1. Nguyên tắc trong cách bế em bé sơ sinh đúng cách
Không ít chị em trong lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng trong cách bế em bé sơ sinh. Mẹ thường bế con theo bản năng và tự hỏi tư thế này liệu đã chuẩn chưa; có ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống và cổ của bé hay không? Những quan điểm hiện đại cho rằng không nên để bé bị sốc khi vừa lọt lòng bằng cách giữ cho bé luôn có cảm giác ấm áp, an lành bằng phương pháp da kề da. Sau đó là bế ẵm khi bé thức giấc.
Cách em bé trẻ sơ sinh có một nguyên tắc quan trọng mẹ cần lưu ý đó là mẹ cần phải đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh. Vì bé vẫn chưa phát triển được khả năng kiểm soát đầu cho đến khi được khoảng 4 tháng tuổi.
Do đó, nhiệm vụ tối quan trọng của mẹ đó là đảm bảo rằng đầu của trẻ không bị lật từ bên này sang bên kia; hoặc bị ngả về phía trước ra đằng sau. Trong nội dung tiếp theo, mẹ sẽ có biết làm thế nào để bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi; và cách bế em bé sơ sinh trong từng trường hợp cụ thể.
2. Cách bế em bé sơ sinh tốt nhất theo từng tháng tuổi
Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng, và giúp bé không khóc theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa là những tư thế ngang, thẳng đứng hay bế vác vai cần phụ thuộc vào tháng tuổi của bé vì lúc đó xương mới cứng cáp và phù hợp.
2.1 Giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi
Lúc này, cơ thể bé rất mềm, yếu nên cần sự cẩn thận trong từng giây phút bế bé. Thời điểm này, các điều dưỡng sẽ hướng dẫn mẹ cách bế em bé sơ sinh theo tư thế nằm ngang; hạn chế tối đa bế thẳng lưng (bế vác vai) sẽ không tốt cho cơ thể của bé.
Khi bế thẳng lưng, tránh để trọng lượng lớn của phần đầu đè xuống. Trường hợp mẹ muốn dỗ bé tránh trớ sữa, nôn ọe theo kiểu bế thẳng lưng thì nên dựa thân trẻ vào ngực mẹ và đỡ lấy phần đầu trẻ tựa vào vai thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa kiểu bế này.
2.2 Cách bế em bé sơ sinh 3 tháng tuổi – 5 tháng tuổi
3. Cách ẵm bế em bé sơ sinh trong các trường hợp khác nhau
3.1 Cách bế bé lên từ nôi/giường
Khi bé đang nằm trên nệm, giường, trong nôi hay trên thảm chơi và mẹ muốn bế bé lên; cách bế em bé sơ sinh lên đúng là:
- Hãy nhẹ nhàng luồn một tay vào dưới cổ và đầu bé;
- Tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào người mẹ.
- Từ tư thế này, mẹ có thể điều chỉnh để bế bé nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai mẹ.
Cách ẵm trẻ sơ sinh như vậy sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác mà không gây nguy hiểm đến bé.
3.2 Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống
Sau khi bế em bé sơ sinh lên, mẹ hẳn cũng muốn biết cách đặt bé xuống. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
- Hãy đến gần nơi mẹ muốn đặt bé nằm xuống.
- Mẹ cần đưa người sát xuống bề mặt nơi trẻ sơ sinh nằm.
- Trong lúc đặt bé xuống, mẹ vẫn cần duy trì nâng đầu, cổ và mông của bé bằng cánh tay của mình.
- Từ từ hạ bé nằm xuống, mẹ lưu ý để bé ở tư thế ngửa; không thả trẻ sơ sinh cho đến khi người bé chạm hoàn toàn với bề mặt.
Trong khi đặt bé nằm xuống, mẹ cần cẩn thận để tránh trẻ sơ sinh bị xây xước. Mẹ hãy sử dụng những nhóm cơ ở tay, chân và bụng; không phải nhóm cơ lưng để mẹ không đặt quá nhiều lực vào cơ thể bé.
3.3 Cách ẵm trẻ sơ sinh lên từ tư thế nằm ngửa
Khi ngủ, nằm ngửa chính là tư thế an toàn nhất cho bé. Nhưng nếu lúc bé thức dậy khi nằm nghiêng một bên; mẹ hãy thực hiện cách bế em bé sơ sinh như sau:
- Luồn một tay xuống dưới cổ và đầu trẻ, phần tay còn lại đưa xuống dưới phần mông bé.
- Làm động tác múc em bé vào vòng tay mẹ; cẩn thận giữ cho đầu bé không bị trĩu xuống.
- Ôm em bé sát vào người mẹ, sau đó luồn cẳng tay xuống đầu em bé.
3.4 Cách bế em bé sơ sinh ngực chạm ngực
Đây là một trong những cách ẵm bé sơ sinh phổ biến nhất. Tư thế này có thể giúp bé lắng nghe nhịp tim của mẹ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!