Khối C03 Gồm Những Ngành Nào? Các Trường Xét Tuyển

C03 là khối xét tuyển mở rộng từ khối C truyền thống và được đưa vào tuyển sinh từ năm 2017. Đáng chú ý, nhiều trường công an khá mặn mà với khối thi này. Hãy tìm hiểu về khối C03 để mở rộng cơ hội xét tuyển nhé.

Khối C03 gồm những môn nào?

Khối C03 gồm 3 môn chính là: Toán – Ngữ văn – Lịch sử.

Để xét tuyển theo khối C03, khi thi tốt nghiệp THPT bạn cần đăng ký bài thi Khoa học xã hội để lấy điểm môn Lịch sử.

Tổ hợp môn này chỉ có môn Văn được tổ chức thi dưới hình thức tự luận, 2 môn còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm.

Điểm chuẩn khối C03 được xác định như sau: Điểm môn Toán+Điểm môn Lịch Sử+ Điểm môn Ngữ văn + Điểm ưu tiên (nếu có).

Tuỳ trường/ngành mà điểm chuẩn có thể có thêm tiêu chí phụ hay nhân 2 điểm một trong các môn thành phần.

Những ngành nào tuyển khối C03?

So với khối C00, mức độ sử dụng tuyển sinh khối C03 không nhiều bằng, nhưng hiện cũng có khá nhiều ngành tuyển. Sau đây là các ngành phổ biến.

  • Nghiệp vụ an ninh
  • Nghiệp vụ cảnh sát
  • Xây dựng lực lượng an ninh
  • Chính trị học
  • Công nghệ thông tin
  • Quản lý nhà nước
  • Quản lý đất đai
  • Du lịch
  • Quản trị kinh doanh
  • Đông phương học
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Gíao dục tiểu học
  • Quản trị nhân lực
  • Kế toán, Kiểm toán
  • Quản trị văn phòng
  • Quan hệ công chúng
  • Lưu trữ học
  • Sư phạm lịch sử
  • Luật, Luật Kinh tế
  • Tài chính ngân hàng
  • Marketing
  • Văn học
  • Ngôn ngữ Trung
  • Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam…
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Trường nào tuyển khối C03?

Khối C03 hiện được tuyển rộng rãi ở nhiều trường, trong đó có nhóm trường công an. Sau đây là các trường uy tín có nhiều ngành tuyển sinh khối C03.

Các trường khu vực miền Bắc tuyển khối C03

  • Học viện An ninh nhân dân
  • Học viện Cảnh sát Nhân dân
  • Học viện Chính trị Công an nhân dân
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
  • Đại học Thái Bình
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Tây Bắc

Các trường khu vực miền Trung & Tây Nguyên tuyển sinh khối C03

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Duy Tân

Các trường khu vực miền Nam tuyển sinh khối C03

  • Đại học Cảnh sát Nhân dân
  • Đại học An ninh nhân dân
  • Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Hùng Vương TPHCM
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  • Đại học Lạc Hồng

Bí quyết học thi khối C03

Môn Toán

Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.

Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.

Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.

Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.

Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.

Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.

Môn Ngữ Văn

Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.

Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..

Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

Môn Lịch sử

Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng

Học bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối mỗi buổi học, hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau.

Nên thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau để có kết quả học tập tốt.

Nên sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Nên học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy. Có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học