đó, để giáo dục thế hệ con cháu biết báo hiếu tổ tiên, giáo dục về cội nguồn, lòng hiếu thảo, sống có lễ nghĩa.
Bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam
Thông thường trong nhà có các bàn thờ : Bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh và gia tiên, bàn thờ ông Địa – Thần Tài. Bàn thiêng ngoài trời thờ 9 phương Trời, 10 phương Phật. Ngoài ra tuỳ gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu, ông Hoàng, bà Chúa, các cô, các cậu hay thờ 5 Ông,…
+ Bàn thờ Phật
Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình. Trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ. Chính giữa có bát nhang hay lư trầm .
Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây, 3 chung nước, cặp đèn cầy hay đèn điện . Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật . Khi cúng Phật, phải tuyệt đối dùng đồ chay.
+ Bàn thờ Thần linh
Thường được đặt chung với bàn thờ gia tiên. Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa. Và cao hơn hai bát nhang còn lại . Đằng sau bát nhang có bài vị thờ Thần .
Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng. Thần linh ở đây bao gồm : Quan đương Niên hành Khiển hàng năm, Thành Tào Phán Quan, Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền hậu Địa chủ Tài Thần, Thần hoàng bản xứ, Thần Hoàng Bản Cảnh, Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa,…
+ Bát hương thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Là nội ngoại tôn thân – Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Không nên chia ra làm bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại .
Bát nhang này thờ tất cả các đời của 4 dòng họ nội ngoại. Chứ không hẳn chỉ có 9 đời như người ta thường hiểu sai . Thậm chí có nhiều bát hương linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời. Thậm chí hàng trăm đời trước .
Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân. Được đặt ở phía tay trái người đứng lễ. Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ. Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài,…
+ Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ
Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ, chưa vợ, chưa chồng. Nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại.
Thông thường trong số đó thường có một vài Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ của một vài đời rất linh thiêng. Thường theo phù hộ cho con cháu . Trong những buổi gọi hồn, thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng .
Bát nhang của Bà Cô – Ông Mãnh Tổ được đặt ở phía bên tay phải người cúng. Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông nhưng ở đây bắt buộc là bông có màu trắng. Tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì họ chưa có lập gia đình.
Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Và cách bày chuẩn nhất
-
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương
Đồ vật quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Với một gia đình thông thường thì việc thờ cúng Các Quan là: Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân, Thần Đất, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần,…
Vì thế, ban thờ trong một gia đình gồm có: Ban thờ Phật có một bát hương. Ban thờ còn lại có thể thờ chung Thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương.
Bát ở giữa cùng là bát hương to nhất và đặt ở vị trí cao nhất là thờ các quan. Bát bên phải, khi đứng nhìn vào ban thờ, là thờ Gia tiên. Bát bên trái, là thờ Bà cô, ông Mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu.
Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát hương. Cốt bát hương gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất. Và những câu thần chú chỉ ngũ sắc do thầy phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của người trần giới.
-
Cây vàng khối
Cây vàng khối là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên. Nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận và cây đặt bên trái bát hương tính theo hướng bàn thờ phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long (cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ. Người xưa có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
-
Lọ lộc bình
Thường bàn thờ gia tiên có 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm hàng tháng. Vào ngày thường, lọ này để không, nên người xưa gọi là độc bình. Ngày nay, người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng hai bên trên bàn thờ là không đúng.
Nếu muốn mua 02 lọ chỉ để chơi trong nhà chứ không nên đặt lên bàn thờ. Lọ độc bình thường đặt bên tay trái theo quan niệm của người xưa là đông bình tây quả.
-
Mâm Bồng trên bàn thờ
Mâm bồng hay còn gọi là đĩa thờ, mâm thờ. Là một trong những vật thờ không thể thiếu. Có chức năng đựng các loại hoa quả thờ cúng vào các dịp giỗ, lễ, tết. Mâm bồng có nhiều loại kích thước khác nhau tùy vào kích thước bàn thờ. Và sự lựa chọn của mỗi gia đình.
-
Bộ tam sự, ngũ sự
Bộ tam sự, ngũ sự là một bộ đồ thờ cúng quan trọng trên bàn thờ gia tiên. Nó tạo ra tính truyền thống và trang nghiêm cho không gian thờ.
Bộ tam sự gồm 3 đồ thờ là lư hương hay còn gọi là đỉnh thờ. Và 2 chân nến hoặc 2 hạc thờ.
