Mẫu phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế và hướng dẫn xây dựng phụ lục chi tiết nhất

Nếu như trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn thiết kế mà có vấn đề cần thay đổi, bổ sung những điều khoản trong hợp đồng thì các bên sẽ sẽ thực hiện lập phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kết dựa vào nhu cầu các bên. Vậy phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế là gì? Có những lưu ý gì khi các bên tiến hành xây dựng phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế? Pháp luật có quy định như thế nào về phụ lục hợp đồng? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích những vấn đề này.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015.

1. Phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế là gì?

Theo quy định của pháp luật dân sự ta có hiểu phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự để quy định chi tiết hoặc bổ sung, sửa đổi điều khoản cho hợp đồng. Vì vậy, nội dung của phụ lục phải phù hợp với nội dung các bên thỏa thuận được ghi nhận trong hợp động đã ký trước đó.

Bản chất của phụ lục hợp đồng chính là những điểu khoản hợp đồng, được bổ sung sau khi đã soạn thảo hợp đồng xong. Nội dung là điều khoản phụ để giải thích cho các điều khoản thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng.

Như vậy thì phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế là phần tài liệu đi kèm với hợp đồng tư vấn thiết kế đã được các bên ký kết lúc trước để quy định chi tiết, bổ sung, sửa đổi những điều khoản chưa rõ ràng trong hợp đồng ( ví dụ như bản thiết kế, số liệu,..)

2. Mục đích của phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế

Phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế là văn bản ghi chép những thông tin liên quan đến các bên tham gia ký kết hợp đồng, một số thông tin liên quan đến hợp đồng tư vấn, nội dung quy định chi tiết, bổ sung liên quan đến hợp đồng. Phụ lục hợp đồng tư vấn phải thể hiện một cách chi tiết nhất những thông tin cấn thay đổi hay bổ sung hợp đồng tư vấn thiết kế.

3. Mẫu phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Mẫu phụ lục hợp đồng chuẩn và mới nhất năm 2022

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ

– Căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

– Căn cứ theo HĐTVTK số … đã ký kết ngày … tháng … năm …;

– Căn cứ theo nhu cầu thực tế 2 bên;

Chúng tôi gồm có:

Bên yêu cầu thiết kế (Bên A)

Xem thêm: Hợp đồng hết hạn có phải gia hạn? Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng?

CÔNG TY:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

Tên người đại diện: Chức vụ:

Địa điểm kinh doanh:

Điện thoại: Fax:

Mã số thuế:

Số tài khoản: Tại ngân hàng:

Bên nhận thiết kế (Bên B)

Xem thêm: Mẫu hợp đồng tư vấn và thiết kế kiến trúc công trình chuẩn và mới nhất năm 2022

CÔNG TY:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

Tên người đại diện: Chức vụ:

Địa điểm kinh doanh:

Điện thoại: Fax:

Mã số thuế:

Số tài khoản: Tại ngân hàng:

Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất phụ lục Hợp đồng tư vấn thiết kế số … về việc thay đổi nội dung thiết kế công trình, cụ thể như sau:

Xem thêm: Ký phụ lục hợp đồng để điều chỉnh hợp đồng theo đơn giá cố định

Tên công trình:

Nội dung thay đổi:

Điều khoản chung:

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số……/……

Phụ lục hợp đồng được lập thành mấy bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……….

Phụ lục này là 1 phần không thể tách rời của HĐTVTK số…và có giá trị kể từ ngày ký …/…./…

Địa danh, ngày … tháng … năm …

Đại diện Bên A

Xem thêm: Mẫu hợp đồng và phụ lục hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế

Phần căn cứ của phụ lục hợp đồng sẽ là những văn bản pháp luật hiện hành quy định về hợp dồng và phụ lục hợp đồng ( Bộ luật Dân sự 2015), hợp đồng tư vấn thiết kế, và căn cứ vào nhu cầu của hai bên.

