Móng cọc là gì?
Móng cọc bê tông là loại móng được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà ở hiện nay. Đây là một trong những loại móng được gia công cho những công trình có trọng tải lớn, khu mặt đất nền thường có địa hình yếu. Giúp công trình được vững vàng và nó không bị lún hay bị nghiêng vẹo khi được đưa vào sử dụng. Móng cọc bê tông sẽ có hình trụ dài gồm 2 thành phần là đài cọc và một hay một nhóm móng cọc. Được làm từ các vật liệu chắc chắn bê tông, xi măng cốt thép…
Móng cọc sử dụng bê tông và cọc cừ tràm đẩy xuống hoạt động như là một cách để hỗ trợ sự ổn định cho cấu trúc của loại vật liệu được xây dựng trên đó. Người ta có thể thực hiện các thao tác đóng, hạ cọc bê tông lớn đó xuống sâu các tầng đất. Đáp ứng đủ được tiêu chuẩn chịu được trọng tải lớn của ngôi nhà. Loại móng này ứng dụng nhiều trong các công trình dân dụng và công trình công cộng. Thậm chí là nó còn được dùng trong cả những dự án lớn như là nhà máy thủy điện, bệnh viện, biệt thự, nhà cao tầng, năng lượng mặt trời, chung cư…
Hình ảnh thi công móng ép 6 cọc
Phân loại móng cọc
Đây là một loại móng có thể được xây dưng bằng nhiều loại vật liệu cũng như kỹ thuật khác nhau. Một số vật liệu được sử dụng để làm cọc móng như:
1. Cọc bê tông
Cọc bê tông được cấu tạo từ 1 khung thép & lớp bê tông. Thông thường cọc bê tông có hình trụ dài từ 4 đến 6m. Là loại cọc có giá thành hợp lý & cùng đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong móng cọc bê tông lại có 2 loại cọc vuông và tròn. Ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại như sau:
Móng cọc bê tông vuông Móng cọc bê tông tròn Ưu điểm móng bê tông
- Chủ yếu là dùng trong xây dựng chung cư, nhà ở
- Khả năng chịu được lực cao hơn cọc tròn và nó có cùng tiết diện. Ngoài ra, chất lượng bê tông tốt hơn so với loại cọc tròn cùng Mac.
- Khi mà tiến hành nối cọc sẽ chắc chắn hơn và nó sẽ bảo đảm đúng tâm và hàn xung quanh bởi 4 tấm ốp.
- Gây ra gãy tại các khớp nối ít hơn cọc tròn, xuyên qua được lớp đất cứng để dễ dàng do có mũi nhọn hơn liền thân.
- Lực nén và lựa cắt đầu cọc sẽ tỷ lệ thuận so với nhau khi mà mác bê tông thay đổi thép.
- Chủ yếu là dùng cho công trình cầu cảng, bờ kè, và công trình thủy điện.
- Giá thành thấp hơn chút so với khi cùng sản xuất tại các phân xưởng.
Nhược điểm móng bê tông
- Giá thành sẽ cao hơn một chút so với loại cọc tròn khi mà cùng được sản xuất tại phân xưởng.
- Cùng một thể tích bê tông này, nó sẽ chịu lực kháng mũi yếu hơn loại cọc tròn, ngược lại lực ma sát thì sẽ lớn hơn so với cọc tròn.
- Dễ bị gãy trong khi thi công, nhất là loại cọc có bề mặt tiết diện lớn.
- Dễ vỡ đầu cọc khi mà thực hiện thi công bằng búa.
Bản vẽ móng cọc bê tông
2. Cọc thép
Đây là loại cọc được sử dụng thích hợp cho cả công trình tạm thời lẫn dài lâu. Các cóc thép có thể dễ dàng được cắm sâu & chắc chắn vào nền đất nhờ diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao.
