Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho biết bao nhà văn, nhạc sĩ và cả những con người lỡ trao trái tim cho mảnh đất thân thương này. Nếu yêu Hà Nội, sẽ chẳng còn gì tuyệt hơn một buổi chiều thong thả, được tản bộ trên những con phố rợp lá vàng hay ngồi thư thái trong một quán cà phê quen thuộc, trên tay là cuốn tùy bút Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam. Nhắc đến Hà Nội thì không thể lờ đi những trang văn mượt mà của Vũ Bằng, Thạch Lam nhân những ngày mùa thu đổ lá.
Về nhà văn Thạch Lam và Hà Nội 36 Phố Phường
Thạch Lam là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Ông đã thổi một làn gió mới vào nền văn học Việt Nam với một phong cách sáng tác đặc biệt. Văn ông không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột, gay cấn mà gây xúc động trong lòng động giả bởi những trang văn thủ thỉ, tâm tình. Đó là những cảnh đời, những con người và cảnh vật giản dị, gần gũi.
Thạch Lam là một nhà văn tài hoa bạc mệnh vì ông qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Số lượng sáng tác của nhà văn này cũng không nhiều nhưng những gì ông để lại cho đời là một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Nổi bật trong những truyện ngắn của Thạch Lam là “cái ngữ điệu nhỏ nhẹ và man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động” khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến. Thứ quý giá nhất trong những tác phẩm của Thạch Lam có lẽ là ngôn ngữ. Đó là những con chữ thanh thoát nhưng không hề sáo rỗng mà lại toát lên vẻ bình dị hiếm có.
Sách hay nên đọc: Review sách: Gió lạnh đầu mùa – số phận con người trong những ngày đông lạnh co ro
Công ty phát hành Nhã Nam Ngày xuất bản 2018-05-04 00:00:00 Loại bìa Bìa mềm Số trang 124
Nội dung tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường
Tuy không sinh ra ở Hà Nội nhưng những truyện, tùy bút trong tập Hà Nội 36 Phố Phường của Thạch Lam vẫn làm say đắm lòng người.
Hà Nội 36 Phố Phường là tập sách viết chủ yếu về những món ăn và sự gắn bó giữa ẩm thực với đời sống văn hóa xã hội của người Hà Nội thời bấy giờ. Sau này, đã có nhiều nghiên cứu, tạp văn hay tùy bút viết về ẩm thực Hà Nội nhưng Hà Nội 36 Phố Phường vẫn có chỗ đứng của riêng mình trên văn đàn Việt Nam và trong trái tim của những người yêu Hà Nội.
Cuốn Hà Nội 36 Phố Phường sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về mảnh đất kinh kì thông qua những nét đẹp của thủ đô ngàn năm yêu dấu. Sách viết về những chuyện nhỏ và gần gũi trong đời sống dân sinh, thấp thoáng trong đó vẫn là những số phận éo le hay tình yêu trong sáng của con người – một nét đặc trưng trong những sáng tác của nhà văn trẻ.
Ẩm thực – niềm tự hào của Hà Nội
Những câu văn nhẹ nhàng, dung dị giúp ta mở ra cả một trời thương nhớ vùng đất thủ đô với biết bao thức quà trân quý. Những món ngon giản dị mà thanh cao khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Đó là bún sườn, bánh đậu, kẹo lạc thể hiện rõ phong vị của người Tràng An.
Những thức ấy không chỉ là món ăn thông thường mà còn được nhà văn đưa lên một tầm nghệ thuật. Vì quà tức là người. Ẩm thực mỗi miền chính là cái minh họa xác đáng nhất cho phong cách sống và thưởng thức cuộc sống của con người nơi ấy.
Đọc những lời văn của Thạch Lam mà người ta không khỏi mơ về một buổi sáng mát lành được thưởng thức bát phở gầu giòn với nước dùng trong và ngọt. Phở làm Hà Nội thêm đẹp, và vì ở Hà Nội nên phở mới thật đặc sắc.
