Ngành công nghiệp xây dựng là gì?
Công nghiệp xây dựng là quy trình thiết kế và thi công các công trình xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng bao gồm tất cả cá hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống nhưu các ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành xây dựng được xem như một ngành dịch vụ thực hiện theo yêu cầu cho mỗi cá nhân riêng biệt, là các cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ đến lớn như cá nhân, hộ gia đình, căn hộ, toà nhà, khu đô thị, cộng đồng…
Phân loại ngành công nghiệp xây dựng
Công nghiệp xây dựng bao gồm các hoạt động sau :
- Xây mới, Cải tạo và sữa chữa ,Lắp ghép các cấu trúc.
- Xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở.
- Xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng.
- Xây dựng chuyên dụng công nghiệp.
Công trình nhà thường là dạng thi công cơ bản, mục đích làm nơi sinh sống như nhà ở hoặc không vì mục đích sinh sống như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…
Cơ sở hạ tầng là các công trình phục vụ cộng đồng như đường xá, cầu cống, đe đập,..
Các công trình xây dựng chuyện dụng công nghiệp là: nhà máy, xưởng chế tạo, hầm mỏ,..
Lịch sử phát triển ngành công nghiệp xây dựng
Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp xây dựng là quá trình lao động và sáng tạo lâu dài của toàn nhân loại.
Giai đoạn thời tiền sử, quy trình xây dựng của con người theo phương hướng bản năng. Trải qua hàng ngàn năm, quá trình sáng tạo công cụ lao động kéo theo quá trình nghiên cứu và sáng tạo về xây dựng.
Công trình xây dựng thời tiền sử mô phỏng dáng hình của hàng động mang ý nghĩa tạm bợ và hoàn toàn theo bản năng.
Đến giai đoạn xã hội giai cấp, họ tập trung cư dân, xuất hiện các nền văn inh cổ đại, rất nhiều công trình xây dựng cổ đại đến ngày này được toàn thế giới đánh giá cao như Kim Tự Tháp Ai Cập,Vạn Lý Trường Thành, công trình nhà cổ ,..
Nguồn vật liệu xây dựng hoàn toàn tự nhiên và có sẵn như cây cối, đất,đá,..
Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại phát triển từ văn hóa đời sống lẫn kinh tế và xây dựng.
James Walt phát minh ra máy hơi nước, đưa ra những lý thuyết và nghiên cứu về kết cấu khung. Khung nhà do ông thiết kế năm 1981 ở Manchester( miền Tây nước Anh) đã khởi đầu thời kỳ xây dựng hiện đại.
Tiếp đó năm 1824, PoocLang phát minh ra xi măng, trở thành nguyên liệu xây dựng bậc nhất thời điểm đó. Và năm 1867, Monie tự tay làm chậu hoa trồng cây , chậu cây lõi thép và bao bọc bởi xi măng.
Từ đây, bê tông cốt thép trở thành phát mình vĩ đại trong ngàng công nghiệp xây dựng.
Đến bây giờ, xi măng cốt thép vẫn còn là vật liệu ưa chuộng với chất lượng cao và giá thành hợp lý.
Năm 1885, ở Chicago, nước Mỹ đã xây dựng tòa nhà đầu tiên cao đến 10 tầng và năm 1913 tại New York, một công trình kiểu tháp tên là WoolWorth có 60 tầng , chiều cao lên đến 241m.
Thời điểm đó , ngành xây dựng hình thành và chạy đua ở hầu hết các nước.
Cùng với công nghệ bê tông cốt thép ra đời, công nghệ lắp ráp các cấu kiện bê bông được nghiên cứ và ứng dụng xây các tòa nhà , công trình công nghiệp,…
Cấu trúc xây dựng và lắp ráp bê tông cốt thép đã hỗ trợ công nghiệp xây dựng có tốc độ xây dựng nhanh, bền vững hơn các nguyên liệu và quy trình trước đó.
Đến thế kỷ XXI, ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam thay đổi, gặt hái nhiều thành tựu vượt trội.
