Mang loa cộng hưởng đối với người Việt còn khá mới mẻ. Nếu bạn chỉ sử dụng những dòng loa karaoke thông thường hay các loa line array cho âm thanh sân khấu, sự kiện thì sẽ ít biết tới dòng màng loa này hơn. Nhưng nó có thể chính là công nghệ của tương lai.
Màng loa cộng hưởng là gì?
Màng loa cộng hưởng là một bộ phận của loa cộng hưởng (Passive Radiator) nó còn có tên khác là màng loa rung, có chức năng như củ loa ở những dòng loa thông thường, chuyển tín hiệu từ điện năng thành sóng âm để con người có thể nghe thấy. Màng loa cộng hưởng có sự khá biệt rõ ràng với các màng loa thông thường ở chỗ thay vì được làm hình nón, bằng các chất liệu mèm mại có độ đàn hồi cao thì nó lại được làm thành một tấm phẳng, không có tính đàn hồi, cứng.
Điều đặc biệt ở màng loa cộng hưởng là mỗi chiếc loa không chỉ có 1 màng loa được sử dụng mà nó phải từ 2 màng loa cộng hưởng trở lên, để chúng tác động và cộng hưởng giúp nhau. Để hiểu thêm về màng loa cộng hưởng là gì và nó hoạt động như thế nào thì chúng ta sẽ cùng đi tiếp xuống các phần bên dưới đây
Tác dụng của màng loa cộng hưởng
Để giúp cho màng loa cộng hưởng hoạt động tốt và tối ưu nhất thì mẫu thùng loa cộng hưởng được sản xuất kín để giữ lại được tối đa các áp lực được tạo nên bởi các màng loa, từ đó sinh ra sự hỗ trợ và cộng hưởng lẫn nhau tốt nhất giữa các màng. Loa cộng hưởng có kết cấu driver chỉ có vành loa, gân loa , màng loa và coil loa phía bên trong
Như đã nói ở trên, thiết kế thùng loa cộng hưởng sẽ hoàn toàn kín và không có lỗ thông hơi như những dòng loa thông thường hiện nay chúng ta đang dùng như loa âm trần, loa sub, loa treo tường,… Nguyên nhân tạo nên điều này cũng xuất phát từ nhu cầu của xã hội hiện đại, muốn những chiếc loa có kiểu dáng nhỏ gọn hơn, đẹp mắt hơn nhưng vẫn phải có âm thanh hay và chi tiết.
Ở các loa thông thường, các dải tần âm thanh mid hay treble thường được thể hiện phần nhiều ở mặt trước của màng loa, còn các âm bass sẽ được thể hiện ở phía mặt sau của màng loa. Người ta sẽ thiết kế một ống dẫn âm bass ra ngoài để phát và nghe. Tuy nhiên với điệu kiện hiện tại cho các dòng loa mini và bluetooth cần kích thước nhỏ nhưng âm vẫn chất lượng thì không đủ không gian thùng loa để ống dẫn âm đáp ứng tiêu chuẩn. Vì thế người ta sinh ra màng loa cộng hưởng để truyền tải luôn âm bass ra phía mặt trước màng loa, thu nhỏ vỏ thùng đồng thời biến mọi mặt phẳng đặt loa thành nơi phát và khuếch đại âm thanh..
Cơ chế hoạt động của màng loa cộng hưởng giống như một củ loa. Màng loa cộng hưởng sẽ được gắn với gân loa đàn hồi và bên ngoài là vành loa cố định. Khi màng loa truyền thống chuyển động nhờ tín hiệu điện được truyền tới loa, thì nó tạo ra áp lực bên trong thùng loa, nó làm màng loa cộng hưởng bị kéo và đẩy theo, từ đó tạo ra các âm thanh, đặc biệt là âm trầm đa số đươc phát ở phía mặt trong màng loa truyền thống. Nhờ vậy, các âm treble và mid đã được thể hiện ở màng loa này thì âm bass sẽ được cộng hưởng và thể hiện ở màng loa cộng hưởng còn lại.
Cũng nhờ điều này mà khi các màng loa cộng hưởng đặt lên các mặt phẳng cứng, nó cũng tạo áp lực lên các mặt phẳng này và biến chúng trở thành các màng loa thụ động, thể hiện đúng cá dải tần âm thanh đang có của bài hát, lời ca. Vì mỗi mặt phẳng khác nhau lại có tính phản xạ và tái tạo âm khác nhau nên mỗi khi chúng ta đặt màng loa cộng hưởng tiếp xúc với mỗi mặt phẳng này đều nhận được các âm thanh rất khác biệt, Với mặt phẳng gỗ thường tự nhiên, êm ái và trầm ấm hơn, mặt thủy tinh sẽ cao thanh và trong treo hơn,…
Ưu và nhược điểm khi sử dụng màng loa cộng hưởng
Đây được xem là sự sáng tạo và công nghệ khá mới trong lĩnh vực âm thanh và nó ngày càng được ứng dụng nhiều, đặc biệt là vơi những chiếc loa mini hay những chiếc loa bluetooth hay những loại loa có nhân nhỏ gọn.
