Trong xây dựng chúng ta vẫn luôn thấy có chức danh là chỉ huy trưởng công trình xây dựng. Vậy pháp luật nói chung cũng như Luật xây dựng 2014 nói riêng giải thích như thế nào là chỉ huy trưởng công trình xây dựng? Để được giữ chức vụ chỉ huy trưởng công trình xây dựng thì cần phải đảm bảo những điều kiện cụ thể như thế nào?
1. Điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình xây dựng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi 1 vấn đề như sau: Tôi đang thực hiện chấm thầu công trình A (Công trình đường giao thông cấp IV) trong hồ sơ mời thầu chúng tôi yêu cầu nhân sự chủ chốt làm chỉ huy trưởng công trình là có bằng đại học, chuyên ngành cầu đường, có 05 năm kinh nghiệm (tính theo bằng đại học). Nhà thầu B dự thầu đề xuất cán bộ làm chỉ huy tưởng công trình có bằng đại học tốt nghiệp năm 2014 (mới 3 năm), trước đó cán bộ này đã có bằng tốt nghiệp trung cấp năm 2004. Xin hỏi theo hồ sơ mời thầu thì nhà thầu B không đạt số năm tính theo bằng đại học, nhà thầu B không đạt về cán bộ chủ chốt có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 157 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình như sau:
“Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.”
Căn cứ theo Điều 53 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường như sau:
“Điều 53. Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
Xem thêm: Thẩm quyền, quy trình cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất trái phép
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”
Theo quy định trên, những người đủ tiêu chuẩn đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường hạng I, II, III đều có thể làm chỉ huy trưởng công trình hạng IV. Chỉ huy trưởng công trình mọi cấp phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động theo Điều 51 Nghị định 59/2015/NĐ-CP theo từng hạng và kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng công trình theo từng hạng tương ứng.
Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện đươc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng như sau:
Xem thêm: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng theo quy định mới nhất
– Phạm vi hoạt động:
+Đối với giám sát thi công hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
+Đối với giám sát thi công hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
+ Đối với giám sát thi công hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
+ Đối với giám sát thi công hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Đối với giám sát thi công hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Đối với giám sát thi công hạng III: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp III hoặc 02 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
Xem thêm: Quy định về yêu cầu và thời hạn bảo hành công trình xây dựng mới nhất
Luật sư tư vấn điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình xây dựng:1900.6568
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 59/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng đối với từng hạng như sau:
– Phạm vi hoạt động:
+ Hạng I: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tất cả các cấp;
+ Hạng II: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp I trở xuống;
+ Hạng III: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp II, cấp III.
– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng đối với từng hạng như sau:
Xem thêm: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng mới nhất 2022
+ Hạng I: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II;
+ Hạng II: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III;
+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV.
Như vậy, điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm mà phụ thuộc vào việc người đó đã được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động với hạng mục công trình nào hay chưa? Chỉ cần đủ điều kiện làm chỉ uy trưởng với bất kỳ hạng mục công trình I, II, III thì người đó sẽ có đủ điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình.
Bạn tham khảo quy định trên để xác định trường hợp của bạn có đúng hay không?
2. Điều kiện cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã có bằng ĐH xây dựng công trình cầu đường 4 năm, bằng trung cấp 8 năm , đã có chứng chỉ hành nghề giám sát, nay muốn làm chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường thì làm ở đâu được pháp luật công nhân, ( làm ở trung tâm hay ở sở giao thông) và thủ tục như thế nào. Xin cảm ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Định mức chi phí bảo hiểm công trình xây dựng năm 2022
Dựa theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn đang muốn được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường. Trường hợp này được hiểu là bạn đang muốn được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường, hay chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường. Do vậy, bạn không cần thực hiện các thủ tục để được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường. Tuy nhiên, khi muốn trở thành chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về năng lực và có các loại chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật xây dựng năm 2014 thì:
“Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
… 2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.”
Đồng thời tại quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường được xác định:
“Điều 53. Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mới nhất
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được trích dẫn ở trên thì tùy vào từng loại công trình mà để trở thành Chỉ huy trưởng công trường sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện phù hợp. Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn đã có Bằng tốt nghiệp đại học xây dựng cầu đường 04 năm, Bằng trung cấp 8 năm, đồng thời cũng đã có chứng chỉ hành nghề giám sát.
Trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng điều kiện để trở thành Chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường nếu như bạn có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với loại công trình mà bạn dự định cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình, hoặc đã có kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng thi công xây dựng, trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực tương ứng với loại và cấp công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, trong thông tin bạn không nói rõ, chứng chỉ giám sát của bạn thuộc loại nào, phù hợp với hạng, cấp công trình nào. Do vậy, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.
Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng mới nhất
Như vậy, từ những phân tích ở trên, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về Chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường, do vậy bạn không cần làm thủ tục gì để cấp loại chứng chỉ này. Tuy nhiên, để được làm Chỉ huy trưởng công trường thì bạn cần đáp ứng điều kiện về năng lực, về trình độ hoặc về kinh nghiệm phù hợp theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!