Chỉ trong 60 năm tại Việt Nam, ngành xây dựng đã hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Không bao gồm công trình nhà ở , nền công nghiệp xây dựng Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
Một số công trình công nghiệp được đầu tư xây dựng như nhà máy thủy điện, cao ốc, trung tâm thương mại, công viên, công trình đường cao tóc, tầng hầm,…
Hiện tại,ngành xây dựng cũng là một trong các ngành học được giới trẻ quan tâm vì cơ hội việc làm và mức thu nhập có chiều hướng tăng dần.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Đề án Tái cơ cấu ngành Xây dựng… tạo nền tảng cho thị trường BĐS, vật liệu xây dựng phát triển.
Tính đến cuối năm 2015, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp (quy mô xây dựng 25.850 căn hộ) và 84 dự án nhà ở cho công nhân (quy mô xây dựng 28.550 căn hộ).
Tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng luôn đạt ở mức cao, bình quân 16,5%/năm, dẫn đầu cả nước về các lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, thủy điện vừa và nhỏ. Điển hình như Tổng Công ty Sông Đà về đầu tư và xây dựng thủy điện và hầm giao thông đường bộ; Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam về gia công chế tạo, lắp máy các công trình công nghiệp trong cả nước; TCty Vinaconex, TCty Xây dựng số 1 về đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng; TCty Xây dựng Hà Nội về các công trình dân dụng trọng điểm, quan trọng của quốc gia; TCty đầu tư phát triển nhà và đô thị về đầu tư xây dựng và quản lý khu đô thị mới; TCty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp về đầu tư, thu hút và quản lý khu công nghiệp hiệu quả cao; TCty Viglacera, TCty vật liệu xây dựng số 1 về đi tắt, đón đầu trong đầu tư công nghệ hiện đại phát triển VLXD; TCty xây dựng và phát triển hạ tầng về xây dựng hạ tầng và công trình giao thông …
Công nghiệp xây dựng cùng công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đang được quan tâm, đạt được nhiều thành tựu và được đầu tư nhiều cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại.
Vai trò của công nghiệp xây dựng đối với nền kinh tế
Công nghiệp xây dựng phát triển ở nhiều nước, có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới xã hội.
Công nghiệp xây dựng cũng giống như công nghiệp dệt may, công nghiệp robot, ngành điện lực đang được đầu tư và chú trọng vì mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất hàng hoá đầu tư, có nghĩa là các sản phẩm mới của nó được yêu cầu, không phải vì bản thân của các sản phẩm này mà vì các hàng hoá hoặc dịch vụ mà các sản phẩm này có thể tạo ra hoặc giúp cho tạo ra.
- Tại Việt Nam,qua 55 năm liên tục phát triển, ngành Xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của Ngành Xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối trong ngành Xây dựng Việt Nam.
- Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi ba đặc thù chính là: ngành xây dựng có quy mô lớn nhất trong đất nước, ngành cung cấp phần lớn các hàng hoá đầu tư và Chính phủ là khách hàng của phần lớn các công trình của ngành.
- Ở nước ta công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Hàng năm xây dựng cơ bản tiêu tốn lượng vốn ngân sách và vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao (giai đoạn 15 năm đổi mởi 1985 – 2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% – 26% GDP hàng năm. Trong khi đó tỷ trọng sản phẩm xây dựng trong tổng sản phẩm quốc nội của một số nước theo thống kê năm 1989 là: các nước EU: 12,3%; CHLB Đức: 11,0%; Pháp: 11,4%; Anh: 10,1%; Mỹ: 8,7%; Canada 14,9%; Nhật: 19,3%). Xây dựng cơ bản giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vì:
- Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất cả các ngành kinh tế khác chỉ có thể phát triển được nhờ có xây dựng cơ bản, thực hiện xây dựng mới, nâng cấp các công trình về quy mô, đổi mới về công nghệ và kỹ thuật để nâng cao năng xuất và hiệu quả sản xuất.’
- Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế trong từng giai đoạn xây dụng và phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện xoá bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị, nông thôn, miền ngược, miền xuôi. Nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào các dân tộc.
- Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng, ngành điện lực ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội.
- Xây dựng cơ bản đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân. Hàng nãm Ngành xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Đội ngũ cán bộ cồng nhân viên Ngành xây đựng đông đảo có khoảng hai triệu người, chiếm khoảng 6% lao động trong xã hội.
- Công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó quyết định quy mô và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói chung và sự nghiêp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Và cũng có thể kết luận rằng ngành công nghiệp xây dựng là một công cụ điều chỉnh của nền kinh tế.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!