Gừng có tác dụng giống như một loại thuốc kháng histamine tự nhiên, giúp kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho hay đau đầu.
- Thêm 1 thìa súp gừng băm, một vài lát đinh hương và quế vào 1 chén nước
- Đun sôi trong 5 phút, sau đó thêm một chút mật ong và nước chanh
- Uống trà thảo dược này 3 lần mỗi ngày trong mùa dị ứng.
Ngoài ra, nhai nhỏ gừng tươi vài lần một ngày cũng như cho gừng làm gia vị trong thực đơn nấu ăn của bạn hằng ngày cũng là cách hay để trị viêm mũi dị ứng thời tiết.
4. Nghệ
Để giảm thiểu nguy cơ dị ứng và viêm nhiễm đồng thời nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, nghệ cũng là lựa chọn đáng để bạn quan tâm đấy. Nghệ là chất chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt, đem lại hiệu quả chữa lành vết thương, chống viêm nhiễm. Nghệ có thể giảm thiểu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ho, nghẹt mũi, khô môi và hắt hơi.
- Chuẩn bị hỗn hợp gồm 6 thìa súp bột nghệ và 6 thì súp mật ong, trộn đều và bảo quản trong hộp hoặc chai kín
- Uống 1 muỗng cà phê nhỏ mỗi ngày trong mùa dị ứng thời tiết
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng 1 ly sữa nghệ mỗi ngày để có hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Dùng nghệ làm gia vị nấu ăn cũng là một cách đơn giản để hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.
5. Tỏi
Tỏi có chứa hợp chất quercetin, cũng là một chất kháng histamine tự nhiên, rất hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm mũi dị ứng thời tiết. Cũng giống như nghệ, tỏi còn là thảo mộc và gia vị có tính chất kháng khuẩn, virus, thúc đẩy hệ miễn dịch hồi phục nhanh chóng.
Nếu chịu được vị hăng đặc trưng của tỏi, trẻ có thể nhai 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày để đánh bay triệu chứng viêm mũi dị ứng vào những khi thời tiết thay đổi. Đơn giản hơn, bạn có thể thêm tỏi vào trong các món ăn hằng ngày.
6. Giấm táo
Giấm táo cũng là thành phần có chứa chất kháng histamine. Giấm táo có khả năng làm dịu các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu… đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.
- Cho 2 muỗng cà phê giấm táo nguyên chất vào 1 ly nước ấm
- Thêm vào đó một ít mật ong và nước cốt chanh
- Uống hỗn hợp 3 lần mỗi ngày cho đến khi cảm thấy khỏe hơn vào mùa dị ứng thời tiết.
7. Probiotic
Theo nghiên cứu vào năm 2013 của các nhà khoa học Trung Quốc, probiotic có tên Lactobacillus acidophilus (thường có trong các loại sữa chua) có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể mua các sản phẩm bổ sung probiotic ở hiệu thuốc hoặc ăn sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
8. Vitamin C
Vitamin C cũng có tính chất kháng histamine, có thể giúp giảm thiểu triệu chứng viêm mũi dị ứng đồng thời thúc đẩy sức khỏe hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây, rau quả như ổi, cam, quýt, kiwi, khoai tây, ớt chuông, cà chua, giá đỗ, dâu tây… hằng ngày vừa giúp ngăn chặn và làm giảm nhẹ chứng viêm mũi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!