Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có sao không?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm? Vấn đề này đang khiến nhiều cha mẹ trẻ lo lắng trong quá trình chăm sóc bé yêu. Lời giải cho vấn đề này như thế nào?

Ngoài ra, nhiều cha mẹ cũng sẽ thắc mắc, trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày, trẻ sơ sinh không ị hay trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không, trẻ sơ sinh khó đi ngoài có nguy hiểm không?…

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS.ĐT Nguyễn Thanh Chò

Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày?

Mỗi trẻ sơ sinh có số lần đi ngoài trong một ngày không giống nhau. Số lần trẻ đi ngoài còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức, khả năng hấp thụ của trẻ tốt hay kém,…

Trẻ sơ sinh đi ngoài

Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày là phù hợp?

Theo đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có tần suất đi ngoài từ 5 – 6 lần mỗi ngày. Tuy nhiên một số trẻ chỉ đi ngoài khoảng 2 – 3 lần/ngày nhưng nếu tính chất phân vẫn bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng. Những trẻ bú sữa công thức thường có tần suất đi ngoài ít hơn, trung bình khoảng 1 – 3 lần/ ngày và còn tùy thuộc vào loại sữa.

Số lần đi ngoài và tính chất phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi. Nếu phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh không ị kéo dài nhiều ngày hoặc trẻ đi ngoài quá nhiều lần, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Đánh hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Trong tháng đầu, quy trình ăn no, ợ và đánh hơi diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần trong chuỗi sinh hoạt của trẻ sơ sinh.

Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài thường khiến những cha mẹ chưa có kinh nghiệm bối rối, lo sợ đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ có hoạt động khỏe mạnh không. Để biết tình trạng này bình thường hay bất thường, cha mẹ nên theo dõi và đếm số lần đánh hơi và biểu hiện của trẻ khi đánh hơi.

nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể bao gồm:

Chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học

Nếu chế độ ăn uống của mẹ mất cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hoặc sử dụng các đồ uống chứa nhiều caffein như trà, cà phê, nước ngọt, sô cô la,… thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bú mẹ. Trong chế độ ăn của mẹ nếu có chứa các loại thực phẩm như hành, tỏi, trứng, súp lơ,… thì thường khiến phân trẻ có mùi, từ đó làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài.

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng trên có thể khiến nhiều trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài. Do đó, mẹ nên chọn chế độ ăn lành mạnh, đủ chất để cơ thể tạo ra nguồn sữa tốt, giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng trẻ tốt hơn và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh khó đi ngoài hay trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh uống quá nhiều sữa đầu thì thường gặp tình trạng đầy hơi do đợt sữa đầu của mẹ thường có nhiều đường lactose và nước. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và dung nạp loại sữa đầu này. Mẹ nên vắt bỏ bớt sữa đầu và cho trẻ sơ sinh bú lớp sữa đậm đặc và đục màu hơn sau đó. Ngoài ra, cha mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm và uống nước ép trước sáu tháng.

Tư thế cho bú không chính xác

Khi trẻ sơ sinh bú không chuẩn tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có lỗ thoát hơi sẽ khiến trẻ nuốt nhiều không khí. Bởi vậy trẻ thường ợ hơi, đánh hơi để thải ra lượng không khí thừa trong cơ thể này. Khi cho trẻ sơ sinh bú, cha mẹ nên đặt trẻ ở đúng tư thế, giữ cho đầu trẻ nằm cao hơn phần thân người. Sau khi ăn (bú sữa) xong, cha mẹ nên vỗ nhẹ lưng trẻ để hỗ trợ trẻ ợ hơi.

cho trẻ bú mẹ, hạn chế trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và đúng tư thế cũng là cách để hạn chế trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài

Vi khuẩn trong cơ thể trẻ sơ sinh mất cân bằng

Đường ruột của trẻ sơ sinh khi sinh ra hoàn toàn sạch sẽ, thành ruột không có men vi sinh, bởi vậy hệ tiêu hóa của trẻ mất nhiều tháng để làm quen với việc tiêu hóa sữa mẹ. Do đó, để cân bằng cơ thể và tránh tình trạng đầy hơi, trẻ sơ sinh thường liên tục ợ hơi và đánh hơi.

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi bú sữa xong trẻ thường đánh rắm, ợ hơi để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên cha mẹ không cần lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, lưu ý tránh đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh trường hợp trớ sữa.

Trẻ sử dụng kháng sinh

Nếu trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Bởi thuốc kháng sinh phá hủy hệ vi sinh có trong đường ruột, kích thích trẻ đánh hơi nhiều để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Nếu tần suất đánh hơi của trẻ không quá nhiều, khi đánh hơi trẻ khóc một chút, làm mặt rặn ị và dụi mắt thì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày kèm biểu hiện đánh hơi nhiều (khoảng 10 lần/ ngày), chướng bụng và nôn trớ thì khả năng cao hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và đưa trẻ đi khám nếu gặp một số biểu hiện khác như: trẻ chướng bụng kéo dài, đánh hơi liên tục, tiếng đánh hơi to quá mức, trẻ liên tục quấy khóc, khóc ngặt nghẽo, cứng bụng, đau bụng,…

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh không ị hoặc trẻ sơ sinh khó đi ngoài

Khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp massage sau cho trẻ:

  • Đặt trẻ nằm sấp, sau đó xoa và vỗ nhẹ lưng.
  • Xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ.
  • Xoay chân trẻ nhẹ nhàng theo tư thế đạp xe.
  • Cho trẻ uống một ít nước để giảm khí tích tụ trong bụng.
  • Dùng khăn chườm nước ấm lên bụng trẻ để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu đã thực hiện đủ các biện pháp nhưng tình trạng trẻ sơ sinh không ị hay khó đi ngoài, đánh hơi nhiều, có thể kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng biếng ăn (bú sữa), sốt, nôn,… vẫn tiếp diễn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

cách xử lý khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều, khám bác sĩ

Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài kéo dài kèm theo các triệu chứng khác

Với đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Việt Nam, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome có thể giúp cha mẹ thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, giải đáp cặn kẽ cho mẹ các câu hỏi trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày… có sao không, hay trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày?

Từ đó, các bác sĩ và chuyên gia có thể đưa ra lời khuyên hay giải pháp điều trị thích hợp cho mẹ và bé.