Thiết kế giếng trời cầu thang giúp bạn tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên và tận dụng được diện tích gầm cầu thang. Tham khảo ngay bài viết này để lên ý tưởng thiết kế, năm rõ kích thước và cấu tạo tiêu chuẩn khi thi công.
1. Gợi ý 10+ mẫu giếng trời cầu thang đẹp, mang tính thẩm mỹ cao
Tùy theo sở thích và diện tích của ngôi nhà mà bạn có thể thiết kế giếng trời trên cầu thang theo nhiều kiểu khác nhau như: giếng trời mái trượt, giếng trời đóng mở tự động, giếng trời khung sắt hoa văn,… Mời các bạn tham khảo một số mẫu thiết kế cầu thang có giếng trời đẹp và thẩm mỹ:
Trang trí cầu thang và giếng trời trong nhà ống là biện pháp giúp tiết kiệm không gian cho nhà có diện tích chật hẹp tại các vùng nội thành đông dân.
Để giếng trời trên cầu thang tinh tế, độc đáo hơn một số người đã tô điểm thêm cho khu vực này như: tiểu cảnh dưới phần đáy giếng, treo đèn,…
Trong trường hợp nhà không đủ ánh sáng và thiếu gió khiến bị bí không gian thì thiết kế giếng trời sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
Trong thiết kế nhà ở hiện đại, cầu thang giếng trời thông tầng được xem là giải pháp thiết kế kiến trúc mang tính kỹ thuật cao. Giếng trời là khoảng không gian trống theo phương thẳng đứng, được thiết kế thông từ tầng trệt đến mái của công trình nhà ở.
Để tối ưu được không gian nhà ở, nhiều công trình sẽ thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ và thông tầng cùng với khu vực cầu thang.
Thiết kế giếng trời thông tầng trên cầu thang cần có giải pháp hiệu quả và phù hợp để ngôi nhà trông dễ nhìn và có tính thẩm mỹ hơn.
Kiểu trang trí giếng trời trên cầu thang không nhất thiết phải theo một khuôn nhất định, bạn có thể trang trí ô giếng trời cầu thang theo nhiều kiểu khác nhau hợp với không gian của mỗi tầng lầu.
2. Kinh nghiệm thi công giếng trời trên cầu thang
Để thiết kế giếng trời trên cầu thang được hoàn thiện tốt và đảm bảo hiệu suất lấy ánh sáng, thoáng gió, tránh giếng trời bị dột,… bạn cần xác định được kích thước, vị trí, vật liệu,…thiết kế giếng trời.
2.1 Kích thước tiêu chuẩn
Kích thước giếng trời cầu thang đảm bảo cân bằng phù hợp với diện tích ngôi nhà, không quá to cũng không quá nhỏ, thiết kế sao cho cân xứng giữa các chi tiết.
Theo đó, kích thước thiết kế giếng trời trên cầu thang không quá lớn, khoảng 4-6m2, đây là mức kích thước không ảnh hưởng đến không gian nhà ở. Theo quy luật, kích thước nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với phòng nhiều cửa sổ), nhỏ hơn 15% tổng mặt sàn (đối với phòng ít cửa sổ). Diện tích tối thiểu của giếng trời cầu thang là 450 x 450.
Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để tiến hành làm giếng trời. Đây là vấn đề sẽ được tư vấn và hỗ trợ bởi các kiến trúc sư nên bạn không cần quá lo ngại. Một số ngôi nhà được xây dựng không theo thiết kế tiêu chuẩn nào nên cần tuần thủ một kích thước phù hợp với không gian đặt giếng.
2.2 Cấu tạo
Cũng giống như giếng trời thiết kế tại những vị trí khác, giếng trời cầu thang có 3 phần là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng.
- Đỉnh giếng: Đỉnh giếng sẽ được lắp bằng mái cố định hoặc mái di động, nếu là lối lên sân thượng sẽ không thể làm mái cố định.
- Thân giếng: Phần không gian trống thẳng đứng bao quanh cầu thang. Thiết kế giếng trời cầu thang sẽ hạn chế vọng âm hơn so với vị trí giữa nhà hoặc thông với cửa sổ các phòng.
