Sữa mẹ có mùi tanh khiến nhiều mẹ đang cho con bú lo lắng không biết phải làm sao. Vậy nên nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh là do đâu hay cách khử sữa mẹ có mùi tanh như thế nào là những câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm.
Do cơ thể của mỗi người là khác nhau chính vì vậy mà lượng sữa cũng như mùi vị sữa của mỗi người mẹ là khác nhau. Tuy nhiên, sữa mẹ có mùi tanh hay sữa mẹ rã đông có mùi tanh thì do đâu?
Sữa mẹ có mùi tanh do đâu và dấu hiệu nhận biết
Sữa mẹ có mùi tanh do đâu?
1. Do chế độ dinh dưỡng
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cũng như mùi vị của sữa.
Nếu trong giai đoạn này, người mẹ ăn những thực phẩm gây mùi như cá cơm, tỏi, dầu cá hay uống các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc bổ sung vitamin thì sẽ khiến sữa có mùi tanh.
Thậm chí nếu như mẹ đang cho con bú uống nước máy chưa đun sôi cũng sẽ khiến sữa có mùi tanh hoặc mùi lạ.
2. Vệ sinh cơ thể
Vệ sinh bầu ngực cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị của sữa mẹ vì đây là nơi chứa dòng sữa cung cấp dinh dưỡng cho bé. Việc vệ sinh bầu ngực không đúng cách hay không thường xuyên cũng khiến cho sữa có mùi lạ do nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Việc này sẽ khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn có mùi hôi tanh không tốt cho sức khỏe của bé.
3. Sữa mẹ rã đông có mùi tanh
Trong sữa mẹ có chứa loại enzyme là lipase tác dụng để phá vỡ các chất béo có trong sữa mẹ để bé dễ hấp thu.
Sữa mẹ rã đông có mùi tanh thì nguyên nhân là do trong quá trình bảo quản sữa các mẹ đã thực hiện không đúng cách. Khiến sữa bị nhiễm khuẩn nên gây ra mùi tanh.
Bên cạnh đó, khi sữa mẹ được bảo quản đúng cách ở nhiệt độ thấp thì sẽ cũng sẽ khiến lượng lipase tăng lên gây ra mùi. Tuy nhiên trên thực tế thì việc có mùi này không ảnh hưởng lắm đến chất lượng sữa mẹ cũng như không gây tác động xấu đến bé.
Làm thế nào để nhận biết sữa mẹ có mùi tanh
Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết sữa mẹ có mùi tanh để từ đó tìm các khử mùi tanh kịp thời.
- Kết cấu của sữa có dấu hiệu phân tách thành các lớp, tuy dấu hiệu không nguy hiểm nhưng cho thấy rằng sữa mẹ đang có vấn đề.
- Sữa có mùi tanh sẽ có thể có thêm mùi chua chua, ngái hoặc có váng nổi như ôi thiu.
- Nếu vị của sữa mẹ giống như sữa tươi để lâu ngày hay khó chịu khi uống thử thì mẹ không nên để bé bú nữa.
- Một cách khác để nhận diện sữa bị chua là phản ứng của trẻ khi bú sữa. Nếu khi bú mặt trẻ nhăn và không muốn bú và trẻ bị tiêu chảy thì có nghĩa sữa đã bị hỏng.
Khử mùi tanh ở sữa mẹ như thế nào?
Khi phát hiện sữa có mùi tanh thì các mẹ cần chú ý một số lời khuyên sau đây để khử mùi tanh.
- Áp dụng một số phương pháp dân gian như sử dụng lá mít (trai 7 lá, gái 9 lá) cho vào nước đun sôi rồi dùng lược nhúng vào vuốt xuôi bầu ngực mẹ lúc mới sinh. Hay sử dụng búp dứa phần phần trắng cắt hạt lựu rồi mang nấu với hạt lạc hoặc canh xương ăn để khử mùi tanh.
- Vì bầu ngực là nơi mà các bé tiếp xúc để bú mẹ nên các mẹ cần chú ý phải vệ sinh thường xuyên cho bầu ngực của mình luôn sạch sẽ, ngăn chặn cơ hội phát triển của các loại nấm mốc.
- Khi vệ sinh bầu ngực thì nên dùng nước sạch, không dùng các loại xà phòng, sữa tắm lên núm vú.
- Trước khi chạm vào núm vú, các mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch nhé.
- Hãy sử dụng tấm lót sữa vì sau khi sinh thì vú mẹ thường xuyên tiết ra sữa để bé bú. Việc sử dụng tấm lót sữa sẽ giúp cho núm vú được khô thoáng và sạch sẽ. Việc để núm ấm ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây ra hiện tượng sữa mẹ có mùi tanh.
- Các mẹ đừng quên vắt 1 ít sữa lên núm vú cũng như quầng vú xunh quanh để bảo vệ da không bị ẩm hay nhiễm trùng sau mỗi lần bé bú xong nhé.
- Nên có cho mình một chế độ ăn uống với dinh dưỡng hợp lý và khoa học, đa dạng để đảm bảo chất lượng sữa cung cấp được đầy đủ chất cần thiết cho bé cũng như không gây ra mùi hôi tanh khó chịu.
- Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E. Uống nhiều nước, những thức uống lợi sữa. Như vậy sẽ giúp sữa có mùi thơm, chất đặc và nhiều dinh dưỡng hơn cho trẻ.
- Các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có mùi hôi tanh. Vậy nên các mẹ hãy tránh xa các loại thực phẩm đó nhé.
Việc sữa mẹ có mùi tanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé, thậm chí khiến bé bỏ bú. Các mẹ cần chú ý để đảm bảo sữa đến với trẻ luôn có hương vị hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển tốt nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!