1. Các chất tác dụng với NaOH?
NaOH hay xút ăn da là hợp chất có dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh. Hoá chất tan nhiều trong nước, tỏa nhiệt tạo thành các dung dịch kiềm (bazơ), không màu.
Theo đó, tính chất hoá học của hợp chất này là gì? NaOH phản ứng với chất nào? Chi tiết được thể hiện qua phần dưới đây:
1.1. Tác dụng với oxit axit
Các oxit axit thông thường được biết đến như NO2, SO2, CO2, CO,… NaOH phản ứng với một số oxit axit sẽ tạo muối và nước.
Theo đó, tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng, muối thu được có thể là muối axit hoặc muối trung hòa. Bạn có thể tham khảo 1 vài phương trình sau:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O
2NaOH + CO → Na2CO2 + H2O
NaOH tác dụng với oxit axit sẽ phân chia tạo muối và nước
1.2. Tác dụng được với axit
NaOH cũng được biết đến là một bazơ mạnh. Chính vì vậy, việc hoá chất này có khả năng trung hòa axit là 1 phản ứng khá phổ biến. NaOH khi kết hợp axit sẽ tạo ra muối và nước. Phương trình hóa học của tính chất này như sau:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O
1.3. Tác dụng với muối
Trong phản ứng với các muối, những chất tác dụng với NaOH chỉ có thể là các muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan. Theo đó, sản phẩm được sinh ra là 1 muối mới và bazơ mới. Tham khảo các phương trình sau đây:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
3NaOH+FeCl3 →Fe(OH)3+ 3NaCl
FeSO4+2NaOH → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ (nâu đỏ)
1.4. Tác dụng với một số phi kim, kim loại
Đây là phản ứng thường giải phóng khí H2 và hình thành thêm 1 loại muối mới. 1 số phi kim như Si, C, P, S,… là những chất tác dụng được với NaOH. Phương trình phản ứng cụ thể như sau:
C + NaOH → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
4P + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2
Đối với kim loại, dung dịch NaOH thường tham gia phản ứng với các kim loại lưỡng tính như: Nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn) , chì (Pb),… Bạn có thể tham khảo 1 số phản ứng cụ thể sau đây:
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Kim loại lưỡng tính là những chất tác dụng được với NAOH (Phản ứng NaOH với Al)
1.5. NaOH phản ứng với nước
Khi hòa tan trong nước, NaOH là 1 bazơ mạnh với tính ăn mòn cao. Dung dịch này hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Trong nước, độ hòa tan của NaOH là 111 g/100 ml (20 °C). Vì vậy, hóa chất này được ứng dụng tại nhiều ngành công nghiệp.
2. NaOH có độc không?
Những chất tác dụng được với NaOH đa dạng, mang lại tính ứng dụng cao trong sản xuất và các ngành công nghiệp. Vậy, sử dụng loại hóa chất có thực sự an toàn. Chi tiết được Bilico giải đáp như sau.
2.1. Mức độ độc hại của NaOH (Xút ăn da)
Trên thực tế, mức độ độc hại của 1 chất được xác định bởi nhiều cấp độ. Theo nhận định từ tổ chức HMIS (hệ thống nhận dạng vật liệu độc hại) và GSH (hệ thống hài hòa toàn cầu), NaOH là hóa chất độc hại với xếp hạng cấp độ nguy hiểm như sau:
- Mức độ nguy hiểm (Cấp 3): NaOH có khả năng gây bỏng da và tổn thương với mắt, gây hại cho môi trường thủy sinh.
- Mức độ bảo vệ cá nhân: Mức J: cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như kính, găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc,…
Theo đó, trong quá trình sử dụng hóa chất này, nếu tiếp xúc trực tiếp có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Cụ thể là:
- Đường mắt: Gây bỏng hoặc có thể làm mù lòa.
- Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Nếu như hít phải bụi có thể làm ảnh hưởng đến đường hô hấp
- Tại các vùng da: có thể gây dị ứng, làm bỏng hoặc thậm chí tạo thành sẹo
- Đường tiêu hóa: Gây cháy miệng, họng, dạ dày với 1 số triệu chứng như: Chảy máu, nôn, tiêu chảy,…
NaOH gây bỏng và tạo sẹo lớn nếu không được sử dụng đúng cách
2.2. Biện pháp phòng tránh khi sử dụng xút ăn da
Như đã trình bày ở trên, mặc dù NaOH có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, hóa chất này vẫn có những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không sử dụng và tiếp cận đúng cách. Dưới đây Bilico sẽ hướng dẫn bạn 1 vài mẹo để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như: quần áo, kính, găng tay,…
- Sử dụng xà phòng để rửa sạch tay khi làm việc với xút
- Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn trên bao bì sản phẩm
- Không nên dùng kèm với các thiết bị có tính phát lửa
- Tránh việc trộn lẫn NaOH cùng axit hoặc các chất hữu cơ
- Không tái sử dụng thùng đựng NaOH sau khi sử dụng hết
- Chú ý thêm NaOH vào nước và tránh làm theo chiều ngược lại
Rửa sạch tay xà phòng sau khi làm việc với NaOH
Ngoài ra, trong khâu bảo quản, bạn cũng cần chú ý 1 số điểm sau để hóa chất đảm bảo hiệu quả sử dụng cao. Cụ thể là:
- Bảo quản ở nơi khô thoáng, thoáng mát
- Không lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.
- Lưu trữ NaOH ở trong thùng kín
- Tránh xa những địa điểm có thể gây cháy, nổ.
2.3. Cách sơ cứu khi vô tình tiếp xúc với NaOH
Theo đó, trường hợp không may hoặc lỡ tiếp xúc với loại hóa chất này, bạn cần tiến hành xử lý ngay. Dưới đây, Bilico sẽ chia sẻ tới bạn 1 số mẹo nhỏ như sau:
- Khi tiếp xúc với da: Bạn cần tiến hành rửa bằng nước sạch, băng bó vết thương bằng băng vô trùng y tế. Theo đó, cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất trong trường hợp bị bỏng nặng.
- Hít phải dung dịch: Bạn cần đưa bệnh nhân vào những nơi râm mát, thoáng đãng. Sau đó, đưa bệnh nhân đến các trung tâm chống độc hoặc đến bệnh viện cấp cứu
- Tiếp xúc với mắt: Bạn cần tiến hành rửa mắt bằng nước sạch và sau đó nhanh chóng đến những cơ sở y tế gần nhất
- Uống phải NaOH: Trường hợp lượng NaOH ít, bạn có thể tiến hành súc miệng và uống nhiều nước. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng, hãy di chuyển ngay đến bệnh viện khoa phòng chống độc.
Trên đây, Bilico đã giải đáp chi tiết đến quý vị chủ đề “các chất tác dụng với NaOH“. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu thêm về hóa chất này. Mọi thông tin đóng góp vui lòng để lại dưới bình luận. Liên hệ ngay hotline 0912644646 để cập nhật báo giá mới nhất về mẫu hóa chất này cũng như nhận tư vấn miễn phí.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!