-
Đèn dầu thờ cúng
Đèn dầu thờ cúng cũng là một vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Chiếc đèn dầu sẽ làm cho gian thờ ấm lên hẳn. Lửa còn có ý nghĩ như cầu nối giũa thế giới của người sống với người âm.
Điều này được thể hiện rất rõ trong nghi thức dâng hương của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên sẽ như một nhịp cầu vô hình. Nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Ngày giỗ, ngày tết, bàn thờ không thể không có lửa đèn, khói nhang.
-
Lọ đựng hương
Lọ đựng hương là một vật phẩm đồ thờ cúng khá quan trọng. Lọ đựng hương được đặt bên phải bàn thờ. Việc bố trí hương khói gọn gàng cũng góp phần dễ dàng hơn trong việc thờ cúng. Và thể hiện sự quan tâm, chú ý đến hoạt động thờ cúng.
-
Chén thờ
Chén thờ để chứa đựng nước sạch và rượu, nhằm mục đích dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên mỗi ngày.
Các chén thờ thường được bố trí với số lẻ là 3 hoặc 5 chén. Tùy vào lựa chọn của gia đình để chọn số chén thờ cúng phù hợp.
Trên đây là những vật mà một bàn thờ gia tiền bắt buộc phải có. Nhưng phần quan trọng nhất đó là chiếc bàn thờ. Bạn nên chọn mua mẫu bàn thờ không nhất thiết phải quá to mà tùy vào hoàn cảnh của gia đình.
Cách bày bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên ngày tết
Trước khi tiến hành bày lại bàn thờ gia tiên ngày tết, mọi người nên lau chùi. Dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ và các vật dụng thờ cúng như: lư hương, đốt chân nhang cũ, ly rượu, mâm trái cây, đèn, hoa,…
Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm để lau lại một lần nữa. Sau đó sắp xếp lại trên bàn thờ theo trình tự, quan niệm của từng nhà.
Hoa để bàn thờ nên để 1 loại cắm bình và 1 loại để trên đĩa. Ngoài ra, để mang theo không khí của ngày tết người ta thường cắm một cành đào. Hoặc một cành mai trong lọ sứ đặt trên bàn thờ.
Khi chọn hoa đặt trên bàn thờ nên chọn những loại có mùi hương thơm như huệ, cúc,… không nên chọn những hoa có gai như hoa hồng hoặc những hoa có mùi gắt khó ngửi.
Trên bàn thờ ngày tết đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Tùy vào quan niệm của mỗi vùng miền. Mà người ta chọn loại quả khác nhau theo ý nghĩa và tính ngưỡng.
Khi lựa chọn các loại quả không nên chọn tùy tiện. Phải lựa chọn những quả có hình dáng tròn trịa, hương sắc. Không nên chọn những quả có gai góc, lá sắc nhọn mang nhiều sát khí.
Theo phong tục ngày xưa, bánh chưng, bánh dày là 2 thứ tượng trưng cho Trời – Đất và lòng hiếu thảo của con cái. Đây là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào những ngày tết nguyên đán.
Ngoài ra còn thêm trầu cau, chén nước, 3 ly rượu. Và những loại bánh khác để bàn thờ có thêm cảm giác ấm cúng, đủ đầy.
Bàn thờ gia tiên ngày cưới
Cách trang trí ở Miền Bắc
Với Miền Bắc thì bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình. Trước buổi lễ thường được dọn dẹp sạch sẽ.
Tùy từng gia đình có thể phủ thêm vải đỏ và cùng với những dòng chữ, câu đối có ý nghĩa như: “Chúc mừng hai họ, trăm năm hạnh phúc” hay “Trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê, chữ Hỷ,… để trang trí thêm.
Trên bàn thờ còn phải có một mâm ngũ quả. Có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng. Hoa tươi trang trí hai bên, một con gà luộc và một đĩa xôi gấc đỏ.
Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu. thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.
Cách trang trí ở Miền Trung
Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản hơn so với cách bày của người miền Bắc. Nhưng vẫn được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Thường bàn thờ gia tiên sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng.
Và một loại bánh không thể thiếu đó là bánh phu thê. Nhà trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem. Và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như ở nhiều nơi khác.
Cách trang trí ở Miền Nam
Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng trọng đại. Và yếu tố lễ nghi đều luôn được đặt lên cao. Thường thì bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ. Chữ hỷ và câu đối, cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó.
Cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ và bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể để trống. Và một vật không thể thiếu trong ngày trọng đại này là cặp đèn cầy lớn được khắc hình long phụng.
Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái. Nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo. Là loại đèn cầy long phụng màu đỏ,. Còn đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!