2. Các loại bản lề cửa gỗ thông dụng
Cùng với khóa thì bản lề cửa gỗ là phụ kiện bắt buộc để hoàn thiện một bộ cửa. Có thể kể tên các loại bản lề cửa gỗ trên thị trường là: bản lề lá – bướm, bản lề âm dương – mẹ con, bản lề cối, bản lề bật xoay mở 2 chiều và bản lề sàn thủy lực cho cửa tự đóng. Các loại bản lề sẽ có cấu tạo, tải trọng treo cánh, vật liệu cấu thành và công năng sử dụng khác nhau.
2.1. Bản lề lá – bướm cửa gỗ
Bản lề lá dòng bản lề cửa gỗ phổ biến nhất hiện nay. Bản lề lá có đối xứng nhau, khi mở ra xòa hình cánh bướm. Vậy nên bản lề lá còn có tên gọi khác là bản lề bướm. Bản lề lá có thể chịu tải trọng của các cánh cửa có khối lượng lớn như cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp, cửa thép …
Bản lề lá khá phổ biến và được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. có nhiều chất liệu sản xuất dòng bản lề này như thép đúc, Inox201, Inox304 chính vì vậy nên giá thành và chất lượng cũng sẽ khác nhau.
Khi thi công lắp đặt cửa gỗ sử dụng bản lề bướm – lá, chúng ta bắt buộc phải soi âm (đục) cánh và khuôn cửa. Mục đích là để đảm bảo khe hở giữa khung cửa và cánh cửa đạt tiêu chuẩn từ 3-5 ly. Tuy nhiên, ciệc đục soi âm cánh khung cửa sẽ làm bộ cửa giảm tính thẩm mỹ.
2.2. Bản lề cối
Bản lề cối là dòng bản lề cửa gỗ đã từng rất phổ biến, chi phí rẻ và có thể chịu tải trọng lớn. Hơn chục năm trở về trước, khi ngành cơ khi nước nhà còn chưa phát triển, đa số người dân sử dụng bản lề cối lắp cho cửa gỗ thịt. Cấu tạo bản lề cối được chia thành 2 phần trên dưới, liên kết với bởi 1 trục duy nhất.
Ngày nay cửa gỗ tự nhiên sử dụng tương đối ít, và thường sử dụng bản lề lá nên những chiếc bản lề cối bây giờ được sử dụng ít hơn. Thường chỉ dùng cho các bộ cửa chính, cửa mặt tiền căn nhà. Nhờ ưu điểm tháo lắp dễ dàng chủ nhà dễ dàng tháo nhấc cánh khi có việc sử dụng cần không gian lớn hay tháo chuyển cửa đi sơn sửa lại cũng dễ dàng hơn.
Bản lề cối có khả năng chịu được trọng lượng lớn thường được sử dụng cho các loại cửa thép, cửa gỗ chống cháy
2.3. Bản lề âm dương – mẹ con cửa gỗ
Bản lề âm dương là một biến thể của bản lá. Kết cấu của bản lề âm dương không còn cân đối mà cắt giảm lại thành 2 cánh lớn bé. Khi gập bản lề âm dương vào, cánh lớn sẽ ôm trọn cánh bé, nên nó còn được gọi là bản lề mẹ con.
Bản lề âm dương là dòng bản lề cửa gỗ tối ưu khe hở giữa cánh và khung cửa, tuyệt đối 3 ly theo tiêu chuẩn. Do không đục cánh và khung cửa nên khi sử dụng bản lề mẹ con sẽ tiết kiệm thời gian. Đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính thẩm mỹ cho bộ cửa gỗ. Tuy nhiên, khi so sánh về khả năng chịu tải trọng thì bản lề âm dương sẽ kém hơn bản lề lá khá nhiều. Bản lề âm dương chỉ phù hợp với các dòng cửa có khối lượng nhẹ và trung bình như cửa gỗ công nghiệp, gỗ composite, cửa nhựa các loại.
2.4. Bản lề bật mở xoay 2 chiều cho cửa tự đóng
Bản lề bật là dòng bản lề chuyên dụng, dùng cho cửa gỗ xoay 2 chiều tự đóng tại các quán bar, nhà bếp, nhà vệ sinh. Bản lề bật có cấu tạo lò xo kéo phức tạp, giúp cánh cửa mở được cả 2 chiều và luôn ở xu hướng đóng, tương tự chức năng của tay co. Không giống như bản lề lá hay bản lề âm dương, độ dày của bản lề bật rất lớn. Do vậy khi chế tác khung, nhà sản xuất sẽ dấu luôn bản lề mở xoay 2 chiều vào trong khuôn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bộ cửa.
Do có kết cấu lò xo kéo nên sau một thời gian sử dụng cánh cửa dễ bị xệ. Vậy nên bắt buộc chúng ta phải định kỳ bảo trì, kéo căng lại lò xo bản lề bật. Việc thi công lắp cửa gỗ mở 2 chiều tự đóng sử dụng bản lề bật sẽ tốn thời gian hơn, đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao.
>>> Xem thêm: Cách lắp đặt bản lề bật đơn giản với 3 bước
2.5. Bản lề sàn thủy lực cho cửa gỗ
Bản lề sàn có cấu tạo phức tạp và giá thành cao nhất trong các loại bản lề cửa gỗ. Về công năng, bản lề sàn thủy lực tương tự bản lề bật, chuyên dụng cho cửa mở 2 chiều. Tuy nhiên, khi sử dụng bản lề thủy lực, cánh cửa sẽ không được liên kết với khung cửa nữa mà sẽ gắn với sàn nhà. Xét về mặt thẩm mỹ, do bản lề thủy lực được chôn âm dưới sàn nên sẽ tối ưu hơn so với bản lề xoay 2 chiều.
2.6. Bản lề tự động
Là dòng bản lề cửa gỗ hiện đại với kết cấu phức tạp hơn, dòng bản lề tự động luôn có xu hướng kéo đóng cửa một cách nhẹ nhàng, trợ lực đỡ khi cửa gần đóng để cửa đóng mở nhẹ nhàng hơn. Dòng bản lề này thường có chi phí khá cao nên ít được sử dụng phổ biến như các dòng khác.
>>> Nếu bạn đang muốn lắp bản lề tự đóng cho gia đình thì hãy tham khảo ngay: 3 lý do bạn nên chọn bản lề tự đóng trong gia đình
3. Giá của bản lề cửa gỗ
Hiện nay không có mức giá bản lề cửa gỗ nào cụ thể vì mỗi loại bản lề lại có giá khác nhau. (Bảng vẽ điện tử) Trong các loại bản lề đó giá bản lề cửa lại thay đổi theo kích thước, chất liệu của mỗi loại
4. Các loại bản lề tủ bếp
Bản lề bật hay còn được gọi là bản lề Châu Âu hiện được sử dụng phổ biến trong các thiết kế tủ gỗ, tủ bếp. Khác với những loại bản lề lá trước kia, bản lề bật được lắp phía trong cánh tủ nhằm tăng tính thẩm mỹ và tăng tính bền nhờ tránh được bụi bẩn hay gió máy làm rỉ sét.
4,1. Bản lề trùm ngoài (Bản lề thẳng)
Là loại bản lề khi lắp ráp cánh tủ sẽ che hết toàn bộ phần cạnh tủ, khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh là 15mm.
Bản lề thẳng
4.2. Bản lề cong nhiều
Bản lề lọt lòng hay còn gọi là bản lề cong nhiều Một bản lề nhìn trực quan rất khác với trùm cả và trùm nữa ( nghĩa tiếng anh là Inset Hinge) được sử dụng cho tủ bếp sát tường để khi mở, cánh tủ bếp sẽ không chạm vào tường, chỗ cong của bản lề cao 17mm), với một tay quay lớn ở cánh tay cho phép cánh cửa tủ được đặt hoặc đặt bên trong. Khung tủ cho thấy cạnh ngoài của tủ đầy đủ. Bản lề Inset Che giấu thường được tìm thấy trên đồ nội thất gỗ truyền thống, vì chúng lộ ra khung gỗ xung quanh cửa tủ. Những bản lề này cũng được sử dụng với cửa kính như tủ trưng bày nhà bếp.
Bản lề cong nhiều
4.3. Bản lề cong ít
Rất giống với bản lề trùm cả, Bản lề trùm nửa (Tên Tiếng Anh nghĩa là Haft Overplay) hay còn gọi là bản lề cong ít cho phép một cánh cửa được gắn ở hai bên của thành tủ thân thịt trung tâm. Không giống như bản lề trùm cả, bản lề này có một uốn cong ở cánh tay cao 9mm; cho phép cánh cửa tủ để che một nửa thành, với nửa còn lại được tiếp xúc với thân bản lề. Bản lề trùm nửa này cũng thường được sử dụng trong tủ quần áo cũng như nhà bếp.
Bản lề cong ít
>>> Tham khảo: Cách phân biệt các loại bản lề giảm chấn
Trên đây là một số dòng bản lề thường sử dụng nhất đối với hầu hết các dòng cửa gỗ trong và ngoài nhà hiện nay. Có rất nhiều nhà sản xuất thương hiệu cùng chất liệu khác nhau.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của DTC. Mong bạn sẽ biết thêm được nhiều thông tin từ bài viết này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!