3. Cọc gỗ
Sử dụng nguyên liệu cọc móng bằng gỗ là phương pháp xây dựng cơ bản. Cách sử dụng cọc gỗ đã rất thông dụng trong xây dựng hiện nay. Có thể dùng các loại cọc gỗ như: cừ tràm, bạch đàn,… Cọc không chỉ có chi phí thấp mà lại còn rất thích hợp với nền đất yếu, bùn & độ sạt lở cao. Tuy nhiên, sử dụng cọc gỗ để làm móng chỉ thích hợp với những công trình nhỏ.
4. Cọc khoan
Là cọc được hình thành bằng cách khoan trước khi đem cọc vào đất nền. Được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống trực tiếp. Đây cũng được gọi là cọc cố định.
Ngoài ra còn có những loại cọc khác như: cọc composite, cọc điều khiển,…
5. Cọc ma sát
Giúp truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất ở xung quanh. Cọc được định hướng đến một độ sâu nhất định mà có thể bảo đảm sức chứa được phát triển ở phía trên cọc bằng với tải trọng đến trên cọc.
Bài viết liên quan:
- MÓNG ĐƠN LÀ GÌ? CÁCH THI CÔNG MÓNG ĐƠN (MÓNG CỐC) TRONG THỰC TẾ
- CÁC KIỂU MÓNG NHÀ THƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ XÂY DỰNG TRONG THỰC TẾ
Móng cọc có ưu điểm và nhược điểm gì
Một số ưu điểm và nhược điểm của loại móng này như sau
Ưu điểm
- Móng cọc là loại móng sâu vì thế móng cọc rất chắc chắn. Nó có thể sử dụng trên nền đất yếu có độ bền tốt, phù hợp với nhà phố cao tầng.
- Thời gian thi công nhanh, ép cọc thi công trong ngày. Vì thế làm móng cọc sẽ nhanh hơn móng băng.
- Có thể dễ dàng nâng tầng nếu ép cọc chịu đủ tải trọng
- Hẻm từ 1m6 đến 4m và bề ngang nhà từ 3m – 4m có thể thi công cọc ép neo. Hẻm lớn 4m xe tải có thể dễ dàng thi công cọc ép tải.
- Cọc ép neo có thể chịu tải từ 40 đến 60 tấn, cọc ép tải có thể chịu tải trên 60 tấn.
- Cọc khoan nhồi chịu tải tốt phù hợp với nhà cao tầng và chung cư.
Bản vẽ thi công móng cọc cho cầu
Nhược điểm
- Chi phí thi công ép cọc cao phụ thuộc vào số lượng tim cọc và độ sâu của cọc. Tính riêng so với móng không nằm trong báo giá xây nhà hoàn thiện trọn gói.
- Đất cứng khó có thể ép cọc.
- Hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công vì máy ép cọc không thể vào được.
- Chi phí cọc khoan nhồi cao hơn rất nhiều cọc ép tải.
- Khi thi công ép cọc sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà kế bên.
- Cọc ép neo số lượng tim cọc sẽ nhiều cọc ép tải vì khả năng chịu tải yếu hơn.
Quy trình thi công móng cọc trong thực tế
Quy trình thi công mẫu móng này qua các công đoạn sau:
1. Chuẩn bị mặt bằng
- Trước tiên cần tiến hành khảo sát địa chất trước khi chuẩn bị mặt bằng thi công móng. Công đoạn này giúp cho đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư có thể nắm được đặc điểm của địa chất để lựa chọn phương thức thi công phù hợp.
- Vệ sinh mặt bằng, vị trí thi công cần phải bằng phẳng để các công đoạn thực hiện được tốt nhất
- Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc sử dụng trong quá trình thi công.
2. Thực hiện ép cọc bê tông cốt thép
Thực hiện ép cọc bê tông lại trải qua 2 công đoạn sau:
a. Chuẩn bị
- Kiểm tra thật kỹ khu đất tiến hành thi công để đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật an toàn trong quá trình thi công móng cọc.
