5 thông tin chi tiết về độ rọi tiêu chuẩn theo quy định pháp luật mới

Độ rọi tiêu chuẩn là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng. Mỗi khu vực khác nhau sẽ yêu cầu tiêu chuẩn riêng. Tham khảo những thông tin chi tiết về tiêu chuẩn độ rọi để thiết kế hệ thống chiếu sáng đạt hiệu quả cao.

1. Độ rọi tiêu chuẩn là gì?

1.1 Khái niệm độ rọi là gì?

  • Độ rọi là gì? Đây là chỉ số cường độ ánh sáng khi chiếu trên một bề mặt mà con người có thể cảm nhận bằng mắt. Đơn vị là lux, ký hiệu: lx; 1 lux = 1 lumen.
  • Khi đèn chiếu sáng trên một đơn vị diện tích có độ rọi là 1lux có quang thông = 1 lumen.
  • Độ rọi của đèn chiếu sáng trên vùng làm việc có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất lao động cũng như thị giác của con người.

Tiêu chuẩn độ rọi của những nguồn sáng phổ biến:

Nguồn sángĐộ rọiÁnh sáng mặt trời vào ban ngày32000-100.000 luxÁnh sáng mặt trời vào hoàng hôn, bình minh400 luxÁnh sáng mặt trăng1 luxÁnh sáng từ ngôi sao0.00005 luxÁnh sáng văn phòng400 luxCác trường quay truyền hình1.000 lux

1.2 Khái niệm độ rọi tiêu chuẩn

  • Độ rọi tiêu chuẩn là quy định về lượng ánh sáng chiếu trên một diện tích vùng làm việc nhất định.
  • Độ rọi theo tiêu chuẩn sẽ đảm bảo đáp ứng đủ ánh sáng cho thị lực của con người ở từng khu vực cụ thể.
  • Hiện nay, tiêu chuẩn độ rọi theo ánh sáng tự nhiên rơi vào khoảng 32.000 -100.000 lux.
Độ rọi tiêu chuẩn của hệ thống chiếu sáng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và con người
Độ rọi tiêu chuẩn của hệ thống chiếu sáng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và con người

1.3 Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

  • Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn là mức quang thông tối đa quy định cho từng khu vực riêng biệt. Mỗi khu vực sẽ yêu cầu cường độ ánh sáng khác nhau.
  • Tiêu chuẩn của cường độ ánh sáng không chỉ đảm bảo yêu cầu về chất lượng ánh sáng mà còn phải tốt cho mắt người dùng.

1.4 Mối quan hệ giữa độ rọi và các thông số liên quan

Độ rọi với quang thông

Quang thông là gì?

  • Quang thông là đại lượng để chỉ tổng lượng ánh sáng được phát ra từ đèn chiếu sáng trong 1 giây theo các hướng khác nhau.
  • Chỉ số độ rọi cao hay thấp phụ thuộc vào quang thông và diện tích chiếu sáng. Khi quang thông của đèn led chiếu trên những diện tích càng lớn thì độ rọi của đèn càng thấp đi.
  • Ví dụ: Đèn led có tổng lượng quang thông là 200 lumen. Chiếu sáng trên diện tích 1m2; độ rọi 200 lux. Tuy nhiên, khi chiếu trên diện tích 5m2 thì đội rọi chỉ còn lại là 40 lux.

Xem thêm: Quang thông là gì? Lumen là gì? 13 thông tin chi tiết về quang thông đèn led

Độ rọi với công suất đèn led

  • Độ rọi không được đo bằng công suất của đèn led. Đây là chỉ số được cảm nhận từ thị giác của người dùng.
  • Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa độ rọi và công suất sẽ được thay bằng thành phần của bước sóng hay nhiệt độ màu của ánh sáng.
  • Ví dụ: Đèn led có bước sóng 555mm thì 1 lux của đèn = 1.46 mW/m2.

2. Phương pháp đo độ rọi tiêu chuẩn

2.1 Độ rọi theo tiêu chuẩn chiếu sáng 7114 TCVN 2008

  • Thang đo có hệ số gần bằng 1.5 để chỉ ra sự khác biệt nhỏ nhất khi ánh sáng chiếu lên vùng làm việc.
  • Thang đo độ rọi được áp dụng trong điều kiện chiếu sáng bình thường thì 20lux là độ rọi cần thiết để nhận biết được mặt người.

Thang độ rọi theo tiêu chuẩn

20-30-50-70-100-150-200-300-500-750-1000-1500-2000-3000-5000 (lux)

Lưới độ rọi

Độ rọi là gì? Lưới độ rọi
Độ rọi là gì? Lưới độ rọi

2.2 Thiết bị cần có để xác định độ rọi

  • Chuẩn bị Luxmet với độ sai số không quá 10%. Luxmet cần phải độ nhạy cảm cao và phù hợp với quang phổ của đèn chiếu sáng.
  • Chuẩn bị không gian đo độ rọi ở điều kiện bình thường, theo yêu cầu của Luxmet.
  • Thiết bị tế bào quang điện và các dụng cụ đo đã được kiểm định.
  • Thiết bị đo độ rọi: máy đo độ rọi theo yêu cầu.
Máy đo độ rọi tiện lợi cho kết quả chính xác
Máy đo độ rọi tiện lợi cho kết quả chính xác

2.3 Các bước đo độ rọi tiêu chuẩn

Bước 1. Chuẩn bị đo

  • Điểm đo độ rọi chính là vị trí làm việc để xác định độ rọi đạt tiêu chuẩn.
  • Thực hiện thay bóng đèn bị hỏng, bị cháy, làm sạch hệ thống chiếu sáng trước khi tiến đo độ rọi.
  • Xác định các điểm để đo độ rọi, đánh dấu vào sơ đồ chiếu sáng có vị trí của đèn.
  • Điểm kiểm tra đo độ rọi cần đặt giữa phòng; cạnh tường; hoặc ở trung tâm của hệ thống đèn.
  • Đo độ rọi trụ cần có khoảng cách 1.5m từ sàn lên tới trần, cách tường lớn hơn 1m.
  • Các điểm kiểm tra độ rọi > 5 điểm.

Bước 2. Tiến hành đo độ rọi tiêu chuẩn

  • Tiến hành đo vào lúc tối; tỷ số giữa độ rọi của tự nhiên với độ rọi chiếu sáng x 0 < 0.1.
  • Khi chiếu sáng để phân tán người thì độ rọi tự nhiên không được vượt quá 0.1 lux.

Những quy định phải tuân thủ trong quá trình đo:

  • Người đo không được để bóng in trên tế bào của quang điện Luxmet.
  • Khi nơi chiếu sáng chỗ làm việc bị che tối bởi vật khác thì vẫn phải tiến hành đo độ rọi.
  • Quá trình đọ độ rọi khi các thiết bị và người trong phòng phải sắp xếp đúng như lúc đang làm việc.
  • Những vật nhiễm từ hoặc từ trường không được phép đặt gần dụng cụ đo.
  • Xác định giá trị điện áp lưới trước khi bắt đầu và kết thúc đo. Khi tiến hành đo khu vực làm việc phải được sắp xếp như bình thườngKhi tiến hành đo khu vực làm việc phải được sắp xếp như bình thường
  • Khi đo độ rọi của nguồn sáng hỗn hợp thì cần thực hiện trình tự đo lần lượt độ rọi của các đèn chung.
  • Sau đó người kỹ thuật đo độ rọi của các đèn chiếu sáng cục bộ ở nơi làm việc. Cuối cùng là đo độ rọi cho đèn điện chiếu sáng chung và đèn chiếu sáng cục bộ.
  • Thực hiện 4 phép đo độ rọi theo các phương thẳng đứng trong mặt phẳng vuông góc.

