Vào Hà Nội cần giấy tờ gì? Người dân từ tỉnh khác khi vào Hà Nội cần những giấy tờ gì? Người dân đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội khi ra đường cần những giấy tờ gì để qua chốt? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
1. Sau 21/9 người dân quay trở lại Hà Nội cần giấy tờ gì?
Theo quy định tại Chỉ thị 22/CT-UBND Hà Nội 2021 sau 21/9 toàn thành phố sẽ giãn cách theo chỉ thị 15.
Việc đi vào thành phố Hà Nội đối với từng đối tượng được quy định như sau:
Đối với người ở tỉnh, thành phố khác vào thành phố: Người làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần có giấy xác nhận làm nhiệm vụ, công việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.
Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: Cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.
Đối với các trường hợp khác:
Người ở tỉnh, thành phố khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa, đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày); đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố…; đối với lễ tang tổ chức ngoài thành phố cần có danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ và cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17.
Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24-7-2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
Đối với người di chuyển từ Hà Nội về các địa phương khác, người dân cần nắm rõ quy định tiếp nhận của từng địa phương nơi người dân đến, có thể gọi điện trước cho y tế phường, hoặc xã tại địa phương cư trú để nắm rõ quy định về tiếp nhận và cách ly khác nhau của mỗi địa phương.
Hiện nay, hầu hết các địa phương đều yêu cầu các giấy tờ đi đường chính như:
- Kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 3 ngày hoặc kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính;
- Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân;
- Thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và Quy định 5K…
Nếu chưa có giấy đi đường, các cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát sẽ liên hệ với địa phương để có hình thức giám sát, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Việc quay trở lại thành phố Hà Nội và mở lại việc lưu thông từ các tỉnh thành khác đến Hà Nội và ngược lại là điều sớm muộn. Tuy nhiên Hà Nội không thể làm ồ ạt gây lây nhiễm dịch, tránh phí hoài công sức của các lực lượng tuyến đầu và của nhân dân thành phố trong những tháng qua.
Việc giám sát các đối tượng ra vào thành phố như hiện nay là hợp lí, nhưng cần tuyên truyền rõ các thủ tục để người dân tiện theo dõi, không để xảy ra những trường hợp người dân phải quay đầu gây mất trật tự lại tốn kém tiền bạc, thời gian. Thành phố Hà Nội cũng sớm giải quyết những bất cập, rắc rối trong quy trình, thủ tục cần có khi ra vào thành phố.
Bên cạnh đó, khi di chuyển, các bạn cần tuân thủ nguyên tắc 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh lây lan dịch bệnh nhé. Các bạn cũng có thể gọi điện đến các đường dây nóng để hỏi về giấy tờ, thủ tục kĩ càng hơn, tránh trường hợp thiếu giấy tờ phải quay về.
2. Các giai đoạn giãn cách thành phố Hà Nội trước 21/9
Trước khi mở cửa, “nới lỏng” các quy định như hiện tại, trước 21/9, Hà Nội vẫn giữ chặt cửa ngõ để kiểm soát dịch bệnh. Chúng ta cùng ôn lại những mốc thời gian này để thấy thành phố đã có những nỗ lực gì trong việc phòng chống dịch bệnh nhé.
Sau 6/9 người dân có được quay trở lại Hà Nội?
Sau 6/9, Hà Nội chia thành 3 vùng để thực hiện giãn cách theo các mức độ khác nhau.
Trong đó:
- Vùng 1: Giãn cách theo chỉ thị 16
- Vùng 2, 3: Giãn cách theo chỉ thị 15 (Một số khu vực giãn cách theo chỉ thị 15+)
Để biết địa phương mình thuộc vùng nào, mời các bạn tham khảo bài: Hà Nội có giãn cách thêm không?
Công văn 2434 của UBND TP Hà Nội vẫn còn hiệu lực pháp luật => Các chủ thể quy định tại mục 2 bài này vẫn được quy lại thành phố nếu có đủ các điều kiện quy định tại mục đó.
Tuy nhiên các bạn nên xem xét mức độ giãn cách tại địa phương và nhu cầu quay trở lại thành phố của mình để tính toán xem có nên quay trở lại thành phố thời điểm giãn cách không nhé. Với những vùng thực hiện chỉ thị 15 thì có thể bạn sẽ được nới lỏng hơn nhưng những địa phương thuộc vùng 1 thì quy định kiểm soát sẽ khắt khe hơn.
Để an toàn, các bạn có thể liên hệ số điện thoại các điểm trực chốt, cơ quan công an để nắm chắc thông tin trước khi khởi hành, tránh trường hợp phải quay đầu xe gây mất thời gian nhé.
Từ quê về Hà Nội cần giấy tờ gì?
