Xe màu nhám bị trầy luôn là cơn ác mộng của các chủ sở hữu xe, bởi lẽ việc xử lý xoá xước đối với xe màu nhám cũng khó hơn so với các loại sơn bóng thông thường gấp nhiều lần. Màu sơn nhám bị trầy không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc xe, mà còn liên đới hàng loạt tổn thất và rủi ro khác khiến tuổi thọ của chiếc xe khó mà lâu bền. Vậy thì, có thể xử lý những vết trầy xước ở màu sơn xe này không? Và liệu chúng ta cần phải lưu ý điều gì trong quá trình sử dụng sơn xe màu nhám? Mời các bạn cùng AP CAR CARE tìm hiểu ngay nhé!
1.Xe màu nhám bị trầy – nguyên nhân do đâu?
Mặc dù xe màu nhám vẫn nổi tiếng vì khó xước, tuy nhiên, trên thực tế thì có đến hàng trăm, hàng nghìn nguyên nhân khiến màu màu nhám bị trầy hoặc xuống cấp mà cụ thể hơn có thể kể đến như:
- Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời và sương muối chính là các yếu tố hàng đầu gây nên sự tàn phá lớn đối với bề mặt sơn nhám của xe.
- Bụi bẩn, bùn đất, nước mưa, tác nhân hoá học và các chất gây ô nhiễm trong không khí luôn “chực chờ” bám lên nước sơn. Đây là những phần tử li ti cực bé mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được, đặc biệt là với bề mặt của sơn nhám. Theo thời gian, chúng tích tụ dần và khiến bề mặt sơn xe màu nhám bị oxy hoá, rỉ sét và bong tróc.
- Thói quen chăm sóc không đúng cách, sử dụng dung dịch, hoá chất có tính kiềm mạnh cũng khiến bề mặt sơn “khó chiều” như sơn màu nhám bị bạc màu.
- Đặc biệt, với tình hình giao thông phức tạp, chằng chịt như ở Việt Nam thì tình trạng những chiếc xe màu nhám bị trầy dường như diễn ra “như cơm bữa” và trở thành lý do khiến nhiều chủ xe kiên quyết nói không với màu sơn nhám khi có nhu cầu sơn dặm lại xe.
Xe màu nhám bị trầy nhiều vệt gây mất thẩm mỹ
2.Màu sơn xe nhám và những lưu ý khi sử dụng:
- Khó phục hồi:
Màu sơn xe nhám là một loại sơn rất “nhạy cảm” và đặc biệt không dễ bảo dưỡng. Do đó, chúng thường không phổ biến để lựa chọn bởi khó có thể bền lâu qua thời gian nếu không có thời gian chăm sóc cẩn thận.
Các nhà sản xuất sơn nhám cũng khuyến cáo rằng tuyệt đối không nên sử dụng các loại đất sét hay sáp lăn lên bề mặt. Các phương pháp đánh bóng, tẩy sơn thông dụng cũng được liệt vào danh sách cấm. Do đó, biện pháp tốt nhất dành cho các chủ xe màu nhám bị trầy, đó là phục hồi bề mặt sơn hoàn toàn bằng một loại sơn khác có khả năng chống chịu và dễ xử lý trầy xước.
- Thật cẩn thận khi lau chùi, tác động:
Bạn muốn tự mình vệ sinh bề mặt màu sơn xe nhám? Chúng tôi khuyên bạn tốt nhất nên bỏ ý định và lập tức tìm ngay một trung tâm rửa chăm sóc xe chuyên nghiệp, uy tín để họ giúp bạn làm điều đó đúng cách.
Do tính “nhạy cảm” của màu sơn xe này, mà có đến 80% các loại chất tẩy rửa thông thường bao gồm xà phòng và hoá chất trở nên không thích hợp để tiếp xúc và làm sạch. Việc sử dụng hình thức vệ sinh thông thường có thể khiến tuổi thọ của lớp sơn nhám giảm đi nhiều.
