Trong cuộc sống có những trường hợp chúng ta sẽ phải tự vệ trước hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác. Vậy như thế nào thì được coi là tự vệ chính đáng?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Tự vệ chính đáng là gì?
Tự vệ chính đáng là gì?
Tự vệ là tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm phạm của kẻ khác. Tự vệ chính đáng, theo ngôn ngữ pháp lý có thể hiểu là phòng vệ chính đáng. Thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự,… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chia sẻ về tự vệ chính đáng hay phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hình sự hiện hành.
Theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Theo quy định trên thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp khi thực hiện phòng vệ thì đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Nếu thực hiện vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ về phòng vệ chính đáng
Ví dụ: Trên đường đi làm về C đã bị một nhóm thanh niên vây đánh tới tấp, trong lúc đó C đã tự vệ bằng cách đánh lại nhóm thanh niên để bỏ chạy. Việc này đã để lại hậu quả là một vài người trong đám thanh niên bị thương. Trong trường hợp này, tuy C đã có hành vi đánh đám thanh niên, nhưng đây được coi là phòng vệ chính đáng và không bị coi là tội phạm.
Tuy nhiên, khi hành vi phòng vệ vượt quá phòng vệ chính đáng, hành vi phòng vệ sẽ bị coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: anh A có hành vi đánh anh Bvà đe dọa sẽ đánh anh B gãy tay,anh B đáp trả lại bằng cách giết anh A, hành vi của A rõ ràng là đã vượt quá mức cần thiết và phải chịu tội.
Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Ngoài phòng vệ chính đáng, các trường hợp sau đây được pháp luật quy định là các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự:
+ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
+ Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
+ Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa
+ Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó
Tội giết người tự vệ
Hiện nay có nhiều vụ tự vệ nhưng vượt quá giới hạn, theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có cấu thành tội phạm như sau:
+ Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người.
+ Mặt Khách quan: hành vi khách quan của tội phạm là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người phạm tội lựa chọn thực hiện để ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại. Trong trường hợp này, hành vi giết người để phòng vệ là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.
+ Mặt Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
+ Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
Trên đây là nội dung bài viết về Tự vệ chính đáng là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!