Thuốc Allopurinol là thuốc điều trị bệnh gì? Bạn hãy theo dõi bài viết sau để có được những thông tin hữu ích về loại thuốc này. Đặc biệt với những người đang có nguy cơ mắc bệnh gout, không nên bỏ qua thông tin này.
1. Thuốc Allopurinol là gì?
Thuốc Allopurinol là một trong số những loại thuốc được sử dụng để giảm nồng độ acid uric trong máu, được dùng để đặc trị bệnh gout và một số loại sỏi thận do acid uric. Ngoài ra còn có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu cho người đang hóa trị liệu ung thư.
Nguyên nhân là do các tế bào ung thư sau khi chết có thể sản sinh ra axit uric, Allopurinol có công dụng làm giảm lượng acid uric do cơ thể tạo ra.
Ở bệnh nhân bị gout mạn tính, allopurinol có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự hình thành của hạt tophi và những thay đổi mạn tính ở các khớp. Sau thời gian điều trị, thuốc có thể làm giảm tần suất của các cơn gút cấp, làm giảm nồng độ urat trong nước tiểu, ngăn ngừa hoặc giảm sự hình thành của sỏi acid uric hoặc calci oxalate ở thận.
Allopurinol đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa vào sử dụng điều trị hạ acid uric với người bệnh gout từ năm 1966 cho tới nay.
>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu?
2. Thành phần
Allopurinol là hợp chất có công thức C5H4N4O và được sử dụng trong nhiều loại thuốc đặc trị gout và bệnh thận như:
- Thuốc Allopurinol Stada 300mg
- Thuốc Alloflam 300
- Thuốc Allopsel
- Thuốc Allorin
- Thuốc Alurinol
- Thuốc Apuric
- Thuốc Darinol 300
- Thuốc Deuric
3. Cơ chế hoạt động và hàm lượng
3.1. Cơ chế hoạt động
Allopurinol là thuốc ức chế xanthin oxidase. Allopurinol và chất chuyển hóa chính của nó oxipurinol làm giảm nồng độ acid uric trong huyết tương và nước tiểu bằng cách ức chế xanthin oxidase, một men xúc tác sự oxy hóa hypoxanthin thành xanthin và xanthin thành acid uric.
Ngoài ra thuốc còn ức chế sự dị hóa purin ở một số bệnh nhân tăng acid uric, một lần nữa làm giảm sinh tổng hợp purin qua cơ chế ức chế ngược hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase.
Thuốc hấp thụ qua đường uống khoảng 80-90%, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2-6 giờ.
3.2. Hàm lượng
Thuốc Allopurinol được điều chế dưới dạng viên nén hoặc dạng tiêm tĩnh mách với hàm lượng chia 100mg – 300mg.
- Dạng viên nén: 100mg, 300mg
- Dạng tiêm tĩnh mạch: 100mg, 300mg, 500mg
4. Chỉ định và chống chỉ định
4.1. Chỉ định
- Giảm sự hình thành tinh thể urat hoặc acid uric trong những bệnh gây lắng đọng urat/acid uric như viêm khớp do gout, tinh thể muối urat dưới da, sỏi thận hoặc nguy cơ lâm sàng có thể dự đoán trước như điều trị khối u ác tính có khả năng dẫn đến bệnh thận cấp do acid uric.
- Điều trị sỏi thận do 2,8-dihydroxyadenin liên quan đến tình trạng thiếu hụt hoạt tính của adenine phosphoribosyltransferase.
- Điều trị sỏi thận calci oxalate hỗn tạp tái phát thường gặp trong chứng tăng uric niệu do chế độ ăn uống.
- Tăng acid uric máu mà không dùng được probenecid hoặc sunfinpyrazon do có phản ứng không chịu thuốc.
4.2. Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với allopurinol hoặc bất kì thành phần nào trong công thức
- Chứng nhiễm sắc tố sắt vô căn (ngay cả khi chỉ có tiền sử gia đình)
- Không nên sử dụng allopurinol để điều trị khởi đầu cơn gút cấp
- Chống chỉ định ở trẻ em, ngoại trừ trẻ bị bệnh u bướu hoặc rối loạn men, hội chứng ly giải khối u hoặc hội chứng Lesch-Nyhan
- Phụ nữ có thai
5. Liều dùng
5.1. Liều dùng cho người lớn bị gout
- Liều khởi đầu: Nên dùng 100mg, ngày uống 1 lần
- Liều duy trì: 200-300mg (gout nhẹ) hoặc 400-600mg/ngày (gout vừa, nặng), chia uống nhiều lần trong ngày.
- Liều dựa trên trọng lượng cơ thể: 2-10mg/kg/ngày.
>> Xem thêm: Bệnh gút cấp và mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
5.2. Điều trị hóa trị bị tăng acid uric máu thứ cấp
5.2.1. Đối với người lớn
- Dạng tiêm tĩnh mạch: Sử dụng 200-400mg/m2. Liều dùng tối đa: 600mg/m2/ngày/
- Dạng uống:
- Sử dụng 600-800mg/ngày
- Duy trì liều dùng trong 1-3 ngày
- Uống đủ nước mỗi ngày
5.2.2. Đối với trẻ em
- Dạng tiêm truyền
- Trẻ dưới 10 tuổi: Tiêm truyền 200mg/m2, chia đều thành 1-3 bằng nhau, tối đa không vượt quá 600mg/24h.