Ưu điểm khi dùng màng loa cộng hưởng
- Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng có cả thiết kế đặt và treo để đặt dưới bàn tránh bền bộn, đặt trên tường hay trong tường để biến cả khoảng tường nhà bạn thành một chiếc loa lớn,.
- Trải nghiệm âm thanh độc đáo mỗi khi đổi nơi đặt loa, phù hợp cho khá nhiều loại nhạc đặc biệt là những loại nhạc du dương và giai điệu nhẹ nhàng.
- Dễ dàng mang đến bất cứ nơi nào bạn muốn, đẹp mắt và hiện đại
Nhược điểm khi sử dụng màng loa cộng hưởng
- Không dùng được với nhiều dòng loa có công suất lớn
- Những dòng nhạc có giai điệu nhanh và quá mạnh không thực sự phù hợp với loa cộng hưởng và nếu thường xuyên phát dòng nhạc như vậy loa sẽ nhanh và dễ bị hư
Những thương hiệu chế tạo màng loa cộng hưởng nổi tiếng
Chế tạo màng loa cộng hưởng không quá khó về mặt cấu tạo. Nhưng nếu bạn hiểu về kỹ thuật âm thanh và cơ học thì bạn sẽ biết rằng để chế tạo được một chiếc màng loa cộng hưởng có khả năng thể hiện đầy đủ các dải tần âm thanh và độ tác động, áp lực xuống mặt sàn, vừa đủ để nghe giai điệu thực sự vang và hay là cả một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và kì công.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thương hiệu đang sản xuất màng loa cộng hưởng nhưng chỉ một số ít trong đó nổi tiếng và có tiếng vang, uy tín lớn trên thị trường đó là màng loa cộng hưởng Harman Kardon, màng loa cộng hưởng Sony và màng loa cộng hưởng JBL.
Màng loa cộng hưởng Harman Kardon
Harman Kardon là thương hiệu của Hoa Kì đã được hình thành từ năm 1952 và đã trở thành huyền thoại trong lĩnh vực thiết bị âm thanh.Việc sản xuất màng loa cộng hưởng Harman Kardon nằm trong dây truyền sản xuất loa cộng hưởng của hãng và đã đực chúng minh được chất lượng đi kèm với hiệu quả âm thanh của mình.
Mỗi màng loa cộng hưởng Harman Kardon đều có thiết kế rất gọn gàng và đẹp mắt. Chất liệu làm màng thì luôn dày dạn và có độ bền cao, từ đó hỗ trợ âm cộng hưởng tốt với bề mặt tiếp xúc, cho ra âm đẹp và to hơn, rõ ràng và chi tiết hơn.
Khi sử dụng màng loa cộng hưởng Harman Kardon bạn sẽ có khá nhiều trải nghiệm thú vị nhờ cấu tạo và thiết kế của Harman Kardon rất thú vị, ở các mặt phẳng như kim loại màng loa sẽ cộng hưởng cho âm thanh rất thanh và vang xa, còn các bề mặt gỗ hay đất thì âm lại trầm ấm và sâu sắc. Thiết kế của loa cộng hưởng Harman Kardon cũng có nhiều hình dáng giúp chúng ta có thể sử dụng trong nhiều không gian và mặt phẳng.
Màng loa cộng hưởng Sony
Sony là hãng máy móc hàng đầu nhật bản mà người dùng Việt đã quá quen thuộc, nó không chỉ có các thiết bị âm thanh mà còn sản xuất điện thại, máy tính,… Nhưng có thể nói chất lượng, độ bền và sự cao cấp của các sản phẩm của Sony thì không ai có thể không công nhận. Màng loa cộng hưởng Sony cũng được thiết kế đi kèm với hệ loa cộng hưởng của hãng và đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về chất âm, thiết kế và đồ bền vượt trội
Màng loa cộng hưởng Sony có thiết kế khá nhỏ gọn và bắt mắt, và hiện đại, Nó hướng tới sự đa năng để có thể sử dụng ở bất cứ không gian nào nên hãng Sony sản xuất theo khá nhiều hình dáng từ tròn, chữ nhật, elip,…vừa để đa dạng cho mỗi dòng loa cộng hưởng của hãng, vừa để tác động đến bề mặt tiếp xúc được âm thanh đa dạng hơn
Màng loa cộng hưởng JBL
JBL là ông lớn âm thanh của Mỹ đã được khẳng định chất lượng không chỉ các dòng loa hiện đại như loa cộng hưởng, loa bluetooth mà còn là các dòng loa truyền thống như loa karaoke, loa hội trường hay các dòng loa nhỏ gọn, tiện dụng và đa năng như loa âm trần cao cấp, loa treo tường. Nhắc đến JBL là người ta nói đến những dòng loa hạng sang với công nghệ âm thanh tân tiến, hiện đại nhất.
