Biện pháp chống vách đất hố đào được thực hiện như thế nào?

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ xây dựng nhà cao tầng, công nghệ gia cố vách hố đào đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên toàn quốc. Trong quy trình gia cố vách hố đào, biện pháp chống vách đất hố đào luôn được chú trọng và thực hiện cực kỳ kỹ lưỡng. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về biện pháp chống vách đất hố đào. Tham khảo ngay nhé!

1. Nguyên tắc chống vách đất hố đào

biện pháp chống vách đất hố đào

Chống vách đất hố đào yêu cầu nhiều công đoạn đảm bảo đúng kỹ thuật

Trước khi tìm hiểu biện pháp chống vách đất hố đào, bạn cần nắm được những nguyên tác khi thi công công đoạn này.

Để hố đào được ổn định trong quá trình thi công với giá thành hợp lý, các đơn vị thi công phải chọn được phương pháp chống vách đất theo các nguyên tắc sau:

  • Phải giữ được vách đào ổn định, an toàn trong quá trình thi công

  • Phải phù hợp với biện pháp đào đất và công nghệ thi công phần ngầm

  • Thi công đơn giản với giá cả tối ưu nhất

  • Luôn chú ý đến khả năng sử dụng lại sau khi công trình hoàn thành

Nắm được những nguyên tắc này, việc thực hiện chống vách đất hố đào sẽ đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng của công trình.

2. Biện pháp chống vách đất hố đào

Đóng cọc thả cách nhau một khoảng từ 0.8 – 1.5m đến đâu thì ghép ván đến đó. Cọc đóng thường là cọc thép hình chữ I hoặc H. Được áp dụng cho hố không sâu, áp lực đất nhỏ, không có nước ngầm chảy mạnh.

Tiếp theo, đóng ván cừ thép không chống làm làm việc dưới dạng công – xôn, áp dụng khi hố đào nông, có nước ngầm. Ván cừ thép được thu hồi thu hồi bằng máy nhổ cọc hay cần trục tháp sau khi đã thi công xong tầng hầm.

biện pháp chống vách đất hố đào 2

Chống vách vách đất hố đào thường được áp dụng khá biến trong thi công xây dựng hầm.

Đóng cọc thép phun vữa bê tông giữ đất. Cọc thép được đóng xuống đất hết chiều sâu thiết kế. Đào đến đâu thì đặt mặt vòm giữa các cọc luôn bằng cách phun vữa bê tông lên vách đất tạo thành những vòm nhỏ, chân đạp vào các cọc giữ đất lở vào hố móng. Phương pháp này được áp dụng khi đất rời, không có nước ngầm hay đất dẻo.

Bước tiếp theo, đơn vị thi công dùng cọc khoan nhồi, khoan liền nhau tạo thành vách đất chống, sau đó tiến hành đào đất. Biện pháp này áp dụng khi chiều sâu hố đào lớn, áp lực đất lớn.

Dùng tường trong đất, tường được thi công theo phương pháp nhồi tạo thành vách kín bao quanh toàn bộ công trình.

Chống trực tiếp xuống đáy hố đào, thường là chống lên đầu cọc khoan nhồi hay cọc Barette khi hố đào rộng, ít ảnh hưởng đến sự thông thoáng và quá trình thi công tầng hầm.

Tiếp theo, dùng chống văng giữ các vách đối diện khi khoảng cách của chúng hẹp. Dùng neo bê tông neo ngầm trong lòng đất khi được phép neo.

3. Lưu ý khi đào vách đất hố đào

Dưới đây là một số khi đào vách đất hố đào bạn có thể tham khảo:

  • Khi đào hố móng, đường hào không tạo mái dốc phải làm hệ chống theo quy định.

  • Đối với hố móng rộng phải tính toán thiết kế hệ thống chống đỡ.

  • Đào hố móng, đường hào ở nơi ẩm ướt hoặc đất cát dễ bị sụt lở, phải dùng ván ghép khít với nhau và phải đóng sâu xuống đáy hố đào tối thiểu 0,75 m.

  • Đào hố móng, đường hào ở vùng đất cát chảy phải tính toán thiết kế ván chống riêng, trong đó bao gồm các biện pháp gia cố vách chống và hạ mực nước ngầm.

  • Đào hố móng, đường hào ngay cạnh các hố đào cũ đã lấp đất, nhưng đất lấp chưa ổn định phải có biện pháp gia cố vách chống chắc chắn và trong quá trình đào phải thường xuyên quan sát tình trạng của vách chống.

Trên đây là biện pháp chống vách đất hố đào được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có những thông tin cần thiết để giám sát công trình, thi công công trình cũng như đánh giá chất lượng thi công biện pháp chống vách đất hố đào.