CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ , GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN | thiết kế cơ điện – kỹ sư cơ điện – kỹ sư M&E

Các bạn thân mến!

Rất nhiều bạn vào thăm và có hỏi trên Website- trungtamcodien.net hoặc điện thoại, nhắn tin hay Zalo vào số Hotline của trungtamcodien.net hỏi: “ Anh ơi, trung tâm có cấp chứng chỉ thiết kế, giám sát cơ điện hay không ?” Điều này cũng dễ hiểu vì dân cơ điện thường xuất phát nhiều từ các trường Đại học Bách Khoa, Điện Lực, Giao Thông, Công nghiệp, Học viện kỹ thuật quân sự nên ít biết, ít đọc về luật, thông tư, nghị định của Bộ xây dựng nên không rõ về điều kiện cấp, nơi cấp các chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Nhân đây “trungtamcodien.net” cũng xin viết một bài viết dưới dạng câu hỏi để các bạn có cái nhìn tổng quan nhé :

1. CHỨNG CHỈ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN, GIÁM SÁT ĐƯỢC CẤP BỞI CƠ QUAN NÀO ?

– Chứng chỉ về thiết kế, giám sát cơ điện chỉ được Sở xây dựng các tỉnh, thành phố hoặc Bộ xây dựng cấp mới có giá trị về mặt pháp lý và mới đủ điều kiện hành nghề.

– Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hạng I, Sở xây dựng các tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ hạng II và III

=> Tham khảo Điều 44 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Hạng I, II và III trong chứng chỉ thiết kế được sử dụng cho nhưng công trình nào

=> Tham khảo Điều 48 k – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Vì vậy, các trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ đầu không có giá trị về mặt pháp lý. Nó không có tác dụng trong quá trình xin việc hay hành nghề. Ngược lại, nếu học xong các khóa học và được cấp các chứng chỉ tại các trung tâm mà đi phỏng vấn bạn lại không dành về chuyên môn thì nhà tuyển dụng rất hoài nghi về năng lực, cũng như quá trình học của bạn.

2. KHI NÀO BẠN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ, GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN ?

– Cá nhân đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng được 2 yêu cầu (Chung và Riêng) sau:

A. YÊU CẦU CHUNG

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

3. Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

=> Tham khảo Điều 44 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

B. YÊU CẦU RIÊNG ĐỐI VỚI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN

a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề

=> Tham khảo Điều 48 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

C. YÊU CẦU RIÊNG ĐỐI VỚI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN

a) Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;

b) Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

=> Tham khảo Điều 49 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

3. HỒ SƠ XIN DUYỆT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ, GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, giám sát xây dựng sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

– 01 bản đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư 17/2016/TT- BXD.

– 02 ảnh màu cỡ 04×06 có nền màu trắng.

– 02 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung học.

– 01 Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng.

4. QUY TRÌNH CẤP XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ, GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN

– Khi bạn đủ 2 điều kiện (chung và riêng) như trên thì cần hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước cần thiết để xin cấp chứng chỉ.

– Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, giám sát cơ điện bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiến hành kê khai hồ sơ (theo mục 3 trên)

Bước 2: Nộp tại Sở xây dựng các tỉnh, thành phố (nếu bạn xin cấp chứng chỉ hạng II và III) hoặc nộp tại Bộ xây dựng (Nếu bạn xin cấp chứng chỉ hạng I)

Bước 3: Tiến hành Ôn luyện bộ đề thi để chuẩn bị cho kỳ thi sát hạch được Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng thông báo.

=> Tham khảo Quyết định số 145/QĐ-BXD về Bộ câu hỏi trắc nghiệm phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hoặc tham khảo Links sau: http://trungtamcodien.net/bo-cau-hoi-trac-nghiem-va-dap-an-thi-cap-chung-chi-hanh-nghe-thiet-ke-giam-sat-co-dien.html

Bước 4: Tham gia thi sát hạch do Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng tổ chức

Bước 5: Nhận kết quả thi sát hạch theo thông báo của Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng

Bước 6: Nhận chứng chỉ hành nghề thiết kế, giám sát cơ điện nếu bạn đủ các điều kiện chung, riêng và vượt qua kỳ thi sát hạch đã được Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng tổ chức.

Ngoài ra, để có thể hiểu rõ hơn nữa các bạn đọc kỹ các tài liệu sau:

– Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc Hội.

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

– Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng

– Thông tư số 17/2016 TT – BXD hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công đối với tổ chức, cá nhân.

Chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn.

==> Để có thể hiểu rõ và tự mình có thể thiết kế được các bộ môn: Điện – Cấp thoát nước – Điều hòa thông gió – PCCC bạn có thể tham gia các khóa học Online hoặc Offline của ” http://trungtamcodien.net/” theo các đường Links sau:

1. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện tòa nhà nhà chung cư

2. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện tòa nhà văn phòng

3. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện nhẹ ( LAN&TEL, CATV, CCTV, PA)

4. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Cấp thoát nước

5. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điều hòa – Thông gió

6. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy

7. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy và Thông gió

8. Khóa học Triển khai bản vẽ Shop drawing phần điện

– ” Cố gắng là tất cả những gì chúng ta phải làm, cho dù kết quả cuối cùng là thành công hay thất bại thì chúng sẽ không bao giờ hối hận”

– ” Hãy cứ theo đuổi đam mê – thành công sẽ đến với bạn”

Admin – trungtamcodien.net