Đơn giá nhân công và vật tư xây dựng 1m2 tường gạch 100 cm và 200 cm ( Tường 10 và tường 20)
Để tính toán chính xác chi phí xây 1m2 tường nhà tốn bao nhiêu tiền. Chúng ta cần xác định rõ giá của các vật liệu tư đi kèm chi tiết, sau đây Vietmycons sẽ cung cấp đến quý gia chủ bảng giá trên thị trường hiện nay:
BẢNG ĐƠN GIÁ XÂY 1M2 TƯỜNG GẠCH
Hạng mục Đơn vị Vật liệu thô Nhân công Tổng cộng Đơn giá xây tường Gạch Ống 110mm m2 200,000 150,000 350,000
Đơn giá xây tường Gạch Ống 220mm
m2 350,000 200,000 550,000 Đơn giá xây tường Gạch Block 110mm m2 215,000 160,000 365,000
Đơn giá xây tường Gạch Block 220mm
m2 390,000 220,000 610,000 Đơn giá Trát tường ngoài nhà m2 80,000 65,000 145,000 Đơn giá Trát tường trong nhà m2 80,000 90,000 170,000
Đơn giá xây tường trên là giá tham khảo, chưa phải là giá chính thức áp dụng vào cho công trình của quý khách. Giá sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào từng hạng mục công trình, vị trí thi công, giá nhân công, vật liệu tại thời điểm đó. Chẳng hạn như danh sách các vật liệu dưới đây:
=> Giá nhân công xây tường 100 cm là 70.000 vnđ/m2 => Giá nhân công xây tường 200 cm là 130.000 vnđ/m2
BẢNG GIÁ CÁT XÂY DỰNG
Vật liệu Đơn giá chưa thuế (VNĐ/m3) Đơn giá đã thuế (VNĐ/m3) Cát san lấp 165,000 181,500 Cát bê tông vàng 380,000 418,000 Cát xây tô 345,000 379,500 Cát bê tông rửa loại 2 365,000 401,500 Cát đặc biệt đắp phào chỉ 600,000 660,000
Đơn giá xây tô tường gạch
_ Đơn giá nhân công tô tường là 55.000 VNĐ/m2.
_ Đơn giá nhân công tô trần là 85.000 VNĐ/m2.
_ Đơn giá tô tường trang trí tùy vào cụ thể theo bản vẽ thi công.
Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi tô tường, trát tường
– Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
– Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chỗ để kiểm tra độ dính kết cấu.
– Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
– Dùng vữa xi măng mác 75.
– Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
– Tường, trần sau khi trát được kiểm tra mặt phẳng bằng thước nhôm, theo nhiều phương.
– Bề mặt tường sau khi trát không có khe nứt nẻ, gồ ghề, chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác.
– Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước ke góc.
– Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo, trên cao.
– Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.
– Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào.
Đơn giá xây dựng tường gạch 1m2 cơ bản phổ biến hiện nay nhất:
+) Nhà cấp 4: từ 4,5 – 6,5 triệu đồng.
+) Nhà cấp 3: từ 5,5 – 7,5 triệu đồng.
+) Nhà chung cư: từ 4,5 – 6,5 triệu đồng.
+) Nhà trọ: từ 2,5 – 3,5 triệu đồng.
+) Nhà xưởng: từ 3 – 4 triệu đồng.
Xây 1m2 tường cần bao nhiêu gạch?
Tùy vào loại tường ứng dụng cho mỗi công trình sẽ có các loại gạch xây khác nhau, với mỗi loại gạch sẽ cho ra các thông số riêng. Vì thế trước khi xác định loại gạch chúng ta cần phân loại tường theo chức năng và vị trí của chúng mà phân chia các loại tường như sau:
– Tường ngoài: Đây là loại tường có công năng như một lá chắn bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của môi trường tự nhiên. Vì thế tường ngoài khi xây dựng phải có được khả năng chống lại các sự ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa, gió, bão … Bên cạnh đó, tùy theo tính chất của một số công trình có đặc điểm chuyên dụng còn phải đảm bảo cách âm, cách nhiệt và có khả năng chống cháy tốt.
– Tường trong: Là loại tường phân chia các khu vực bên trong không gian của công trình. Tương tự với tường ngoài, tương trong cũng tùy thuộc vào vào mục đích sử dụng mà cần có yêu cầu khác nhau như cách âm, cách nhiệt giữa các không gian phòng.