Hay nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nhớ ngay đến cốm làng Vòng xanh ngon và thoang thoảng trong miệng mùi thơm ngọt ngào của lúa non mới gặt.
Sách hay nên đọc: Review sách: Vang bóng một thời – nơi cây bút tài hoa lưu giữ cái hồn dân tộc
Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve … Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Dấu vết Hà Nội cũ
Nói đến vùng đất địa linh nhân kiệt này, ta chẳng thể nào bỏ qua văn hóa biển hàng, tuy đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn gợi nhớ một mảng kí ức đẹp trong tâm khảm những người Hà Nội.
Tác giả nhớ về con ngõ hẹp với những ngọn cỏ trên mảnh tường rêu phong. Hà Nội thay đổi đã nhiều, và chính sự thay đổi bề ngoài ấy đã đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng, dù hơi đột ngột và lạ lùng.
Nói đến đây, tác giả thẳng thắn mà bày tỏ cái tâm mình trước những thay đổi của thành phố nghìn năm tuổi. Với một người hoài cổ ưa trông về những thứ cũ, hẳn là khó chấp nhận khi nhìn Hà Nội đổi thay.
Những nhà cũ của ta có một lối kiến trúc riêng. Ở các phố Hà Nội hiện giờ, thỉnh thoảng cũng còn được một vài nhà. Giữa nhà, mảnh sân vuông lộ thiên, có bể non bộ và cá vàng, có dãy chậu lan, có bể đựng nước, và trên tường có câu đối chữ nho. Đôi khi đi qua, một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nhìn vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ giàcúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ý nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ.
Yêu con người Hà Nội
Tác giả dành những trang sau trong cuốn Hà Nội 36 Phố Phường để viết về những con người bươn chải tại mảnh đất kinh kì. Đó là bà cụ bán xôi, là cô Dần hàng nước, những cảnh đời hiện lên trong những mẩu truyện ngắn hết sức xúc động. Những người phụ nữ tảo tần, quanh năm sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh cơm áo gạo tiền đã góp phần tạo nên một Hà Nội thân thương như thế.
Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô, cũng như tuổi cô, còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người đó chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại, và ngoe nguẩy cái nhìn. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu: chỉ một lát cô lại vui tính ngay.
Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom ngôi hàng nước của “Hà Nội là động tiên sa”? Cô bé em cô, hẳn vậy, sẽ ngồi bán hàng thay chị, lại que diêm, điếu thuốc, miếng trầu, để kéo dài mãi mãi cái phong vi bình dân và mộc mạc của các cô hàng nước cùng với các cô hàng xén kĩu kịt đi chợ Đông, chợ Đoài, là cái tinh hoa thuần túy Việt Nam từ xửa xưa đến giờ.
Nhận xét về tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường
Hà Nội 36 Phố Phường đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam. Những truyện ngắn của ông đều hướng tới vẻ đẹp bình dị, gần gũi nhưng không kém phần thanh cao của thủ đô Hà Nội. Những trang văn của ông tránh xa sự chau chuốt và bác học của ngôn ngữ văn chương trung đại, tuy chân thực nhưng vẫn đầy chất thơ.
Thạch Lam đã đưa ngôn ngữ của thơ vào văn xuôi để tạo nên những áng văn gợi hình và gợi cảm xúc. Những con chữ của ông đã thể hiện một tâm hồn từng trải nhưng cũng rất ý vị và vô cùng nên thơ.
Lời kết
Thạch Lam đã giúp chúng ta giữ lại những nét rất riêng, rất độc đáo của thủ đô Hà Nội. Lời văn êm như ru đã làm rung động trái tim của biết bao thế hệ độc giả, làm chúng ta thả hồn theo ngòi bút tài hoa và tình yêu sâu sắc của tác giả với mảnh đất thân yêu.
Sách hay nên đọc: Review truyện ngắn Mắt biếc – vì yêu đơn phương là chết ở trong lòng một chút…
Cảm Nhận Của Độc Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!