Trần thạch cao chìm, thả được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại như trang trí nội thất, nhà ở,… vì vừa tiện lợi vừa mang lại thẩm mỹ cao.
Trần thạch cao có 2 loại chính hiện nay là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm, mỗi loại sẽ có các cách tính khung xương và vật tư riêng. Nếu bạn quan tâm về cách tính vật tư trần thả này thì có thể cùng Minh Phát tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Công thức và cách tính trần thạch cao trần, thả
I. Trần thạch cao chìm, trần thạch cao thả là gì?
1. Trần thạch cao chìm là gì?
Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu bên trên các tấm thạch cao và không thể nhìn thấy được. Trần nhìn như trần bê tông được sơn bả nên nó thường được dùng để tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Cấu tạo của trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm được thiết kế gồm khung xương và các tấm thạch cao, trong đó khung xương dùng để treo các tấm thạch cao. Trần đắt hơn trần thạch cao thả, khó sửa chữa các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện dọc trần, ống điều hòa…. Trần chìm thường mang tính thẩm mỹ cao hơn trần thả.
Xem thêm:
Báo giá thi công tấm lợp Polycarbonate chi tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh
Báo giá tấm lợp lấy sáng chống nóng chính hãng
2. Trần thạch cao thả là gì?
Trần thạch cao thả được thiết kế với một phần khung xương lộ ra ngoài. Loại trần này được xây dựng độc đáo có thể che các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước,… dưới trần bê tông hay dưới mái ngói, mái tôn.
Cấu tạo khung xương của trần thạch cao nổi (trần thả)
Trần thả thường được dùng cho các không gian như hội trường, hành lang, phòng công sở,… Trần thạch cao thả có ưu điểm là dễ sửa chữa các chi tiết kỹ thuật trên trần và có tính thẩm mỹ cao.
II. Cách tính vật tư trần thạch cao chìm, trần thạch cao thả
Các loại vật liệu làm tấm lợp mái nhà nhẹ mà chống nóng hiệu quả
1. Tính khung xương trần thạch cao cần tính toán vật tư gì?
Một hệ trần thạch cao hoàn chỉnh phải gồm 2 thành phần chính là khung xương trần thạch cao và tấm thạch cao. Khung xương trần thạch cao có nhiều loại với các cách tính khác nhau, có thể kể tới là khung trần thạch cao nổi và khung trần thạch cao chìm. Muốn tính khung xương trần thạch cao chính xác nhất cần phải tính toán các loại vật tư thạch cao đi kèm như khung xương chính, khung xương phụ, thanh viền tường, thanh ty dây và các phụ kiện như tacke thép, kẹp bướm, khóa liên kết, đinh thép, pát 2 lỗ, vis đen, con tán, băng keo lưới,…
2. Cách tính diện tích mét vuông trần thạch cao
Tại các công trình dù lớn hay nhỏ thì cách tính m2 trần thạch cao chính xác và phổ biến nhất vẫn là đo thực tế chỗ cần thi công. Cụ thể, nếu nhà dạng trần thạch cao phẳng thì cách tính m2 sẽ tính theo diện tích sàn, còn với nhà thi công trần giật cấp thì cách tính phức tạp hơn, bạn cần phải đo tất cả các vị trí có mặt dựng, mặt hai lớp hoặc mặt ba lớp.
3. Tính khối lượng trần thạch cao
Đối với trần thạch cao nổi thì tính khối lượng trần dựa vào khối lượng khung xương và các tấm thạch cao. Đối với trần thạch cao chìm thì có thể chia thành trần phẳng và trần giật cấp để tính. Cách tính khối lượng trần nổi chuẩn nhất còn tùy thuộc vào kích thước khung xương thạch cao và các tấm thạch cao. Tuy nhiên, trần thạch cao phẳng thường sẽ có khối lượng ít hơn 30% so với trần giật cấp. Trần giật cấp sẽ phải tính cả khối lượng các mặt dựng, khe, phần gờ,… có khối lượng luôn lớn hơn khối lượng mặt sàn.