Phần nội dung của phụ lục hợp đồng thì cần cung cấp đầy đủ, chính xác được những thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế trước đó( tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản,…), nội dun thay đổi, bổ sung liên quan đến những điều khoản trong hợp đồng tư vấn thiết kế trước đó. Các bên tham gia ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế sẽ cam kết những thông tin trong hợp đồng là phù hợp với pháp luật, đúng sự thật và cần thiết.

Cuối phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế thì các bên sẽ tiến hành ký kết.

5. Một số quy định về phụ lục hợp đồng

5.1. Hợp đồng dân sự

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ pháp luật dân sự hình thành trên cơ sở thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên tham gia trong quan hệ đó nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định . Từ sự thỏa thuận này các bên chủ thể đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng để đạt được mục đích mà mình mong muốn . Như vậy, Hợp đồng dân sự góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển và đảm bảo cho các giao dịch dân sự được thực hiện trong hành lang pháp lý an toàn theo những nguyên tắc được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Xem thêm: Quy định về điều chỉnh hợp đồng, phụ lục hợp đồng trong đấu thầu

Hợp đòng dân sự là công cụ pháp ý quan trọng và phổ biến nhất thể hiện bản chất của giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Dù dưới hình thức nào thì hợp đồng dân sự cũng phản ánh bản chất là sự thỏa thuận của các bên chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩ vụ dân sự.

Đặc điểm của hợp đồng dân sự:

-Thứ nhất, Hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí chung. Ý chí chung này đạt được thông qua sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể. Mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng với những mục đích và động cơ nhất định nên trong quá trình xác lập hợp đồng các bên phải thỏa thuận để thống nhất ý chí nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là các bên cùng có lợi. Vì hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng do các bên tự thỏa thuận ( trừ trường hợp các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định ). Ý chí chung này của các bên phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định ( bằng lời nói , hành vi hoặc văn bản ). Khi các bên đã thống nhất được ý chí và ý chí đó phù hợp với các quy định của pháp luật thì hợp đồng có hiệu lực. Lúc này hợp đồng chính là “ luật ” ràng buộc trách nhiệm giữa các bên với nhau.

– Thứ hai, mục đích của hợp đồng là nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý này là xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên chủ thể đều có một mục đích nhất định khi tham gia quan hệ hợp đồng. Dù các bên chủ thể được tự do thỏa thuận nhưng mục đích và nội dung của thỏa thuận đó phải đáp ứng được nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Và đạo dức xã hội là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữ người với người trong đời sống xã hội được công đồng thừa nhận và tôn trọng.

Vì vậy , để cho các giao dịch dân sự ổn định, phát triển lành mạnh thì bên cạnh việc ghi nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng thì Nhà nước cũng đã đưa ra những nguyên tắc để hạn chế sự tự do này. Dù là loại hợp đồng nào thì nó cũng chỉ có hiệu lực pháp luật khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được “ tự do ” thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự tự do này phải trong giới hạn. Nếu “ tự do ” vô hạn thì nó sẽ trở thành công cụ để xâm phạm đến lợi ích của cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội, trật tự công cộng. Tiêu chí để Nhà nước giới hạn tự do hợp đồng là để bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế hơn, bảo vệ một bên được xem là trung thực hơn và bảo vệ trật tự công cộng.

5.2. Phụ lục hợp đồng

Theo Điều 403, Bộ luật Dân sự 2015 thì Phụ lục hợp đồng được quy định như sau:

“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Xem thêm: Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất năm 2022

Qua điều luật trên ta có thể thấy:

+ Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, bản phụ lục hợp đồng luôn được ban hành kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng.

+ Nếu phụ lục với nội dung hợp đồng có sự khác nhau thì sẽ áp dụng theo hợp đồng; các điều khoản phụ lục bị trái sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng theo phụ lục thì điều khoản trong hợp đồng bị coi là đã được sửa đổi.

Khi lập phụ lục hợp đồng thi lập cùng khi soạn thảo hợp đồng. Khi các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ đồng thời ký phụ lục hợp đồng. Sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực.

+ Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, khi thấy có điều khoản không rõ ràng thì các bên có thể thỏa thuận bổ sung phụ lục để quy định vấn đề đó. Bản phụ lục phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.