Cách thờ Ông Địa Thần Tài và 5 điều cần biết

1. Ông Địa là ai?

Ông Địa hay được gọi là Thổ Địa, Thổ Công hay Thổ Thần. Là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho rằng, Thổ công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi.

Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất (đất phải về với đất).

Ban tho Than Tai Tho Dia khong the thieu

Người Việt coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười.

Vì vậy Người Việt rất coi trọng và thờ cúng Ông Địa với mong muốn mang lại bình an, no đủ cho mỗi gia đình.

2. Hướng dẫn cách đặt bàn thờ Ông Địa

Như đã đề cập ở trên bàn thờ Ông Địa được đặt ở dưới đất, nơi bao quát được khách ra vào và tránh những nơi quá sáng, tránh có góc nhọn chĩa vào bàn thờ Ông Địa.

Hướng đặt tốt nhất của bàn thờ ông địa có thể theo hướng hợp với chủ nhà hoặc cũng có thể đặt theo hướng hứng được dòng khi bên ngoài khi vào nhà. Bạn có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính rồi chọn các cung Thiên Lộc, Quý Nhân xác định vị trí đặt bàn thờ ông Địa sao cho phù hợp.

Lưu ý bàn thờ phải đặt ở chỗ tọa vững chắc, sau lưng bàn thờ cần dựa vào tường hay tủ kệ có vị trí cố định, hầu như không dịch chuyển.

Cách thờ Ông Địa Thần Tài và 5 điều cần biết

Bộ đồ thờ Ông Địa & Thần Tài bằng sứ men rạn cổ đắp nổi – Tụ lộc, may mắn

3. Cách cúng Ông Địa như thế nào?

Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta xem thường Cách thờ cúng Ông Địa.

Ở Việt Nam mỗi vùng miền có một qua niệm thờ cúng Ông Địa khác nhau

Ở miền Nam trên bàn thờ Ông Địa thường có thêm một đĩa tỏi hay một bó tỏi tươi. Họ tin rằng Ông Địa thích ăn tỏi và khi cúng tỏi Ông Địa sẽ mang lại tài lộc, may mắn. Thường khi cúng Ông Địa thì ăn trước một miếng trước bàn thờ thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn).

Đối với miền Bắc ít cầu kỳ hơn, họ cúng Ông Địa như bình thường. Thờ cúng Ông Địa thành tâm mỗi ngày với hoa quả, bánh kẹo. Đặc biệt là vào các ngày rằm hay đầu tháng (tính theo âm lịch) sẽ mang lại phú quý, may mắn trong kinh doanh, công việc cho gia chủ.

4. Lễ cúng Ông Địa và những điều cần biết

Lễ cúng mặn từ tháng 1 tới tháng 6 (Âm lịch) chuẩn bị một lọ hoa thọ, 5 thức quả (chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum rượu đế, 2 đèn cày, 2 điếu thuốc, 2 miếng vàng bạc. Một bộ tam sen có: 1 miếng thịt rọi, 1 quả trứng vịt (hột vịt), 1 con tôm. Tất cả các thứ đều được luộc chín.

Lễ cúng chay từ tháng 7 đến cuối năm 12 (Âm lịch) chuẩn bị một lo hoa thọ, 5 thức quả/trái cây ( chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum nước, đèn cày, điếu thuốc, vàng bạc đại mỗi thứ hai cái, gạo, muối hột,…

5. Văn khấn Ông Địa đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền