Bản vẽ kiến trúc là gì ? Cách đọc và triển khai bản vẽ kiến trúc

Trong xây dựng, bản vẽ kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc thi công và giám sát. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại bản vẽ này, có người còn nhầm lẫn với bản vẽ dùng để xin giấy phép xây dựng. Bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ giải thích hết đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến loại bản vẽ này, nó bao gồm những thành phần nào?

I. Bản vẽ kiến trúc là gì?

Có thể hiểu đơn giản, bản vẽ kiến trúc chính là một bộ hồ sơ bao gồm tất cả các yếu tố hoàn chỉnh về ngôi nhà. Trong bản vẽ, người thiết kế sẽ diễn giải ra hết các kích thước, hình dáng nhà, diện tích từng phòng để chủ nhà cũng như người thi công định hình được về công trình. Từ đó việc xây dựng ngôi nhà dễ dàng hơn, nhà thầu biết được ngôi nhà đó phải xây thế nào với kích thước và các công năng ra sao.

Thông thường thì các bản vẽ này sẽ có độ dày khoảng từ 80 đến 200 trang giấy A3. Nó bao gồm 3 phần chính đó là kiến trúc, kết cấu và cuối cùng là điện nước. Chúng ta cũng đi kỹ từng phần của bản vẽ kiến trúc nhé. Tham khảo các bài viết sau:

  • Cách đọc bản vẽ xây dựng
  • Có nên xây nhà trọn gói không?
  • Mật độ xây dựng là gì?

Bản vẽ kiến trúc

>> Chi tiết Bản vẽ cad chi tiết cửa kính cường lực các loại cửa 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh mở quay, mở trượt

1. Phần kiến trúc

Phần kiến trúc mô tả kiểu dáng tổng thể của ngôi nhà đinh xây dựng theo thứ thứ tự từ ngoài vào trong. Phần đầu tiên đó chính là mô tả phối cảnh mặt ngoài của công trình. Những vấn đề cần thể hiện được trong bản vẽ đó là kiểu dáng, những màu nào được sử dụng và phối với nhau như thế nào, từng hạng mục thì sử dụng vật liệu gì. Điều này giúp cho gia chủ mường tượng ra được sau khi xây dựng sau, ngôi nhà của mình sẽ như thế nào.

Mặt bằng của từng tầng: Đây sẽ là phần mặt cắt theo từng tầng của căn nhà. Nó sẽ thể hiện từng mảng tường, từng phòng có diện tích, kích thước ra sao? Phần cầu thang sẽ được đặt ở đâu trong nhà. Ở mỗi tầng, kiến trúc sư sẽ phải ghi rõ ràng phòng nào được đặt ở đâu, hướng đi như thế nào, giữa các phòng có sự liên thông gì không? Làm sao để sau khi đọc bản vẽ kiến trúc, chủ nhà có thể hiểu được.

2. Phần kết cấu

Phần kết cấu thì sẽ đi chi tiết hơn về cách thi công cũng như cấu tạo của từng mảng tường hay phương án thi công:

  • Mở đầu cho phần bản vẽ kết cấu là những ghi chú chung nhất trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm: khoảng cách thép chịu lực của dầm, nóc thép chịu lực, cấu tạo của đai cột và dầm …
  • Tiếp theo là đến mặt bằng cũng như phần cấu tạo của móng nhà: Như chúng ta đã biết, có khá nhiều phương án thi công móng nhà. Chính vì vậy, phải phù thuộc vào điều kiện của đất cũng như xem xét về độ phức tạp của công trình, trọng lượng mà móng nhà phải chịu để lựa chọn. Có thể là móng đơn, móng bè, móng cọc hoặc móng băng.
  • Phần mặt bằng để định vị cột và phần chi tiết cột: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được vị trí đặt cột cũng như khoảng cách giữa các cột với nhau là bao nhiêu.
  • Kết cấu của sàn tầng.
  • Phần tổng hợp, thống kê về cốt thép.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng phần hồ sơ về kết cấu thì sẽ giúp chủ thầu và chủ nhà hiểu được về vật liệu dầm, cột và sắt thép. Từ đó cân nhắc tiến hành xây dựng cho căn nhà có sự an toàn và đảm bảo sự chắc chắn.

3. Phần điện nước

Về phần điện nước thì đóng vai trò khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như hoạt động, sinh hoạt dùng điện của gia đình.

  • Bản vẽ kiến trúc phần điện sẽ bao gồm: Mặt bằng bố trí điện ở các khu vực có hệ thống sử dụng điện. Đồng thời là chống sét của tầng mái, chi tiết những thiết bị khác như tủ lạnh và internet …
  • Về phần nước bao gồm: hệ thống cấp nước, thoát nước ở ngôi nhà của những tầng nào sử dụng WC, bếp cũng như phòng phòng phơi đồ …

II. Bản vẽ kiến trúc và bản vẽ xin giấy phép khác nhau như thế nào?

Trước khi tiến hành khởi công công trình, xin giấy phép xây dựng là một quá trình vô cùng cần thiết. Và một trong những hồ sơ để xin giấy phép đó là bản vẽ. Tuy nhiên, bản vẽ kiến trúc và bản vẽ xin giấy phép xây dựng là khác nhau, nhiều người nhầm lẫn về vấn đề này. Cùng chúng tôi phân biệt để thuận tiện hơn trong việc sử dụng sau này nhé!

Đối với một bản vẽ xin giấy phép thì sẽ phải có những thành phần cơ bản sau đây:

Phần mặt bằng: Bao gồm mặt bằng tổng thể và sơ bộ của công trình mà bạn chuẩn bị xây dựng

  • Mặt bằng tổng thể: bạn cần thể hiện được phần diện tích muốn xây dựng là bao nhiêu so với tổng diện tích đất.
  • Mặt bằng sơ bộ: Đây là phần quan trọng, bạn cần thể hiện được đầy đủ các phần trong ngôi nhà, từ tầng trệt, với tầng cao … hoặc tầng lửng (nếu có), phần mái của ngôi nhà.

Phần mặt cắt: Đây là phần mặt cắt các tầng của ngôi nhà, phần móng và công trình hầm tự hoại.

Phần mặt đứng: phần này thì chỉ cần thể hiện mặt tiền của ngôi nhà thôi. Nó bao gồm cả về hình dạng, kích thước cũng như cấu trúc mái nhà.

Bản đồ toạ độ vị trí: Nhằm xác định quỹ đất của mình xây dựng nằm ở đâu, bên cạnh, liền kề những khu đất xung quanh nào

Thực tế thì sau khi xin giấy phép xây dựng xong, nếu gia chủ chưa thực sự hài lòng về mẫu thiết kế thì cũng có thể thay đổi lại bản vẽ kiến trúc của công trình. Tuy nhiên, việc thay đổi về thiết kế tuyệt đối không được vượt quá số tầng đã xin phép cũng như không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng, độ an toàn của công trình xây dựng và công trình xung quanh.

>> Chi tiết Bản vẽ chi tiết vách kính cường lực

II. Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế kiến trúc

Tùy quy mô, yêu cầu kiến trúc, thiết kế, diện tích của ngôi nhà mà chi phí sẽ khác nhau. Thông thường thì chi phí của một bộ hồ sơ kiến trúc nhà nằm dao động trong khoảng từ 40 cho đến 200 triệu đồng.

Nhiều người suy nghĩ rằng bỏ ra một khoản tiền như vậy là khá tốn kém tuy nhiên khi bạn so sánh với chi phí của căn nhà thì cũng không đáng kể. Nếu xây dựng nhà càng có nhiều tầng thì yêu cầu thì kết cấu của nó lại càng cao. Theo thực tế thì chi phí để thiết kế chỉ chiếm một phần nhỏ của tổng chi phí công trình. Nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho công trình được nhìn một cách tổng quan nhất để điều chỉnh cho hợp mong muốn trước khi tiến hành đưa vào xây dựng. Bên cạnh đó là dễ dàng kiểm soát về chất lượng của công trình, tiến độ thi công và biết được những phát sinh không mong muốn trong suốt quá trình công trình được xây dựng.

Ngôi nhà là tổ ấm vững chãi và có ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi người nên cần phải đảm bảo được thẩm mỹ và đặc biệt là sự an toàn tối đa. Ngoài ra, nếu có bản vẽ kiến trúc rõ ràng ngay từ đầu thì chắc chắn thời gian xây dựng cũng sẽ nhanh chóng và diễn ra khá thuận lợi. Bởi vì nhà thầu không phải băn khoăn về thiết kế mà chỉ cần nhìn vào bản vẽ để thi công, không cần sửa chữa lại và tốn thêm nhiều chi phí phát sinh.

IV. Tham khảo mẫu bản vẽ biệt thự 2 tầng 2 mặt tiền

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về bản vẽ mẫu biệt thự 2 tầng 2 mặt tiền theo phong cách hiện đại

Đặc trưng của phong cách hiện đại cho biệt thự đó là sự khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần sang trọng. Điều đó được thể hiện từ mặt tiền cho đến các yếu tố nội thất bên trong. Với mẫu thiết kế này, ta có thể thấy được sự dứt khoát trong các đường nét trang trí, những mảng tường giật cấp ấn tượng. Tất cả toát lên một nét đẹp vô cùng riêng biệt và độc đáo.

Nhìn từ phối cảnh nghiêng bên ngoài vào chúng ta có thể thấy được cửa thông gió đặt ngay ở vị trí hiên nhà. Nó duy trì cho căn nhà luôn được thông thoáng và khá rộng rãi. Bên cạnh đó, màu trắng chủ đạo kết hợp với góc ban công làm cho không gian lại càng sáng sủa và tươi mới hơn.

Về bố trí công năng thì kiến trúc sư sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng mong muốn cũng như thực tế quỹ đất để có được một phương án hài hoà và đẹp mắt nhất. Ở mẫu biệt thự này thì tầng trệt được bố trí phòng khách liên thông với khu vực bếp và phòng ăn. Bên cạnh đó là nhà kho được tận dụng ở một góc nhỏ, tạo điều kiện cho việc để đồ được thuận tiện nhất. Và cuối cùng đó là không gian của phòng ngủ, nó giúp cho chủ phòng dễ dàng nhìn ngắm những không gian bên ngoài, thư giãn và nghỉ ngơi.

Ở tầng 2, kiến trúc sư bố trí phòng thờ ngay cầu thang đi lên, phòng thờ bố trí khá rộng rãi và thoáng mát, đảm bảo yếu tố phong thuỷ. Cuối cùng là 2 phòng ngủ kết hợp với phòng làm việc, điều này tiết kiệm được tối đa không gian sử dụng và diện tích của ngôi nhà. Kiến trúc sư còn không quên tận dụng diện tích để thiết kế ban công thoáng mát, cho không gian được rộng rãi hơn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của bản vẽ kiến trúc đối với việc xây dựng của một công trình. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về điều đó đồng thời biết cách phân biệt bản vẽ kiến trúc và bản vẽ để xin giấy phép xây dựng.

>> Chi tiết Bản vẽ cad cửa nhôm kính chuẩn nhất