- Không kèm bảo hành như lại cần nhiều sự đầu tư:
Ưu điểm dễ thấy ở sơn nhám là tính thẩm mỹ mà nó mang lại cho diện mạo đẹp đẽ của chiếc xe. Tuy nhiên, cái khó nằm ở chỗ để có thể duy trì được bề mặt này trong một thời gian dài, bạn phải đầu tư rất nhiều vào quá trình chăm sóc xe, trang bị các vật dụng bảo dưỡng cho đến việc chuẩn bị sẵn tinh thần sơn lại toàn bộ nếu xe màu nhám bị trầy xước.
Hơn nữa, mặc dù để sơn phủ bề mặt xe hơi bằng một lớp sơn nhám sẽ ngốn của bạn không khoản chi phí đắt đỏ, nhưng do đặc tính kém bền và yêu cầu khắc khe về cách chăm sóc cố hữu, nó không được nhà sản xuất sơn ưu tiên bảo hành.
Màu sơn xe nhám tuy đẹp nhưng lại vô cùng khó để chăm sóc, bảo dưỡng
3.Màu sơn nhám bị trầy có xử lý được không?
Dạo quanh một số diễn đàn, không khó để nhận ra một số “mẹo” trị màu sơn nhám bị trầy bằng cách dùng giấy nhám đánh bóng lên bề mặt. Theo bạn thì phương án này có hiệu quả hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn không. Không giống như bề mặt sơn bóng thông thường, đó là dễ trầy xước, nhưng cũng dễ xử lý. Sơn nhám có độ cứng tối ưu hơn, khả năng chống xước tốt hơn, tuy nhiên cũng chỉ ở mức độ tương đối. Thậm chí, xe màu nhám bị trầy xước trông còn kinh khủng hơn gấp chục lần những chiếc xe có màu sơn phổ thông khác.
Vậy thì, liệu màu sơn nhám bị trầy có thể xử lý triệt để được hay không? Chắc chắn là được, nhưng chỉ được khi bạn mang xế đến đúng trung tâm chuyên nghiệp đủ điều kiện thi công, xử lý và hiệu chỉnh những bề mặt sơn phức tạp như sơn nhám mà thôi.
Hiện nay, tại TPHCM, có rất ít các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc có đủ trình độ để cung cấp giải pháp cho bề mặt xe màu nhám bị trầy xước của bạn. Nhưng may thay, hiện tại bạn đã biết đến AP CAR CARE rồi đấy.
AP CAR CARE là một Detailing Center theo tiêu chuẩn quốc tế, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp chăm sóc xe hơi. Chúng tôi ứng dụng những quy trình xoá xước tiên tiến và hiệu quả nhất, kết hợp với trang thiết bị, dụng cụ sơn dặm hiện đại, được thực hiện dưới bàn tay của đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn cao, chắc chắn sẽ giúp bạn “đánh bay” triệt để diện mạo “xuống sắc” của sơn xe màu nhám bị trầy và trao trả lại một bề mặt hoàn thiện như mới.
Màu sơn nhám bị trầy nên hiệu chỉnh tại địa chỉ nào tại TPHCM?
Xe màu nhám bị trầy có thể xử lý triệt để bằng một dịch vụ sơn phủ cho hiệu quả chống xước tốt hơn. Do không thể xử lý màu sơn nhám bị trầy bằng các giải pháp đánh bóng, tẩy xước thông thường, do đó, quy trình giải quyết cũng vô cùng phức tạp và nhiều công đoạn cần thực hiện. Do đó, nếu bạn đang gặp vấn đề về khuyết tật với màu sơn xe này, đừng chần chờ thêm nữa mà hãy lập tức gọi điện ngay đến số hotline của AP CAR CARE để được tư vấn, kiểm tra và cung cấp giải pháp hiệu quả nhất nhé!
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP
>>> CLICK DV BẠN MUỐN XEM<<<
DỊCH VỤ ĐẲNG CẤP – TIỆN LỢI – CHUYÊN NGIỆP
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!