III. Đơn vị nhận thi công trần thạch cao chất lượng, uy tín
Thi công xây dựng trần thạch cao chuyên nghiệp, uy tín
Các công ty chuyên nhận thi công trần thạch cao tại Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh,.. với chất lượng công trình chất lượng, chi phí ưu đãi trên thị trường. Các đơn vị sở hữu đội ngũ giàu kinh nghiệm về tư vấn, thiết kế và thi công , đảm bảo hoàn thành hạng mục trong thời gian nhanh chóng. Các công ty chuyên nhận đa dạng các công trình như:
- Công trình trần thạch cao khách sạn, tòa nhà, chung cư.
- Công trình trần vách thạch cao cho biệt thự, nhà ở, phòng trọ.
- Thi công trần thạch cao quán cà phê, nhà hàng, quán ăn, quán trà sữa.
- Thi công trần vách thạch cao phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.
- Công trình trần thạch cao mới và nhiều công trình lớn nhỏ khác.
IV. Bảng giá làm trần thạch cao
Mẫu trần thạch cao cho phòng ngủ đẹp và sang trọng nhất
1. Trần thạch cao khung xương M-29
Nội dung công việc Kích thước
Kết cấu
Đơn giá
VNĐ/M2
Trần thạch cao tiêu chuẩn 1210x2440x9 115.000 Trần thạch cao chống ẩm 1210x2440x9 135.000 Vật tư chính Thanh chính M-29 800×800 Thanh phụ M-29 405×405 Thanh V viền tường 4000.00 Thanh V treo chống chịu lực 800×800 Tấm thạch cao Boral/Knaus 1210×2430 Vật tư phụ Đinh thép đóng viền tường 250×250 Ticke thép, ticke nhựa 800×800 V treo 800×800 Vít đen thạch cao và kết cấu khung xương 250×250 Băng keo dán mí nối
2. Trần thạch cao khung xương Tika 4000
Nội dung công việc Kích thước
Kết cấu VL
Đơn giá
VNĐ/M2
Trần thạch cao tiêu chuẩn 1210x2440X9 120.000 Trần thạch cao chống ẩm 1210x2440X9 140.000 Vật tư chính Thanh chính VTC-TIKA 800×800 Thanh phụ VTC-TIKA 405×405 Tấm thạch cao Boral/Knaus 1210x2430X9 Vật tư phụ Đinh thép đóng viền tường 250×250 Ticke thép, ticke nhựa 800×800 V treo 800×800 Vít đen thạch cao và kết cấu khung xương 250×250 Băng keo xử lý mối nối tấm trần thạch cao 50.00
V. Nên chọn trần thạch cao trần hay thả?
Mẫu trần thạch cao tân cổ điển trang trọng, tinh tế
Trần thạch cao có hai loại phổ biến là trần nổi và trần chìm, tùy vào nhu cầu chủ công trình lựa chọn trần sao cho phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao. Trần thạch cao thả có ưu điểm dễ lắp đặt, dễ sửa chữa nhưng không thể tạo hình, trang trí nên thường đơn giản và tính thẩm mỹ không cao.
Trần thạch cao chìm có phần khung xương được ẩn bên trong, có thể trang trí bên ngoài theo nhu cầu sử dụng nên tính thẩm mỹ cao hơn. Trần nổi thường được ứng dụng vào cho công trình như trường học, văn phòng, hành lang, sảnh, hội trường,… Còn trần chìm được dùng nhiều cho nhà ở, căn hộ, biệt thự,…
VI. Lưu ý khi làm trần thạch cao
Mẫu trần thạch cao hiện đại, sang trọng cho phòng khách
Trần thạch cao rất kỵ nước nên trước khi thi công cần kiểm tra phần mái xem có bị hở hay rò nước không và cần kiểm tra đảm bảo không có chuột trước khi làm trần.
Trần có thể bị co, có vết nứt, đặc biệt là trần chìm và khắc phục bằng cách dặm sơn lại. Bên cạnh đó, thi công trần dưới mái tôn cần đặt 1 lớp xốp chống nóng ở giữa trần và mái tôn để đem đến hiệu quả cách nhiệt tốt.
Trên đây là thông tin về cách tính vật tư trần thạch cao chìm, thả. Minh Phát hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về thi công xây dựng công trình này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!