- Trẻ trên 10 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng từ 200 – 400mg/m2. Có thể chia nhỏ 1-3 liều bằng nhau, không vượt quá 600mg/24h.
- Dạng uống:
- Trẻ dưới 6 tuổi: Mỗi ngày nên uống 150mg, chia đều làm 3 lần.
- Trẻ 6-10 tuổi: Mỗi ngày nên uống 300mg, chia đều thành 2-3 liều dùng
- Trẻ trên 10 tuổi: Mỗi ngày nên uống 600-800mg, chia thành 2-3 liều dùng trong ngày.
5.2.3. Điều trị sỏi canxi oxalate
- Ở giai đoạn đầu: 200-300mg/ngày. Uống 1 lần trong ngày.
- Giai đoạn duy trì: Không sử dụng quá 300mg/ngày.
- Ngoài ra, Allopurinol còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh khác như suy tim sưng huyết, bệnh Leishmaniasis, người có nguy cơ tạo hình mạch vành qua da.
- Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ trong mỗi trường hợp để bác sĩ tiến hành kê đơn liều dùng thích hợp.
5.2.4. Điều trị bệnh Leishmaniasis
- Sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi
- Ngày uống 20mg/kg cân nặng
- Có thể kết hợp với meglumine antimoniate liều thấp khoảng 30mg/kg/ngày
- Duy trì liều dùng trong 20 ngày
6. Tương tác thuốc
- Do thuốc ức chế xanthin oxidase, cũng là enzyme chuyển hóa axzathioprine và mercaptopurine nên cần giảm liều hai chất này khi điều trị gout trên người có mảnh ghép.
- Thuốc làm tăng nồng độ theophylline, wafarin khi dùng cùng, do làm kéo dài thời gian bán hủy các thuốc này.
- Có thể làm tăng tác dụng gây acid niệu của probenecid.
- Probenecid làm tăng thải trừ oxypurinol, là chất chuyển hóa của allopurimol nên phải tăng liều allopurinol khi sử dụng cùng pronecid.
- Một số loại thuốc cần thận trọng khi dùng chung với allopurinol: Azathioprine, chlorpropamide, Cyclosporine, Mercaptopurine, Một số loại kháng sinh như ampicillin, amoxicillin…, thuốc làm loãng máu (dicoumarol, warfarin), thuốc lợi tiểu…
7. Tác dụng phụ của thuốc Allopurinol
Trong thời gian sử dụng thuốc Allopurinol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn với nhiều mức độ khác nhau. Một số biểu hiện bao gồm:
- Nôn, buồn nôn
- Vàng da hoặc mắt
- Đau bụng trên rốn, xuất hiện tình trạng tiêu chảy
- Phát ban trên da, da bong tróc
- Buồn ngủ, đau đầu, sốt
- Nhức mỏi cơ
- Chán ăn, cân nặng giảm sút, thay đổi vị giác
- Đau họng và xuất hiện triệu chứng của cảm cúm
- Đau hoặc chảy máu khi đi tiểu
- Chảy máu bất thường ở mũi, trực tràng, miệng hoặc âm đạo
- Đặc biệt thuốc có thể gây nên hội chứng Stevens – Johnson
8. Một số loại thuốc có chứa thành phần allopurinol và giá bán
8.1. Thuốc Allopurinol Stada 300mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén
- Thành phần:
- Allopurinol 300mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
- Nhóm: Thuốc trị gout – xương khớp
- Hãng sản xuất: Stada Đức
- Đăng ký và sản xuất tại: Công ty TNHH LD STADA-VN
- Giá bán: Khoảng 1.300đ/viên
- Bảo quản: Để trong bao bì kín, nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C.
8.2. Thuốc Allopurinol 100mg
- Thành phần:
- Allopurinol 100mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
- (Lactose monohydrat, tinh bột ngô, povidon K30, magnesi stearat)
- Nhóm: Thuốc trị gout và rối loạn uric
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên nén
- Hạn sử dụng: 24 tháng
- Hãng sản xuất: Stada Đức
- Công ty đăng ký và sản xuất: Công ty TNHH LD Stada-VN
8.3. Thuốc Alloflam 300
- Thành phần:
- Hoạt chất Allopurinol 300mg
- Tá dược: Lactose Monohydrat, Maize starch, Povidone (PVP-K30), Natri Starch Glycolat, Colloidal Silicon Dioxid (Aerosil 200), Maize starch, Magnesium stearat.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Nhóm: Điều trị gout – thuốc kê đơn ETC
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
- Nơi sản xuất: Flamingo Pharmaceuticals Ltd – Ấn Độ.