Bước 3. Xử lý kết quả đo được

  • Giá trị của độ rọi ( lux) được tính như sau:

Độ rọi của đèn led ( E) =Độ rọi đo được (Ed) x Chỉ số điện áp (Udd)

Chỉ số điện áp (Udd) – K ( Udd – Utb)

Trong đó:

  • E là độ rọi thực tế, kí hiệu lux.
  • Ed là độ rọi đo được, lux.
  • K là một hệ số, đèn dây tóc là 4, đèn huỳnh quang, đèn cao áp là 2.
  • Udđ là chỉ số điện áp, ký hiệu là V.
  • U1, U là điện áp lưới tại thời điện bắt đầu và kết thúc đo.
  • Như vậy, chỉ số độ rọi bằng tỷ số trung bình giữa các giá trị độ rọi thực tế.

3. Công thức tính độ rọi tiêu chuẩn của nguồn sáng

3.1 Công thức tính độ rọi

  • Độ rọi của đèn chiếu sáng được tính bằng công thức: E = Φ/S (đơn vị lux)
  • Theo đó, độ rọi = tỉ số giữa (công suất suất đèn x Quang thông x số lượng đèn sử dụng) : diện tích chiếu sáng.

3.2 Tính toán chiếu sáng theo độ rọi

  • Để tính toán chiếu sáng theo độ rọi, người dùng cần biết được số lượng đèn cần dùng.

Công thức tính số lượng đèn cần dùng:

Số lượng bóng đèn cần dùng =

Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọi

Công suất đèn x Quang thông

4. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng theo không gian

4.1 Độ rọi tiêu chuẩn nhà ở

  • Đèn chiếu sáng cung cấp ánh sáng đủ cho từng phòng với các chỉ số quang thông, độ rọi theo yêu cầu.

Các tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở được áp dụng:

  • Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008.
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD.
  • Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002.
  • Ánh sáng không được quá chói, quá mờ, không gây chói mắt.

Tham khảo quy định về tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà ở:

STT

Không gian chức năng

Yêu cầu

Độ rọi (lux)Độ đồng đềuChỉ số hoàn màuMật độ công suất (W/m2)Giới hạn hệ số chói lóa1Phòng khách≥3000.7≥80≤13192Phòng ngủ≥1000.7≥80≤8193Phòng bếp, phòng ăn≥5000.7≥80≤13224Hành lang, cầu thang, ban công≥1000.5≥60≤7205Tầng hầm (khu vực đỗ xe)≥700.5≥60≤716

4.2 Độ rọi tiêu chuẩn của phòng đọc thư viện

  • Độ rọi trong phòng làm việc phải giống nhau tránh sự phân bố độ chói không đồng đều.
  • Ánh sáng có độ rọi đạt chuẩn tránh được sự căng thẳng mang lại cảm giác thoải mái cho thị giác.

Tham khảo độ rọi tiêu chuẩn cho khu vực làm việc:

Khu vực chiếu sángĐộ rọi nơi làm việc ( lux )Các khu vực xung quanh ( lux )Bàn làm việc≥ 750300 – 500Văn phòng làm việc500400Phòng nghỉ300150

4.3 Chiếu sáng văn phòng theo quy định độ rọi tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng cho từng khu vực trong văn phòng khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng.

Văn phòng làm việc cũng có yêu cầu về độ rọi khi chiếu sáng

    • Văn phòng làm việc cũng có yêu cầu về độ rọi khi chiếu sáng

Tham khảo độ rọi cho từng không gian chiếu sáng văn phòng:

STTKhông gian chức năngĐộ rọi yêu cầu1Văn phòng làm việc> 4002Sảnh, phòng đợi2003Nhà bảo vệ2004Hành lang cầu thang1005Thang cuốn150

4.4 Độ rọi tiêu chuẩn nhà xưởng

  • Hệ thống đèn cần phải đảm bảo ánh sáng cung cấp đủ cho toàn nhà xưởng.
  • Sử dụng hệ thống chiếu sáng hợp lý với độ rọi đạt yêu cầu sẽ giúp nâng cao hiệu suất lao động.
  • Tùy theo từng loại hình, khu vực nhà xưởng sẽ có tiêu chí độ rọi khác nhau.

