Thuốc Zinc-Kid: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

Thuốc Zinc-Kid được bác sĩ chỉ định trong điều trị tiêu chảy và biếng ăn ở trẻ nhỏ. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Zinc-Kid.

Thuốc Zinc-Kid là thuốc gì?

Zinc – Kid là thuốc uống có tác dụng bổ sung kẽm, ngăn ngừa thiếu kẽm trong các trường hợp còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con bú, người ăn kiêng, thiếu chất, tiêu chảy cấp tính hay mạn tính, chán ăn, táo bón, buồn nôn trong thai kỳ,.. với hoạt chất chính là Kẽm gluconat.

Dạng bào chế: Bột cốm pha.

Quy cách đóng gói: Hộp 25 gói x 3g thuốc cốm.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Trung Ương 3 – Việt Nam.

SĐK: VD-13505-10.

Thành phần của thuốc Zinc-Kid

Một gói cốm Zinc – Kid có các thành phần sau:

  • Kẽm gluconat với hàm lượng 70mg.
  • Ngoài ra còn có 1 số tá dược và phụ liệu khác với hàm lượng vừa đủ 1 viên như: Ethanol 95%, Glucose khan, Strawberry aldehyde,Lactose, PVP K30, Aerosil.

Tác dụng của thuốc Zinc-Kid

Kẽm là 1 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển ở người, nó là nguyên liệu để tổng hợp nên các men quan trọng như: Carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B,… Kẽm là 1 trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tổng hợp Acid nucleic, Glucid, Protid, đồng thời có nhiệm vụ giữ sự toàn vẹn của các mô.

Công dụng – Chỉ định của thuốc Zinc-Kid

Thuốc Zinc – Kid được các bác sĩ dùng phổ biến nhất trong điều trị cho các bệnh nhân loét giác mạc, quáng gà, khô da, lở loét vết thương, vết thương chậm lành, tiêu chảy mạn tính và cấp tính, còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, táo bón, ăn thiếu chất, trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng và 1 số trường hợp khác tùy theo từng chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Zinc – Kid đều đặn, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất người dùng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, không nên kiêng khem quá khắc nghiệt, ăn đủ chất, nhiều trái cây và rau xanh. Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng trước các nguy cơ bệnh tật.

Dược động học

Kẽm không được hấp thu đầy đủ ở hệ tiêu hóa, sự hấp thu của hoạt chất có thể sẽ bị giảm khi có sự hiện diện của một số hoạt chất thuộc nhóm Phytates được tìm thấy chủ yếu trong ngũ cốc, các loại hạt như gạo, đậu và ngô, Ở tá tràng sự hấp thu của kẽm cũng sẽ bị giảm bởi sự có mặt của Oxylat, các nguyên tố như Phosphat, Canxi, Cu, và có thể tăng nên khi có sự hiện diện của Glucose các Amino acid và các các hoạt chất tạo phức Chelat. Thông thường sinh khả dụng của hoạt chất khi dùng bằng đường uống là khoảng 20 – 30%.

Sau khi uống, Kẽm được phân bố rộng khắp cơ thể và nồng độ kẽm cao nhất được tìm thấy ở trong cơ, xương da và cả tuyến tiền liệt. Hoạt chất được đào thải chủ yếu qua phân (hơn 90%) phần còn lại sẽ được đào thải qua ống thận và mồ hôi.

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Unikids Zinc: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

Liều dùng – Cách dùng của thuốc Zinc-Kid

Liều dùng

Liều dùng Zinc-Kid gói phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị, dưới đây là liều khuyến cáo được nhà sản xuất đưa ra:

  • Liều dùng của Zinc-kid cho trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng: Nửa gói mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em 1 – 3 tuổi: Nửa gói đến 1 gói mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em 3 – 10 tuổi: 1 gói mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em trên 10 tuổi: ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói cốm.

Liều điều trị:

  • Nên uống từ 1-2 lần mỗi ngày, uống thuốc sau bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất.

Cách dùng

Thuốc Zinc – Kidc được dùng theo đường uống, bằng cách pha với nước lọc để nguội.

Thuốc ZinC-Kid dùng trước hay sau bữa ăn: dùng thuốc ngay sau bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zinc – Kid cho những trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với Kẽm Gluconat, Glucose khan, Strawberry aldehyde, Lactose,… hoặc bất kỳ thành phần tá dược, hoạt chất nào của thuốc, người có tiền sử sỏi thận, suy gan hoặc suy thận nặng.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Surbex-Z: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

Tác dụng phụ của thuốc Zinc-Kid

Những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng Zinc-Kid là:

Thường gặp nhất là các bất thường ở hệ tiêu hóa gây ra do muối Kẽm gồ đau bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn đôi khi sẽ đi kèm tiêu chảy và tình trạng kích thích dạ dày và gây viêm dạ dày cấp.

