Hệ sinh thái smarthome
Nhà thông minh đang dần phổ biến bởi sự tiện lợi cho cuộc sống hiện đại
Một hệ sinh thái smarthome bao gồm phần mềm (bao gồm cả trợ lý ảo) và phần cứng, hoạt động liền mạch với nhau. Thiết bị phần cứng của hãng nào đó “tương thích” cũng có thể làm việc với phần mềm của hãng bất kỳ.
Ví dụ như Xiaomi có bóng đèn thông minh Mi LED Smart Bulb, có thể hoạt động trên nền tảng Mi Home của công ty và tương thích với nền tảng nhà thông minh của Apple hay Google, hầu hết các tính năng cơ bản đều có thể điều khiển qua hai nền tảng này.
Để cho dễ hiểu, chúng ta có thể tạm chia ra làm 2 nhóm: Nhóm “phần mềm” bao gồm các ông lớn như: Apple, Google, Amazon và Samsung, nhóm “phần cứng” có những cái tên lớn như Xiaomi, Aquara, Tuya… chuyên sản xuất thiết bị cho nhà thông minh.
Việc lựa chọn hệ sinh thái smarthome rất quan trọng, giúp mang lại sự tương thích cao nhất khi sử dụng cũng như được hỗ trợ lâu dài, việc chuyển đổi qua lại sẽ tốn kém cả chi phí và thời gian để làm quen sử dụng.
Lựa chọn hệ sinh thái smarthome
Hiện cả 3 trợ lý ảo kỹ thuật số Google Assistant, Apple Siri và Amazon Alexa vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt
Như đã nói trong bài viết trước, hệ sinh thái smarthome gắn với trợ lý ảo, thứ giúp người dùng ra lệnh bằng giọng nói để điều khiển – đích đến của nhà thông minh, thế nên hãy bắt đầu với trợ lý ảo mà mình yêu thích.
Apple có Siri, Google có Google Assistant, Amazon có Alexa, Samsung có Bixby, tất cả những trợ lý ảo này hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt. Tại Việt Nam, Google Assistant và Siri phổ biến hơn.
Sau khi đã tìm được trợ lý ảo yêu thích, hãy tìm những thiết bị phần cứng được đánh dấu tương thích với nền tảng đã lựa chọn, việc này rất dễ, chỉ cần xem trên bao bì, vỏ hộp hay thông tin đăng tải từ nhà sản xuất.
Đa phần các thiết bị đến từ nhóm “phần cứng” đều được sản xuất tương thích với các hệ thống “phần mềm” lớn khác nhau, tạo sự dễ dàng cho người dùng lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình.
Hệ sinh thái smarthome nhóm “phần mềm”
Google Home mini có giá rất rẻ, đang được bán rất phổ biến (xách tay) tại Việt Nam
Những thương hiệu nằm trong nhóm này có hệ sinh thái phần mềm cực mạnh và phổ biến, có thể kể đến như Apple, Google, Amazon, Samsung với trợ lý ảo phục vụ cho điều khiển nhà thông minh.
Những thương hiệu này cung cấp một số phần cứng cơ bản cho hệ sinh thái smarthome như điện thoại thông minh, loa thông minh với nền tảng phần mềm mạnh mẽ giúp kết nối các thiết bị phần cứng khác nhau.
Apple có Apple HomeKit, nền tảng smarthome mạnh mẽ với ứng dụng Home và trợ lý ảo Siri giúp người dùng dễ dàng thêm và điều khiển các thiết bị phần cứng cho nhà thông minh được đóng mác “Works with HomeKit”.
Google có Google Home với trợ lý ảo Google Assistant, hiện đang được sử dụng cực kỳ phổ biến, giúp người dùng dễ dàng thêm và điều khiển các thiết bị phần cứng cho nhà thông minh được đóng mác “Works with Google Assistant”.
Amazon có dòng loa thông minh Amazon Echo và Alexa, trợ lý ảo thông minh rất được ưa chuộng và phổ biến tại Mỹ với thị phần nhà thông minh cực lớn, chủng loại trang thiết bị phục vụ cho nhà thông minh cực kỳ đa dạng.
Không phải là cái tên lớn như Google Home hay Apple HomeKit, trợ lý ảo Bixby và SmartThings của Samsung vẫn là nền tảng nhà thông minh rất mạnh mẽ, hỗ trợ đa dạng thiết bị của thương hiệu đến từ Hàn Quốc.
Hệ sinh thái smarthome nhóm “phần cứng”
Các nhà sản xuất thiết bị nhà thông minh ngày càng có nhiều sản phẩm tốt, giá cả phải chăng
Có rất nhiều thương hiệu sản xuất các thiết bị phần cứng cho mảng smarthome với hệ sinh thái smarthome hoàn chỉnh vô cùng mạnh mẽ.
Các công ty này sản xuất phần cứng, viết phần mềm/ứng dụng quản lý và có trợ lý ảo của riêng mình để điều khiển nhà thông minh nhưng vẫn hỗ trợ gần như đầy đủ các nền tảng hệ sinh thái smarthome nhóm “phần mềm”.
Xiaomi có một hệ sinh thái smarthome cực kỳ mạnh mẽ với danh mục thiết bị nhà thông minh đa dạng, quản lý qua ứng dụng Mi Home và tương thích với các nền tảng nhà thông minh trong nhóm “phần mềm”.
Aqara là một thương hiệu rất mạnh của Xiaomi tại châu Âu, với hệ sinh thái các sản phẩm vô cùng phong phú, hỗ trợ hầu hết các nền tảng nhà thông minh lớn như Apple HomeKit, Google Assistant, Amazon Alexa và Mi Home.
Tuya là một cái tên lớn trong mảng smarthome, nổi tiếng toàn cầu, cung cấp hệ thống máy chủ, nền tảng đám mây với ứng dụng di động giúp điều khiển nhà thông minh dễ dàng, có thể điều khiển bằng giọng nói với Google Assistant hay Amazon Alexa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!