Đèn led nhà xưởng cần đạt tiêu chuẩn về độ rọi

    • Đèn led nhà xưởng cần đạt tiêu chuẩn về độ rọi

Tham khảo sản phẩm đạt độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng cho nhà xưởng: Đèn LED nhà xưởng 50w, đèn LED nhà xưởng 250w.

Doanh nghiệp có thể tham khảo bảng Tiêu chuẩn độ rọi cho từng loại hình nhà xưởng:

STTĐối tượng chiếu sángĐộ rọi trung bình Etb (lx)1Công nghiệp sản xuất thực phẩm:

– Nghiền vật liệu

– Sơ chế nguyên liệu thô

– Chế biến và lọc

– Đóng gói

300

150

500

500

500

2Công nghiệp sản xuất thuốc lá5003Công nghiệp sản xuất gỗ:

– Công đoạn xẻ gỗ

– Đóng bàn ghế

– Đánh bóng, quét dầu

– Kiểm soát chất lượng

150

300

500

750

4Công nghiệp gốm sứ:

– Công đoạn nung vật liệu

– Công đoạn đúc, nện, ép

150

300

5Công nghiệp hóa chất:

– Khu luân chuyển vật liệu

– Công đoạn xay, nghiền và pha

– Quá trình phun

– Phòng điều khiển và phòng thí nghiệm

200

500

300

6Công nghiệp sản xuất da:

– Công đoạn đánh bóng

– Công đoạn may vá

500

1000

7Xưởng đúc:

– Làm sạch và đúc

– Chế tạo hình dáng

– Đánh bóng

200

500

300

8Công nghiệp cơ khí tổng hợp:

– Công đoạn hàn

– Lắp ráp thiết bị cỡ trung bình

– Lắp ráp thiết bị cỡ nhỏ

– Tinh chế những chi tiết nhỏ

300

500

750

1000

9Công nghiệp giấy30010Kho lưu trữ15011Công nghiệp sản xuất kính:

– Phòng nung tổng hợp

– Tạo khuôn

– Trang trí chạm khắc

150

300

4.5 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà vệ sinh

  • Đối với nhà vệ sinh có trần là thạch cao nên lắp đặt đèn led ốp trần đều khắp trần để đảm bảo độ rọi đồng đều.
  • Đối với nhà vệ sinh trần bê tông nên chọn một đèn ốp trần công suất trung bình để lắp ở giữa trần.
  • Tiêu chuẩn độ rọi quy định cho nhà vệ sinh là 200lux.
  • Ngoài việc lắp đèn chiếu sáng chung trong nhà vệ sinh, cần phải chú ý tới đèn chiếu gương downlight, đèn chiếu gương.
  • Trong nhà vệ sinh không yêu cầu về màu ánh sáng nên người dùng sẽ tùy chọn màu ánh sáng đèn theo thiết kế chung của nhà.

4.6 Tiêu chuẩn chiếu sáng hành lang

  • Hành lang là lối đi lưu thông giữa các khu vực, các tòa nhà với nhau. Do đó, khi thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo chất lượng ánh sáng cũng như sự an toàn cho người đi.
  • Ánh sáng đèn phải chiếu rõ từng bậc thang, hướng chiếu sáng không rọi thẳng vào mắt người đi gây chói mắt.
  • Nên lựa chọn đèn hắt chân cầu thang kết hợp đèn exit.
  • Các tiêu chuẩn chiếu sáng hành phải đảm bảo:

Độ rọi (lux)Độ đồng đềuChỉ số hoàn màuMật độ công suất (w/m2)Giới hạn hệ số chói lóa≥1000.5≥60≤720

4.7 Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng đường phố

  • Thiết kế đèn led chiếu sáng cho đường phố phải đảm bảo độ rọi theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-7:2016/BXD; Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố TCVN 259: 2001.
  • Ánh sáng trên đường phố không được gây chói lóa mắt người đi đường; đảm bảo an toàn giao thông theo giới hạn tốc độ quy định.
  • Lắp đặt hệ thống đèn led thiết kế đạt tiêu chuẩn IP66; chống sét 10KV.