Dùng Kẽm dài ngày với liều cao có thể gây ra thiếu hụt Đồng, làm thiếu máu và giảm bạch cầu, do đó trong quá trình điều trị cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể để có thể phát hiện các biểu hiện sớm của thiếu hụt Đồng.

Mối liên quan giữa nồng độ kẽm trong nước bọt và chứng rối loạn tiêu hóa ở người mắc COVID-19

Thiếu Kẽm được cho là nguyên nhân chính gây ra biến đổi vị giác ở người bệnh mắc Covid 19, để kiểm chứng các nhà khoa học đã tiến hành 1 thí nghiệm như sau.

Có tổng cộng 127 người tham gia thí nghiệm này, và được chia làm ba nhóm riêng biệt dựa vào kết quả test Covid và tình trạng suy giảm vị giác của mỗi người. Nhóm 1, 2 là những người bị mắc Covid 19 nhưng không có tình trạng mất vị giác, nhóm 3 là những người mắc Covid 19 và có biểu hiện mất vị giác từ nhẹ đến nặng. Sau đó xét nghiệm và tiến hành đối chiếu chứng minh được, nồng độ kẽm ở những bệnh nhân thuộc nhóm 3 thấp hơn nhóm 1,2 và những người âm tính. Sau 3 tháng đối chiếu lại thì thấy được nồng độ kẽm trong nước bọt đã tăng lên đáng kể ở cả 3 nhóm.

Tương tác thuốc

Thuốc Tương tác Đồng Dùng đồng thời với Kẽm có thể gây giảm hấp thu Đồng Kháng sinh Tetracyclin, Quinolon Điều trị đồng thời với Zinc-Kid có thể làm giảm hấp thu thuốc Các chế phẩm có chứa Sắt Sắt có thể làm giảm khả năng hấp thu của Kẽm, mặc dù điều này chỉ có thể xảy ra khi nồng độ Sắt cao hơn hẳn nồng độ Kẽm

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng

Tránh sử dụng thuốc Zinc – Kid cho những người đang trong tình trạng loét dạ dày tiến triển, nôn ọe cấp tính.

Cần tránh sử dụng Zinc – Kid với các chế phẩm có chứa Calci, Sắt, Đồng khỏng 2-3 giờ nhằm hạn chế tình trạng giảm hấp thu Kẽm.

Người lái xe và vận hành máy móc có thể sử dụng thuốc Zinc – Kid.

Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Zinc-Kid sử dụng an toàn cho thai phụ và bà mẹ cho con bú trong các trường hợp cần thiết, để có được liều dùng hợp lý nhất bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bảo quản

Chú ý bảo quản thuốc Zinc – Kid ở nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ trong khoảng 15 đến 30 độ C và hạn chế những tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều

Dùng liều cao Zinc – Kid trên 15 gói 1 ngày có thể gây ra tình trạng ức chế miễn dịch thay vì kích thích miễn dịch. Quá liều Kẽm có thể làm tăng nguy cơ ăn mòn do sự hình thành của Kẽm Clorid trong dạ dày, gây ra tình trạng nôn, buồn nôn hoặc mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này bạn cần phải sử dụng đến than hoạt tính, Carbonat kiềm, không nên gây nôn và rửa dạ dày.

Quên liều

Trong trường hợp bệnh nhân quên 1 liều Zinc – Kid, thì hãy sử dụng thuốc càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu như liều này đã quá gần liều tiếp theo thì có thể bỏ qua liều bị quên trước đó.

Thuốc Zinc-Kid giá bao nhiêu?

Thuốc Zinc-Kid giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay, giá thuốc Zinc-Kid là khoảng 105.000 VNĐ giá cả có thể chênh lệch khi mua ở những nơi khác nhau nhưng không quá đáng kể. Hãy lựa chọn mua Zinc-Kid tại những nơi uy tín để tránh mua phải hàng giả, nhái, kém chất lượng.

Thuốc Zinc-Kid mua ở đâu?

Thuốc Zinc-Kid mua ở đâu chính hãng và uy tín nhất? Bạn đọc có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zinc-Kid để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Ngọc Anh hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

Hiện nay bạn có thể đặt mua sản phẩm tại website của nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi có hỗ trợ giao hàng toàn quốc với giá cả hợp lý và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.

Tài liệu tham khảo

1.The association between salivary zinc levels and dysgeusia in COVID-19 patients, nguồn NCBI, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.

2.Zinc Chloride, nguồn Drug.com, truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.