Những người có hộ khẩu thường trú Hà Nội, về quê chơi và muốn quay trở lại Hà Nội trong thời gian giãn cách này thì cần những giấy tờ gì để được vào? Khi những quy định về ra vào thành phố đang được siết chặt thì đối tượng nào được vào Hà Nội và khi vào cần đảm bảo điều kiện gì?
Bên cạnh các đối tượng ưu tiên được ra vào Hà Nội tại mục 2 bài này thì: Với những người đã rời khỏi thành phố từ trước ngày 24/7 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) thì theo mục 3 công văn 2434 của UBND TP Hà Nội, người đó được phép vào Hà Nội.
Người dân khi vào Hà Nội cần mang theo các loại giấy tờ sau:
- Căn cước công dân/chứng minh nhân dân
- Kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
=> Phương thức này chỉ áp dụng với đối tượng có đủ 2 điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội
- Đã rời khỏi Hà Nội từ trước ngày 24/7
Những đối tượng không thuộc trường hợp này và không thuộc những đối tượng ưu tiên tại mục 2 bài này thì nhiều khả năng sẽ phải quay đầu. Do đó, các bạn cần đọc kỹ thông tin, xem bản thân có nằm trong những đối tượng được vào Hà Nội không để tránh trường hợp phải quay về gây mất thời gian.
Những đối tượng nào được vào Hà Nội?
Người dân từ tỉnh khác được vào Hà Nội khi nào?
Có 3 đối tượng ưu tiên đi lại trong thời gian giãn cách:
- Xe chở hàng hoá đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá trên “luồng xanh” quốc gia, có lộ trình đi qua thành phố Hà Nội
- Xe chở hàng hoá thiết yếu cho thành phố Hà Nội của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị số 17 của UBND thành phố.
- Xe chở người và các phương tiện phục vụ, hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị số 17 và các loại phương tiện vận chuyển khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đối với phương tiện kinh doanh vận tải, Sở GTVT Hà Nội hướng dẫn thực hiện đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện, các loại phương tiện được đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh.
Những đối tượng khác ngoài 3 đối tượng trên thì sẽ được xem xét cho vào thành phố Hà Nội khi có đủ một số điều kiện tại mục 2 bài này
Vào Hà Nội cần giấy tờ gì?
Theo dự kiến, người dân từ tỉnh khác khi vào Hà Nội cần các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan
- Giấy tiêm chủng
- Xét nghiệm âm tính
Tuy nhiên, đây mới là dự kiến, hiện các phương tiện ngoài 3 loại ưu tiên trên đều được yêu cầu quay đầu tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội.
Đối với người dân Hà Nội ra ngoài tỉnh muốn quay lại Hà Nội thì phải:
- Đảm bảo nằm trong những lí do được ra khỏi nhà khi giãn cách:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men;
- Cấp cứu, khám chữa bệnh;
- Tiêm chủng;
- Các trường hợp khẩn cấp khác;
- Đi công tác công vụ;
- Làm việc tại cơ quan, công sở trong trường hợp trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật…
- Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
- Đảm bảo các điều kiện khai báo y tế (đo thân nhiệt, không có dấu hiệu bất thường, giấy xét nghiệm âm tính PCR trong vòng 72h) phải có căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hộ khẩu Hà Nội.
Khi lực lượng kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện an toàn theo quy định thì sẽ cho phép trở lại thành phố.
Ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội?
Người dân Hà Nội khi ra đường cần mang theo những giấy tờ gì?
Để ra đường tại Hà Nội người dân phải đảm bảo lí do cần thiết ra đường của mình (ví dụ: để mua mặt hàng thiết yêu, đi làm…)
Với những người đi làm thì phải có các giấy tờ sau:
- Giấy tờ tùy thân
- Giấy xác nhận đi làm do giám đốc, thủ trưởng cơ quan đó xác nhận.
- Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone.
Xe cá nhân có được ra vào Hà Nội không?
Xe máy, xe cá nhân có được ra vào Hà Nội không?
Như đã trình bày tại mục trên, có 3 loại phương tiện được ưu tiên vào Hà Nội như trên. Xe cá nhân được phép vào Hà Nội nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp đó, ngoài ra, khả năng cao các bạn sẽ phải quay đầu.
Với những trường hợp ra ngoài, các bạn phải đảm bảo mình thuộc trường hợp ra đường khi cần thiết
Trên đây là câu trả lời câu hỏi Vào Hà Nội cần giấy tờ gì?
Để xem các thông tin liên quan, mời các bạn tham khảo Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu?
- Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách phạt bao nhiêu?
- Đồ uống, sữa có phải hàng thiết yếu không?
- Đi xe máy về quê có bị cách ly không?
- Có nên uống nước sả gừng mỗi ngày?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!