- Xác định vị trí ép góc
- Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy định và vị trí thiết kế. Đảm bảo về công năng của thiết bị và độ an toàn của con người thi công.
Hình ảnh thực tế máy éo cọc bê tông
b. Công đoạn ép cọc bê tông cốt thép
- Bước 1: Tiến hành ép cọc C1, thận trọng dựng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đứng không nghiêng. Đầu trên của thanh cọc ép phải được gắn vào thanh định hướng của thiết bị máy móc đảm bảo về phương hướng và độ an toàn trong quá trình ép cọc. Áp lực tăng một cách chậm đều để cho cọc C1 xuyên sâu vào trong đất. Trường hợp lỗi kĩ thuật thanh cọc ép bị nghiêng thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay.
- Bước 2: Tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp với C1) đến độ sâu thiết kế. Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc, sửa chữa thật phẳng. Kiểm tra các mối nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%. Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế. Ép cọc C2, tăng dần áp lực để cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s. Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép. Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên tới lớp đất cứng hơn, cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi cho phép.
Một số hiện tượng có thể gặp thực hiện bước này:
- Mũi cọc xuyên vào lớp đất đá cứng hơn.
- Mũi cọc gặp vật cản.
- Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Lưu ý: Khi gặp hiện tượng như trên, nhà thầu cần báo cho đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý.
- Bước 3: Khi đoạn cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.
- Bước 4: Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc. Tiến hành công việc ép cọc tương tự như ép cọc đầu tiên.
c. Quy định về sai số
- Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%.
- Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải <75 mm so với vị trí thiết kế.
d. Khóa đầu cọc
3. Gia công cốt thép
- Sửa thẳng và đánh gỉ.
- Cắt và uốn cốt thép theo hình dạng của móng.
- Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
Quá trình gia công bố trí cốp pha cốt thép để xây nhà trên thực tế
4. Lắp dựng cốp pha
- Khung cốt thép sau khi nối phải bền chắc, không bị biến dạng hay hỏng hóc do tải trọng của bê tông.
- Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng và kích thước, lắp ráp đúng yêu cầu kĩ thuật làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
- Cần có biện pháp chống mất nước xi măng khi lắp đặt ván khuôn.
- Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ, lắp đặt đúng quy cách cũng như đảm bảo các yếu tố nâng đỡ trong quá trình thi công.
5. Đổ bê tông móng
- Sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Bê tông lót có tác dụng làm sạch đáy bê tông móng, giữ cho đáy móng có bề mặt bằng phẳng. Bê tông lót có chiều dày khoảng 10cm.
- Quá trình đổ bê tông là quá trình đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng của công trình. Bê tông thi công phải được trộn đúng quy cách, thời gian nhào trộn cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng.
- Mặt cắt bê tông thường có dạng hình thang, mái dốc nhỏ.
- Sau khi đổ bê tông, cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông tăng khả năng kết dính của bê tông.
- Trong quá trình đổ bê tông, cần có những biện pháp để tránh hố móng bị ngập nước để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông thành phẩm.
- Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu khi bảo dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi nào nên sử dụng móng cọc
Với các kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm, chúng tôi hiểu rõ điều kiện mà công trình của các bạn nên dùng loại nào cho phù hợp nhất. Vì vậy, chúng tôi xin được đưa ra các lưu ý như sau:
Sau đây là một vài tình huống ta nên sử dụng móng cọc mà bạn có thể tham khảo thêm:
- Không đào đất đến một độ sâu mong muốn do điều kiện của đất kém.
- Có các hệ thống thoát nước, kênh rạch gần ở công trình đang thi công xây dựng….
- Có tải trọng khá nặng, không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng áp dụng.
- Các khu vực đất có mực nước ngầm cao.
- Nền đất có khả năng thay đổi bởi vị trí gần bờ biển hoặc lòng sông.
Trên đây là thông tin về móng cọc là gì mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có câu hỏi cần được giải đáp thì vui lòng liên hệ cho Kosago để được tư vấn kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!