Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến ở nước ta, thông thường, chúng ta chỉ biết đến xe mô tô và xe gắn máy. Tuy nhiên, còn một loại cần phải nói đến, đó là xe máy chuyên dùng, chắc hẳn nhiều người còn rất mơ hồ về loại phương tiện này. Vậy, Xe máy chuyên dùng là gì? Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu?
Căn cứ pháp lý
– Luật giao thông đường bộ năm 2008;
– Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;
– Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Xe máy chuyên dụng là gì?
Căn cứ Khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.”
Do tính đặc thù nên các loại xe máy chuyên dùng này được được sử dụng không thường xuyên trong trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là một trong những lý do mà khái niệm xe máy chuyên dùng là gì lại có rất ít người biết.
Xe máy chuyên dùng được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Specialized motorbike
“Special-use motorbikes include construction motorcycles, agricultural and forestry motorbikes and other special vehicles used for national defense and security purposes, participating in road traffic.”
Xem thêm: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
2. Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào?
Hiện nay, theo quy định của nhà nước thì xe chuyên dùng bao gồm 3 loại là:
- Nhóm xe máy thi công: là loại xe được sử dụng trong thi công công trình bao gồm các loại xe như: Máy đào, máy ủi, máy san, xe lu, xe trộn bê tông, máy tưới nhựa đường, máy vệ sinh mặt đường, máy cào bóc mặt đường…
- Nhóm xe máy nông – lâm nghiệp: là các phương tiện được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm: xe máy kéo chuyên sử dụng bánh lốp hay xe máy kéo chuyên dùng bánh xích…
- Nhóm xe máy chuyên dùng đặc chủng được sử dụng trong lĩnh vực công an, quốc phòng – an ninh: Là dòng xe phân khối lớn được đội ngũ công an và quân đội sử dụng trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
3. Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?
Xe máy chuyên dùng được tham gia giao thông nếu đáp ứng đủ điều kiện dưới đây.
– Đối với người điều khiển phương tiện
Các tiêu chí cho mỗi cá nhân khi sử dụng xe máy chuyên dùng đã được quy định rõ ràng tại Điều 62 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người điều khiển một trong các loại xe chuyên dùng khi tham gia giao thông phải phù hợp các điều kiện sau:
- Đủ độ tuổi
- Có sức khỏe phù hợp với từng ngành nghề lao động
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ
- Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
Ngoài ra, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
– Đăng ký xe;
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Xem thêm: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Đồng thời, tại Điều 8, Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009, trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có giấy phép lái xe ôtô thì giấy phép này có thể thay thế Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
– Đối với phương tiện xe máy chuyên dùng
Xe chuyên dùng các loại khi đưa vào lưu hành cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ như sau:
- Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Có đèn chiếu sáng;…
- Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu:
Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
– Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn kiểm tra xe máy chuyên dùng và trả kết quả đăng ký xe máy chuyên dùng.
Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng mới nhất
– Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra xe máy chuyên dùng tại địa điểm đã thỏa thuận với chủ sở hữu. Nội dung kiểm tra xe máy chuyên dùng theo quy định.
– Sở Giao thông vận tải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai cấp đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);
– Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng (1);
– Chứng từ nguồn gốc xe máy chuyên dùng (2);
– Chứng từ lệ phí trước bạ (3);
– Trường hợp chủ sở hữu mất một trong những giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng thì phải nộp thêm bản cam đoan theo mẫu (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
– 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng quản lý phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ quan đơn vị được Sở Giao thông vận tải uỷ quyền;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số.
Phí và lệ phí:
– Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 150.000 đ/lần cấp.
Tên mẫu đơn:
– Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;
– Tờ cam đoan về hồ sơ xe máy chuyên dùng.
Yêu cầu thực hiện TTHC:
– Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của của sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.
Ghi chú:
(1) Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng là một trong những chứng từ sau:
– Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);
– Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ(bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng);
– Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu (bản chính);
– Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Văn bản phát mại theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Lệnh xuất hàng của Cục Dự trữ quốc gia. Trường hợp lệnh xuất hàng gồm nhiều xe máy chuyên dùng thì mỗi xe phải có một bản sao có chứng thực.
