Học vẽ – Trang trí ứng dụng

TRANG TRÍ ỨNG DỤNG

Một số nguyên tắc của chữ các kiểu chữ

Chữ ( chữ in ) là một hình thức có trang trí. Bản thân chữ nho là một hình thức của hội họa, là hình tượng hóa sự vật. Thí dụ như chữ mộc là cây, chữ khẩu là mồm, chữ điền là ruộng. Chữ nho còn được viết bằng bút lông đẹp như là vẽ, vì thế người ta nói chữ như rồng bay, phượng múa. Riêng với chữ trong bài này là chữ in gốc. Ta thường thấy chữ này trên các báo, nhất là qua các dòng chữ lớn, là một mặt của hình trang trí, nó góp phần đắc lực cho hình trang trí có chữ ở trong như khẩu hiệu, bích báo, bìa sách, tranh áp phích , ..v.v..v..Bởi vậy người vẽ trang trí phải biết kẻ chữ, sáng tác các kiểu chữ. Hiện nay chúng ta thấy rất nhiều các kiểu chữ khác nhau, ngay trong một tờ báo, một kiểu sách in chữ bằng chì đúc sẵn hay chữ vi tính, người họa sĩ cần biết các kiểu chữ để lựa chọn và bố trí cho phù hợp với bố cục trung của trang báo …. Biểu hiện nội dung của bài báo, cuốn sách qua kiểu chữ . Ngay trong một biểu hiện ở một cửa hàng, một bức tranh cổ động, chỉ có vẽ đẹp mà chữ xấu, không phù hợp thì cái đẹp sẽ giảm đi nhiều. Vì vậy người vẽ cần biết kẻ chữ hoặc chọn chữ in , hiểu biết các kiểu chữ.

I – Gốc của các kiểu chữ

Tuy chúng ta thấy nhiều các kiểu chữ, nhưng trong bài này chỉ nói đến chữ la tinh, gốc của nó xuất phát từ hai kiểu chữ :

– chữ Europe ( Âu Châu )

– chữ Romain ( La Mã ).

Loại chữ Âu Châu là chữ nét đều, còn gọi là chữ gậy ( baaton) vì nó giống như cái gậy. Còn chữ La Mã thì có nét to nhỏ phối hợp. Với hai kiểu chữ gốc này, đưuọc thể hiện ra nhiều kiểu chữ khác nhau. Có kiểu thay đổi ít như kiểu chữ La Mã có chân và không có chân. Chữ Âu Châu có những đường cong nhưng chuyển thành lượn góc như chữ o , g, c.

Chữ in là hình thức trang tí được sáng tạo nên nó phải đảm bảo đưuọc luật cân đối của từng chữ, cũng như từng tiếng, từng câu .

II – Đặc điểm của chữ

Nghệ thuật chữ cũng như trang trí nói chung là môm nghệ thuật tế nhị, linh hoạt, nó không cứng nhắc ở những đặc điểm dưới đây mà còn phải từ những đặc điểm này mà phát huy sáng tạo, kết hợp với những nguyên tắc chung của trang trí.

1. Các chữ : M – O ở trong một hình vuông, các chữ khác thì bề ngang chiếm 2/3 tỉ lệ của bề cao.

2. Trường hợp các chữ nhọn đầu như chữ A chữ V, đầu các chữ M,N thì cao hơn dòng một chút. Trái lại là dưới dòng phía dưới. Chữ A chữ V thì nên hẹp bề ngang hơn chữ khác , vì nó thóp một đầu, nên có cảm giác như đầu kia rộng hơn bề ngang của các chữ bên cạnh không thóp như chữ H, chữ N.

3. Quãng cách của từng chữ là 1/3 của bề cao mỗi chữ. Trường hợp chữ thóp ở phía trên chữ A, phía dưới như chữ V thì quãng cách hẹp bằng ¼ của bề cao của chữ. Quãng cách của hai từ là 2/3 bề cao của chữ.

4. Ngôn ngữ Việt Nam có nhiều âm nên chữ Việt có nhiều dấu. Các dấu có thể để cùng trong phạm vi bề cao của chữ, mà không nhô lên ở quãng cách giòng như trường hợp chữ ư , ứ .

Trường hợp nằm phía dưới như chữ Q hoặc dấu nặng ( . ) cũng có thể để cùng trong phạm vi dòng chữ , nhưng chữ Y , chữ G viết theo kiểu chữ thường, không phải chữ hoa thì không thể để ngang dòng. Tất cả cách để dấu xuống hay lên trong một dòng này đều phụ thuộc vào sự can đối nhịp nhàng của từng chữ và sự phối hợp của từ. Có trường hợp áp dụng được. Nhưng cũng có lúc bố trí dấu cùng dòng tạo sự rối mắt khó đọc thì không nên dùng.

5. Kiểu chữ nét to, nét nhỏ, thì thường nét to để phía tay trái, như chữ có những nét dọc và ngang như chữ E , chữ H, những chữ có ba nét nghiêng, còn nét kia là ở nét bên phải. Còn chữ có chóp nhọn khác như chữ V cũng theo như chữ N – M . chữ A thì ngược lại nét đậm ở bên phải ( xem các mẫu chữ minh họa )

III – Cách điệu hóa

Trong khi áp dụng có thể linh hoạt ở mặt tỉ lệ chiều ngang và cao, quãng cachs của chữ và tiếng, chỉ cần chú ý đây là một tỉ lệ để tạo được sự cân đối, dễ đọc, không gây cảm giác khó chịu như chữ cao lênh khênh hoặc lùn tịt. Ngay trong sựu gây cảm giác này, ta cũng cần chú đến những nét ngang của những chữ này để cao thì gây cảm giác chữ có thể khỏe và thoát – trái lại những ngang mà thấp, quá thấp thì nặng nề nhưng đồng thời cũng vững vàng.

Tỉ lệ trong một số chữ và quãng cách có thể khác nhau như chữ O thật tròn giữa các chữ N , H , hẹp ngang không ở trong hình vuông thì đẹp. Nếu chữ O lại là hình bầu dục sẽ bằng bề ngang của chữ bên cạnh N , H thì tạo cảm giác chật chội trong dòng chữ, với các chữ C và G cũng ở trong trường hợp này. Nhưng nếu ở chữ bên cạnh chữ O hình bầu dục này lại có chữ I thì không có cảm giác ấy vì nó chỉ có một nét, không tạo được cái cảm giác sức ép của hai bên chữ O. Mặt khác các chữ O, G, C tròn gây được cái đẹp có tính chất bay bướm trong hàng chữ mặc dầu là chữ kẻ có góc thật gọn gàng.