4.8 Tiêu chuẩn chiếu sáng học đường

  • Ánh sáng trong lớp học phải đảm bảo độ đồng đều; tránh chói mắt; giảm thiểu sự căng thẳng cho học sinh.
  • Khi lắp đặt đèn phải tránh gần vị trí quạt gây ra hiện tượng đổ bóng che mất tầm nhìn của học sinh.

PhòngĐộ rọi (lux)Độ đồng đềuChỉ số hoàn màu (Ra)Mật độ công suất (w/m2)Giới hạn chói lóaLớp học3000,780≤ 1319Thể chất3000,780≤ 1319Thực hành5000,780≤ 1319Khu hiệu bộ3000,780≤ 1319Phòng nghỉ10080≤ 822

5. Ý nghĩa của việc tính toán độ rọi tiêu chuẩn

5.1 Đánh giá chính xác hiệu quả của hệ thống đèn chiếu sáng hiện tại

  • Hệ thống đèn chiếu sáng đạt độ rọi theo quy định tiêu chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích.
  • Đối với nhà xưởng sản xuất: giúp tăng năng suất lao động với chất lượng sản phẩm cao.
  • Đối với người sử dụng, nhân công lao động: không gây khó chịu, tránh căng thẳng.
  • Đối với thị giác: không bị lóa hay chói mắt, mỏi mắt.

5.2 Thiết kế chiếu sáng với hệ thống đèn led mới phù hợp với không gian

  • Khi xác định được tiêu chuẩn độ rọi sẽ giúp thiết kế chiếu sáng với đèn led phù hợp.
  • Lựa chọn đèn led có quang thông 15.000 lumen, tuổi thọ > 65.000 giờ chiếu sáng. Đèn led nhà xưởng đáp ứng yêu cầu về độ rọi để nâng cao năng suất lao động
    • Đèn led nhà xưởng đáp ứng yêu cầu về độ rọi để nâng cao năng suất lao động
  • Thiết bị đèn led chất lượng không gây chói, lóa mắt, nhấp nháy khi sử dụng.
  • Hệ thống chiếu sáng đèn led thay thế cho đèn cao áp đảm bảo độ rọi trong không gian nhà xưởng.

Tham khảo:

Chip led là gì? Loại chip led nào tốt nhất

Led SMD là gì?

5.3 Đảm bảo các tiêu chuẩn chiếu sáng

An toàn cho sức khỏe, thị lực

  • Sử dụng đèn led chiếu sáng cung cấp đủ độ rọi tiêu chuẩn không gây chói mắt, lóa mắt.
  • Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến thị lực của người sử dụng, an toàn cho sức khỏe.

Độ rọi phù hợp

  • Tại mỗi khu vực làm việc cần có độ rọi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu làm việc.
  • Ánh sáng đạt độ rọi tiêu chuẩn giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Tiết kiệm điện năng

  • Sử dụng đèn led tiết kiệm điện năng tối ưu, chi phí giảm 2 – 3 lần so với khi dùng đèn truyền thống.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp.

Hiểu được độ rọi tiêu chuẩn để lựa chọn được đèn led và thiết kế hệ thống chiếu sáng tối ưu nhất. Đồng thời, độ rọi đạt chuẩn đảm bảo an toàn về sức khỏe và thị giác cho người dùng. Denlednhaxuongcaocap.com cung cấp các dòng đèn led nhà xưởng chất lượng cao. Liên hệ ngay: 0332599699 để được tư vấn, đặt hàng nhanh nhất.