- Đáy giếng: Phần nằm ở phần cuối cùng (chân cầu thang). Ở phần đáy bạn có thể trang trí thêm tiểu cảnh, trồng cây các loại cây trong nhà để tăng thêm điểm nhấn cho căn nhà của bạn.
Phần giếng trời có thể lựa chọn thêm khung sắt bảo vệ giếng trời để nâng cao độ bền và tính thẩm mỹ. Phần khung sắt có thể uống theo hoa văn nghệ thuật, khi nắng chiếu xuống sẽ tạo hiệu ứng hoa văn ánh sáng hết sức thu hút.
2.3 Thiết kế giếng trời trên cầu thang lấy sáng tốt nhất
Cần xem xét mật độ ánh sáng trong ngôi nhà ít hay nhiều để có thể xây dựng giếng trời. Trường hợp nhà của bạn có quá nhiều ánh sáng thì không nên thiết kế thêm giếng trời cầu thang. Giếng trời trên cầu thang thích hợp với dạng nhà ống, nhà phố không có nhiều diện tích.
Bạn có thể kết hợp thêm cửa kính cường lực hoặc vách kính nếu phần giếng trời hẹp không đủ lấy sáng cho cả căn nhà.
2.4 Lựa chọn kính cường lực để lấy sáng tốt nhất
Phần lớn mái che giếng trời được sử dụng bởi hai chất liệu chính là kính cường lực hoặc tấm mê ca trong suốt. Đây là hai loại giúp bắt ánh sáng tốt, không bị ảnh hưởng nhiều bởi bụi và nước mưa.
2.5 Trang trí theo phong thủy
Giếng trời cho nhà mái đổ bê tông sẽ đa dạng mẫu thiết kế hơn so với giếng trời cho nhà mái tôn hay mái thái. Chú ý để ngôi nhà không bị hút nắng gắt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bạn tránh thiết kế giếng trời nằm ở hướng Tây và Đông.
Cầu thang được xem là xương sống của cả căn nhà. Chính vì thế, thiết kế giếng trời trên cầu thang theo phong thủy tốt sẽ đem đến sự hài hòa, cân đối cho không gian.
Để giếng trời trở nên bắt mắt và có điểm nhấn hơn, bạn có thể trang trí thêm cho phần đáy giếng. Trang trí giếng trời cho cầu thang bằng cách trồng cây, dựng tiểu cảnh khô hoặc ướt,…Ngoài ra có thể trang trí đèn treo ở phần đỉnh giếng thêm lung linh.
Việc trang trí cần thực hiện theo lối kiến trúc, phong cách của ngôi nhà và hợp phong thủy với gia chủ để cuộc sống gia đình được ấm êm và thu hút nhiều tài lộc, may mắn.
3. Vì sao nên thiết kế giếng trời trên cầu thang?
So với những vị trí như nhà bếp, sân sau, phòng khách, nhà ăn,…thì cầu thang vẫn là khu vực phổ biến hơn để thiết kế giếng trời. Vậy lợi ích thiết kế giếng trời cầu thang gồm:
- Kết hợp giữa cầu thang cùng giếng trời giúp ánh sáng tự nhiên sẽ được phân bổ đều cho các tầng, không gian nhà.
- Giếng trời cầu thang tạo hiệu ứng ống khói, hút gió từ ngoài vào lan tỏa khắp tầng và không gian nhà giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, thoải mái.
- Thiết kế giếng trời cầu thang là vị trí phong thủy lý tưởng cho ngôi nhà vì nó cân bằng, hài hòa mọi mặt. Trong kiến thức phong thủy nhà ở, cầu thang được xem là xương sống và là phần quan trọng của căn nhà, nếu xô lệch sẽ gây nên cảm giác khó chịu, bí bách.
- Thiết kế giếng trời trên cầu thang mang tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm được không gian cho ngôi nhà. Gia chủ cảm thấy thoải mái và thỏa sức sáng tạo với khoảng không của cầu thang kết hợp giếng trời theo sở thích cá nhân của mình.
Áp dụng thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp tinh tế nhất, từ đó giúp ngôi nhà có diện tích nhỏ hay căn phòng bí bách trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn chọn ra mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang phù hợp nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!