- Giá bán: 660đ/viên
8.4. Thuốc Allopsel
- Thành phần:
- Allopurinol 300g
- Tá dược vừa đủ 1 viên
- Nhóm: Thuốc trị tăng acid uric trong máu và bệnh gout
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
- Nhà đăng ký và sản xuất: Công ty Roussel Việt Nam
- Giá bán: 30.000đ/hộp
8.4. Thuốc Allorin
- Thuốc Allorin 100, Allorin 300
- Thành phần: Allopurinol 100mg/ Allorin 300mg
- Nhóm: Thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp, thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid
- Dạng bào chế: viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên
- Nhà sản xuất và đăng ký: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)
8.5. Thuốc Alurinol
- Thành phần: Allopurinol 100mg
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Sản xuất: Biopharma Laboratories Ltd
- Nơi đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Thanh Danh
- Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp.
8.6. Thuốc Apuric
- Thành phần: Allopurinol 100mg/ Allopurinol 200mg
- Dạng bào chế: viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
- Nhóm: Thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và bệnh xương khớp.
- Đăng ký và sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm OPV Việt Nam
- Hạn sử dụng: 36 tháng
8.7. Thuốc Darinol 300
- Thành phần: Allopurinol 300mg
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 20 viên
- Nhóm: Giảm đau kháng viêm, gout – xương khớp
- Hạn sử dụng: 36 tháng
- Đăng ký và sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Danapha
- Giá bán: 1.100đ/viên
8.8. Thuốc Deuric
- Thành phần: Allopurinol 300mg
- Dạng bào chế: viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, lọ 100 viên, lọ 300 viên
- Hạn sử dụng: 36 tháng
- Công ty đăng ký và sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 1 – Pharbaco
- Giá bán: 900đ/ viên
9. Lưu ý khi sử dụng
9.1. Đối tượng sử dụng
Thuốc Allopurinol được sử dụng dành cho các đối tượng bị gout, sỏi thận. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hoặc người già cần thận trọng.
- Đối với phụ nữ khi mang thai
- Mặc dù chưa có công bố chính thức về tác dụng phụ đối với phụ nữ khi mang thai tuy nhiên đã có nghiên cứu thấy quái thai trên chuột khi sử dụng allopurinol tiêm màng bụng liều 50mg/kg hoặc 100 mg/kg vào các ngày 10 hoặc 13 của thời kì có thai.
- Do đó, allopurinol chỉ dùng khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thận trọng trong giai đoạn đang cho con bú
9.2. Thận trong thời gian điều trị
- Nên dừng thuốc nếu có các phản ứng trên da hoặc các dấu hiệu mẫn cảm khác
- Thường xuyên theo dõi chức năng gan, thận, máu. Ở bệnh nhân suy gan, thận nên giảm liều dùng.
- Chú ý khi sử dụng cho đối tượng bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, người cao tuổi vì cũng có nguy cơ gây suy thận.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ lắng đọng xanthin ở thận.
- Thuốc có thể gây buồn ngủ, do vậy nên chú ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Không nên sử dụng cho các đợt gout cấp
- Nên điều trị với liều thấp và tăng liều lượng sử dụng nếu cần thiết
- Có thể dùng colchicine hoặc thuốc chống viêm không steroid (trừ aspirin hoặc salicylat) từ khi bắt đầu dùng allopurinol và tiếp tục cho đến ít nhất 1 tháng sau khi tình trạng tăng acid uric trong máu đã về mức bình thường, thường là trong 3 tháng.
- Liệt kê các loại thuốc trong quá trình sử dụng chung hoặc tiền sử bệnh nếu dị ứng với allopurinol
- Tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc
9.3. Cân nhắc tình trạng sức khỏe khi sử dụng thuốc
Trong trường hợp sức khỏe không ổn định hoặc đang gặp phải một số vấn đề dưới đây, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
- Gặp các bệnh lý tủy xương
- Bệnh gan
- Bệnh thận
- Suy tim
- Đang mang thai, có dự định mang thai hoặc cho con bú
9.4. Cách bảo quản
- Nên bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng quá mạnh
- Không nên để thuốc trong tủ lạnh
- Không vứt thuốc allopurinol vào toilet hay ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu
- Tham khảo hướng dẫn của bác sĩ khi muốn hủy thuốc hết hạn sử dụng hoặc bị biến chất.
- Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi
- Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản riêng, vì vậy nên đọc kỹ cách bảo quản trước khi dùng.
10. Lời khuyên chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tuân thủ đúng liệu trình, liều lượng và cách sử dụng. Ngoài việc uống thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để thuốc phát huy tối đa công dụng của mình. Bởi việc dung nạp thực phẩm vào trong cơ thể ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh.
- Trong trường hợp người bệnh gout, nếu ăn quá nhiều hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nguy cơ gặp phải cơn đau gout càng gia tăng. Do đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
- Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc nên liên hệ ngay tới các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
- Nếu quên liều nên dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần với liều kế tiếp, có thể bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp như kế hoạch.
- Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
- Có thể kết hợp với một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Allopurinol, liều dùng, công dụng, tác dụng phụ và các loại thuốc có thành phần này. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc tìm hiểu về bệnh gout, bạn có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Mách bạn 3 cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc ngay tại nhà
- Tự chữa bệnh gút bằng củ ráy, chuối hột – bạn đã biết chưa?
- Top 5 cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!