Trường hợp mua bán hoặc cho, tặng qua nhiều người, khi làm thủ tục đăng ký, chỉ cần chứng từ mua bán, cho, tặng lần cuối cùng.
(2) Chứng từ nguồn gốc xe máy chuyên dùng:
– Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước, chứng từ nguồn gốc là phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của cơ sở sản xuất (bản chính;
– Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu, chứng từ nguồn gốc là tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Đối với xe máy chuyên dùng đã qua cải tạo, ngoài chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này phải có thêm biên bản nghiệm thu xuất xưởng của cơ sở được phép cải tạo. Trường hợp thay thế tổng thành máy, khung xe phải có chứng từ mua bán tổng thành máy hoặc khung xe thay thế. Nếu tổng thành máy, khung xe thay thế được sử dụng từ các xe máy chuyên dùng đã được cấp đăng ký, phải có tờ khai xoá sổ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này (các loại giấy tờ nêu trên là bản chính);
– Đối với xe máy chuyên dùng không có nguồn gốc hợp pháp đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý phải có quyết định xử lý theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
(3) Chứng từ lệ phí trước bạ:
Chứng từ nộp hoặc miễn nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nhiều xe chung một chứng từ nộp lệ phí trước bạ thì mỗi xe máy chuyên dùng phải có bản sao có chứng thực.
5. Mẫu tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Tên chủ sở hữu:… Số CMND hoặc hộ chiếu:…
Ngày cấp:…Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú:…
Tên đồng chủ sở hữu (nếu có):…Số CMND hoặc hộ chiếu:…
Ngày cấp:….Nơi cấp:..
Địa chỉ thường trú:…
Loại xe máy chuyên dùng:…Màu sơn:…
Nhãn hiệu (mác, kiểu):…Công suất: …
Nước sản xuất:…Năm sản suất:…
Số động cơ:…Số khung:…
Kích thước bao (dài x rộng x cao): …Trọng lượng:…
Giấy tờ kèm theo, gồm có:
Số của giấy tờ
Trích yếu nội dung
Nơi cấp giấy tờ
Ngày cấp
Số trang
Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Sở Giao thông vận tải …xét cấp đăng ký, biển số cho chiếc xe máy chuyên dùng khai trên
… , ngày……tháng…… năm…
Người khai ký tên
Phần ghi của Sở Giao thông vận tải:
(Dán trà số động cơ) (Dán trà số khung)
* chỉ dán trà số động cơ của máy chính
– Đăng ký lần đầu – Mất chứng từ gốc
– Số biển số cũ: (nếu có):…Biển số đề nghị cấp: …
Cán bộ làm thủ tục Trưởng phòng duyệt Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
*Ghi chú: – Đánh dấu “x” vào các ô tương ứng;
– Mục công suất ghi theo hồ sơ kỹ thuật của động cơ chính;
– Cán bộ làm thủ tục phải ký chéo vào vị trí dán trà số động cơ, số khung.
6. Mẫu tờ cam đoan về hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ CAM ĐOAN VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Tên chủ sở hữu:…
Địa chỉ thường trú:…
Số CMND hoặc số hộ chiếu:…
Ngày cấp:…Nơi cấp…
Hiện tôi là chủ sở hữu xe máy chuyên dùng có đặc điểm sau:
Loại xe máy chuyên dùng:…Màu sơn…
Nhãn hiệu (mác, kiểu):… Công suất …
Nước sản xuất:…Năm sản xuất…
Số động cơ:…Số khung…
Kích thước bao (dài x rộng x cao):…Trọng lượng…
Đúng hay không đúng với tờ khai cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng:…
Hồ sơ xin cấp đăng ký, biển số của tôi thiếu các loại giấy tờ sau:
1. Mất Chứng từ nguồn gốc hoặc mất Giấy chứng nhận đăng ký
Lý do…
2. Mất các loại giấy tờ có trong hồ sơ như sau:
+……
+……
+……
Lý do:……
Xin cam đoan lời khai trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai báo.
……, ngày……tháng…… năm……
Chủ phương tiện
( ký, ghi rõ họ tên)
* Ghi chú: Bản cam đoan được lập thành 02 bản: Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng giữ 01 bản: Sở Giao thông vận tải lưu hồ sơ cấp đăng ký 01 bản.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!