– Tường chịu lực: Ngoài chịu tải trọng của chính mình, tường chịu lực còn chịu tải trọng khác như của mái và sàn như một sự liên kết rồi truyền toàn bộ tải trọng đó xuống móng và nền. Khi thiết kế tường nói chung, ngoài viêc dựa vào các tính năng cơ bản cần thiết, tường khi xây còn cần căn cứ vào tính chất chịu tải, điều kiện ổn định cục bộ và điều kiện thi công để quyết định độ dày của tường.
– Tường không chịu lực: Ngoài việc chịu tải trọng bản thân ra, loại tường này không chịu tải trọng nào khác. Trong ngành xây dựng còn có một loại tường nhẹ không chịu lực thường tựa lên hoặc treo vào một kết cấu chịu lực khác như dầm cột gọi là tường treo. Vách ngăn giữa các phòng cũng là một loại tường treo vì nó không chịu lực, tựa lên dầm sàn nền thường mỏng và nhẹ (b < 220).
– Tường trang trí: Đây là loại tường có chức năng chính là bảo vệ thân tường và nâng cao thẩm mỹ cho không gian của công trình. Mặt tường trang trí cũng có những yêu cầu về khả năng chống ẩm, cách nhiệt. Nếu loại tường này có mặt tường gạch không trát hoặc không ốp mặt gọi là tường gạch trần, mặt tường có trát hoặc thêm một lớp ốp bên ngoài gọi là tường trát, tường ốp.
Tường có công năng như một lá chắn bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của môi trường tự nhiên
Chiều dày tường gạch
Chiều dày của tường gạch là yếu tố được quyết định do tính chất làm việc và sự ổn định của kết cấu tường. Bên cạnh đó, vì là kết cấu bao che ngăn cách nên chiều dày tường còn phụ thuộc vào điều kiện cách nhiệt, cách âm, giữ nhiệt. Đơn giá xây 1m2 tường gạch hết bao nhiêu tiền cũng phụ thuộc vào chiều dày của tường.
– Tường nửa gạch: Thường có chiều dày 105 mm, thường gọi là tường 10, kể cả vữa là 140 mm, còn gọi là tường đơn.
– Tường một gạch: Thường có chiều dày 220 mm, thường gọi là tường 22, kể cả vữa là 250 mm, còn gọi là tường đôi.
– Tường gạch rưỡi: Thường có chiều dày 335 mm thường gọi là tường 33, kể cả vữa là 370 mm.
– Tường hai gạch: Thường có chiều dầy 440 mm, thường gọi là tường 45, kể cả vữa là 480 mm.
Đồng thời, tường ngoài cần phải thoả mãn yêu cầu cách nhiệt bởi nền chiều dày thường vượt quá yêu cầu tính toán của kết cấu. Phương pháp giải quyết có thể dùng vật liệu cách nhiệt có hiệu quả và dùng phương thức tổ hợp nhiều lớp vật liệu hợp lý. Các thiết kế nhà dân dụng thường lựa chọn chiều dày của tường gạch phổ thông là tường 22 với khả năng cách âm không khí có thể đạt 50 dB, với tường dày 11 cm đạt 30 dB. Tuỳ theo tính chất của công trình mà tường còn cần bảo đảm tiêu chuẩn phòng chống cháy.
Tùy vào loại tường ứng dụng cho mỗi công trình sẽ có các loại gạch xây khác nhau
Để xác định được số gạch xây tường, chúng ta có thể áp dụng theo công thức sau:
A = (dài+rộng) * 2
B= A * chiều cao của tường
Sau khi tính được B, ta trừ đi phần cửa đứng và cửa sổ trong phạm vi bức tường (nếu không có thì không trừ). Từ đó sẽ xác định được số viên gạch cần dùng để xây 1m2 tường. Tùy theo loại gạch, kích thước, loại tường và chiều dày của tường sẽ có định mức hao phí số gạch khác nhau.
Để xây 1m2 tường 10 với kích thước 80x80x180 mm cần trung bình 55 viên gạch.
Để xây 1m2 tường 20 với kích thước 80x80x180 mm cần trung bình 110 viên gạch.
Để có thể tính toán chính xác chúng ta cần tra định mức vật liệu xây dựng cần phải sử dụng để xây 1m2 tường theo phương án nhà thầu đưa ra. Sau đó nhân diện tích cần xây dựng sẽ ra được khối lượng vật liệu tổng thể.
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn, khảo sát và báo giá miễn phí.
.
- Công ty TNHH Thiết kế – Xây dựng Vietmycons
- HotLine: 0919.993.479
- Email: [email protected]
- Website: https://vietmycons.com/
- Office: Tầng 5, GIC Building, 145 Nguyễn Cưu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh District, TP.HCM.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!