Màng loa cộng hưởng JBL cũng như hai loại trên, được sản xuất riêng và kèm theo những chiếc loa cộng hưởng hiện đại của hãng. JBL đã biến đã biến những sản phẩm của mình thành những tác phẩm mang nét riêng trong thiết kế , ấn tượng trong âm thanh, chất liệu kim loại bền chắc sang trong, được trang trí logo hãng đẹp mắt và đặt ngay ở giữa mặt màng loa, phía ngoài loa.
Mỗi lần các giai điệu được cất lên, những màng loa cộng hưởng JBL lại rung lên teo các nhịp điệu, đặc biệt là các âm bass bạn sẽ nhìn thấy rất rõ chuyển động của nó, trông rất thích mắt và hay ho. Thiết kế của JBL thiên về hướng hãng sang nên các màng loa cộng hưởng JBL cũng được chăm chút chi tiết và cực kì đẹp mắt, âm thanh ấn tượng. Mức giá của màng loa cộng hưởng JBL cũng không thuộc hàng giá rẻ
Cách chọn mua màng loa cộng hưởng phù hợp
Để có thể chọn mua màng loa cộng hưởng có mức giá tốt mà chuẩn nhất với chiếc loa của mình, bạn cần lưu ý một số vấn đề. Những điều đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới đây.
- Kích thước và hình dáng: các dòng màng cộng hưởng rất đa dạng, đặc biệt là về kích thước và hình dáng. Nếu chiếc loa cộng hưởng của bạn bị hư màng loa, bạn có thể liên hệ với chính nơi bán để trao đổi nếu còn thời gian bảo hành. Nếu không thì bạn hãy hỏi xem người ta có màng loa rời loại đó để bán không và mua lại.
- Công suất: Mức công suất chịu đựng của mỗi loại màng loa là khác nhau. Có thể cùng kích thước hình dáng nhưng nếu công suất không đủ thì thay xong một thời gian sau lại phải thay tiếp, rất khổ.
- Chất liệu tạo nên màng loa cộng hưởng: Chất liệu làm màng sẽ tác động đến chất âm, vậy nên nếu bạn muốn loại âm thanh như thế nào hãy ưu tiên chọn loại màng có chất liêu như vậy. Nhưng loại màng kim loại thường cho âm thanh thanh và phát những giai điệu vang hơn, với các loại màng gỗ cứng thì cho âm trầm hơn hơn và tự nhiên hơn,…
- Hãy mua tại những nơi uy tín: đây đương nhiên là điều mà nhiều người có thể đã nói với bạn vì những nơi uy tín sẽ cho bạn những thông tin chuẩn xác hơn và có chế độ bảo hành dài lâu, hàng bền và độ chuẩn mực cao hơn, Cũng có nhiều chính sác đi kèm khá thú vị
- Để mua màng loa cộng hưởng giá tốt: bạn nên mua với số lượng lớn bằng cách gom đơn hoặc hỏi xem bạn bè ai cần thì mua chung, như vậy vừa thể công tìm kiếm mà vừa có khả năng đàm phán giá.
- Tham khảo giá trước khi mua trên internet và người thân quen: đây là một cách hiệu quả để bạn có thể nắm được một cách cơ bản mức giá thị trường hiện tại, sau dễ trao đổi với người bán
Cách chế màng loa cộng hưởng
Nếu bạn muốn tự chế cho mình một chiếc màng loa cộng hưởng thì cũng không quá phức tạp. Việc tự chế màng loa cộng hưởng quan trọng nhất là ở chỗ bạn có thể chọn được loại tấm làm màng loa phù hợp. Như trên đã nói, mỗi loại nguyên liệu sẽ cho bạn một chất âm khác biệt, nên tùy sở thích để bạn chọn.
Các bước chế màng loa cộng hưởng sẽ tuần tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tấm làm màng bass, kéo, dao, thước, compa, giẻ lau
Bước 2: Gỡ màng loa cộng hưởng cũ đã bị hư, làm sạch nơi gắn gân loa với màng mới
Bước 3: Đo và vẽ màng loa mới có kích thước phù hợp, và tiến hàng cắt chuẩn
Bước 4: Dán màng cộng hưởng mới cố định vào gân loa và đợi cho keo khô đi là bạn đã thành công trong việc chế màng loa cộng hưởng như ý mình.
Có thể những gì tóm tắt sơ lược phía trên sẽ hơi khó hiểu. vậy bạn có thể tham khảo ở video mô tả dưới đây để chế màng loa cộng hưởng chuẩn nhất cho mình nhé:
Hi vọng những gì Lạc Việt Audio chia sẻ đã giúp bạn được phần nào trong quá trình hiểu màng loa cộng hưởng là gì? biết cách mua màng loa cộng hưởng giá tốt và phù hợp nhát hay cách tự chế màng loa cộng hưởng âm thanh hay và gọn, đẹp.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các thiết bị âm thanh hay muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của chúng tôi. Đừng ngần ngại gọi ngay số 0982 655 355 để Lạc Việt Audio có thể tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
Gửi tới các bạn lời chúc vui vẻ và bình an!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!