Khi học lớp 7 các bạn học sinh đã được làm quen với các dạng đề văn chứng minh. Vậy Chứng minh là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Chứng minh là gì?
Chứng minh là chứng tỏ sự đúng đắn của mệnh đề nào đó bằng cách dựa vào các tri thức, sự kiện, chứng cứ đã biết.
Văn chứng minh là dạng đề văn sử dụng các lí lẽ, chứng cứ xác thực để làm rõ nội dung được đưa ra. Cung cấp những dẫn chứng đáng tin cậy, có độ chính xác cao. Việc này sẽ thuyết phục người đọc tin vào tính đúng sai, phải trái của vấn đề, nội dung được đề cập.
Dạng đề này sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, hùng biện, thuyết phục công chúng. Khi làm văn chứng minh yêu cầu học sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc để có nhiều ý tưởng, dẫn chứng đúng đắn cho bài viết.
Phép chứng minh bao gồm ba thành phần: Luận đề, luận cứ và lập luận.
+ Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh. Nó có thể là một luận điểm khoa học, hay một hiện tượng khách quan đời sống,… Luận đề phải đảm bảo tính chân thực, vì đây là vấn đề cần được chứng minh. Chúng cũng phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc, trong suốt quá trình làm văn chứng minh, tuyệt đối không được thay đổi luận đề.
+ Luận cứ là những cơ sở, phán đoán được dùng để chứng minh luận đề. Phải sử dụng những luận cứ xác thực, đã được chứng minh trước đó. Luận cứ đem vào bài phải liên quan đến luận đề trong văn chứng minh
+ Lập luận là việc sử dụng những quy tắc logic và trình tự sắp xếp các luận cứ trong quá trình chứng minh hay nói cách khác, lập luận là cách tiến hành chứng minh.
Ví dụ về chứng minh
Chúng ta đã hiểu được khái niệm Chứng minh là gì? ở nội dung trên, để làm rõ hơn về khái niệm chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về chứng minh như sau:
“Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.
Trong những thời đại lịch sử đầu tiên, hầu hết khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành các đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc địa vị xã hội. Ở Rô-ma thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như trong mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa.
Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp ức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi.
Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại chúng ta, của thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hóa những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập với nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.”
Trong đoạn văn trên Mác và Ăngghen đã chứng minh luận đề “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”.
Để thực hiện phép chứng minh này, các ông dẫn ra các chứng cứ lịch sử như sự phân chia thành các đẳng cấp ở những thời đại lịch sử đầu tiên, ở Rô-ma thời cổ, ở thời trung cổ, và sự phân chia thành giai cấp trong xã hội tư sản cùng với cuộc đấu tranh trong những hình thức khác nhau trong các thời đại lịch sử ấy. Suy luận mà các ông dùng ở đây là suy luận quy nạp.
Các phương pháp chứng minh
Các phương pháp chứng minh có thể chia thành hai loại: Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
– Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của các luận cứ rút ra tính chân thực của luận đề mà không dùng đến phản luận đề.
– Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của các luận cứ rút ra tính giả dối của phản luận đề, rồi từ đây rút ra tính chân thực của luận đề. Trong phép chứng minh gián tiếp, vì có sử dụng thông tin chứa trong phản luận đề nên ít khi bị lạc hướng, dễ thực hiện hơn.
Các bước làm bài văn chứng minh
Sau khi hiểu được Chứng minh là gì? thì cần nắm được các bước để làm bài văn chứng minh, cụ thể như sau:
– Đọc kỹ đề bài – Phân tích đề bài: Biết được đề bài yêu cầu bạn chứng minh về vấn đề gì? Xác định luận đề, luận điểm tổng quát của toàn bài.
– Tìm ý: Tìm kiếm các dẫn chứng, tập trung tìm kiếm các kiến thức bổ trợ để chứng minh đề bài.
– Xây dựng dàn ý: Sắp xếp các dẫn chứng thành một dàn bài hoàn chỉnh với đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
– Viết bài: Phân bổ thời gian hợp lý, ngay khi có được dàn ý hãy bắt tay vào làm bài một cách nhanh chóng.
– Đọc lại bài và sửa lỗi: Thao tác này sẽ giúp bài văn chứng minh hoàn thiện hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!