Tập Làm Thơ 7 Chữ – Tập Làm Văn 8

Tập làm thơ 7 chữ

Tag: thể thơ 7 chữ là thể thơ gì

TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ

  1. CHỮ

Thơ bảy chữ là thể thơ ra đời khá sớm trong lịch sử thơ ca của dân tộc. Thơ bảy chữ gồm tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ),bát củ (tám câu bảy chữ) và không hạn định số câu (bảy chữ tự do).

Gọi là thơ bảy chữ (thất ngôn) vì đặc điểm chính của câu thơ là mỗi câu có bảy tiếng. Bài thơ bảy chữ ngắn nhất cũng phải là bốn câu : thất ngôn tứ tuyệt (như nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương), thơ bảy chữ tự do không hạn định số câu. Trong xu hướng tìm tòi, đổi mới thơ, thơ bảychữ có thể chỉ gồm ba câu như sáng tạo của nhà thơ L ê Thị Mây :

Người tiễn hồn tôi hẹn cỏ găm

Tôi chẳng nỡ đâu tôi chẳng gỡ

Đêm buồn hai quạt đắp thành chăn.

(Hờn)

1. Luật bằng trắc

Thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật có yêu cầu về niêm luật rất chặt chẽ. Về các tiếng bằng, trắc trong hai câu thơ thứ nhất và thứ hai tuân theo quy tắc : nhất, tam, ngũ bất luận ; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là không bắt buộc về thanh điệu giữa các tiếng thứ nhất, thứ ba và thứ năm của câu thơ.Còn tiếng thứ hai, thứ tư và thứ sáu phải rõ ràng, ràng buộc chặt chẽ. Cụ thể : tiếng thứ hai của câu thứ nhất là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc, tiếng thứ sáu là thanh bằng, thì trong câu thơ thứ hai, các tiếng đó phải có thanh đối lập. Tức là theo thứ tự : trắc (2), bằng (4), và trắc (6).Các tiếng bắt buộc về thanh điệu của câu thứ ba giống hệt như câu thứ hai. Câu thứ tư trái ngược với câu thứ ba về các tiếng bắt buộc bằng trắc. Do đó, câ u thứtư giống hệt câu thứ nhất.

Chúng ta có thể lấy bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương để minh hoạ (mô hình a) :

Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 1 – B – T – B B(V) 2 T B T B (V) 3 T B T T 4 – B – T – B B (V) Và có thể theo mô hình b (bài Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương) :

Tiếng Câu

1

2

3

4

5

6

7

1

T

B

T

B(V)

2

B

T

B

B (V)

3

B

T

B

T

4

T

B

T

B (V)

Có thể thấy rằng mô hình trên khá bao quát.

Thơ bảy chữ (thất ngôn) sử dụng vần chân (vần đứng cuối câu). Thường một bài tứ tuyệt bốn câu có ba vần. Nàng Kiều của Nguyễn Du khi thăm mộ Đạm Tiên cũng đã làm thơ tứ tuyệt bốn câu ba vần. Những câu mang vần là câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ tư. Câu thứ ba không nhất thiết có vần, nhưng tiếng thứ bảy bao giờ cũng đối thanh với các tiếng mang vần khác. Ví dụ :

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

(Nguyễn Bính, Mùa xuân xanh)

Cánh cổng đi vào run rẩy đưa

Lối đi cỏ rậm phủ che vừa

Ngôi nhà mái cũ rêu in lớp

Hé bức rèm đơn đỡ nắng trưa.

(Tế Hanh, Vườn cũ)

Vần chính

+Vần chính là vần mà hai từ hiệp vần với nhau cùng có phần vần (mỗi từ tiếng Việt cấu tạo gồm phụ âm đầu và phần vần, có khi không có phụ âm đầu mà chỉ có phần vần.Ví dụ : an,anh, em,…).

+ Một số ví dụ về vần chính :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnhPác Bó)

  • Vần thông

+Vần thông là vần mà hai từ hiệp vần với nhau gần gũi về phần vần chứ không cùng khuôn vần. Chẳng hạn : trời với ngoài, hồ với chùa, hồng với lừng…

+ Một số ví dụ về vần thông :

Cuối thu trời, biếc, lúa nàng bông

Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng

Hôm tối chân trời sương tím phủ

Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.

(Đoàn Văn Cừ, Cuối thu)

Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa

Bao giờ viễn vọng đến bây giờ

Sao bằng lẻ một, trăng riêng chiếc

Đêm ngọc tên gời, men với tơ.

(Xuân Diệu, Buồn trăng)

Nhìn chung, cả hai loại vần đều được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nếu gieo vần chính thì khi không nhớ câu thơ, người đọc vẫn dễ dàng khôi phục vần để suy ra từ cần tìm hơn.

Đây là vấn đề không phức tạp lắm, nhưng chưa có sự nghiên cứu tỉ mỉ. Có thể thấy rằng đa số thơ thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ bốn câu) thường ngắt theo nhịp 4/3. Nhưng cũng có câu ngắt theo nhịp 3/4. Ví như câu thơ của Anh Thơ :

Một mảnh vườn /bên rào giậu nứa

Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

(Anh Thơ, Tết quê bà)

Về lí thuyết, cũng sẽ có nhiều cách ngắt câu thơ bảy chữ. Nhưng do bị bó buộc bởi luật bằng trắc và vần, cho nên câu thơ bảy chữ trên thực tế, không có nhiều phương án lựa chọn như câu thơ lục bát. Có thể dẫn ra đây một số câu thơ bảy chữ có cách ngắt nhịp không theo lệ 4/3 hay ngắt thông thường 3/4. Ví dụ :

  • Ngắt theo nhịp 2/1/2/2 :

Gió nọ/ mà /bay lên / nguyệt kia

Thêm đêm sương lạnh xuống đầm đìa.

(Xuân Diệu, Buồn trăng)

Đi / bạn ơi / đi / sống đủ đầy

Sống trào sinh lực bốc men say.

(Tố Hữu, Đi)

  • Ngắt theo nhịp 2/2/3 :

Gió thầm/mây lặng/dáng thu xa

Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà.

(Xuân Diệu, Thu)

  • Ngắt theo nhịp 2/1/1/3 :

Con đường /bị /bỏ/ trong quên lãng

Sầu tủi nằm thương dưới bụi dời.

(Tế Hanh, Có những con đường)

  • Ngắt theo nhịp 2/3/2 :

Đi mãi/không hề biết/mỏi xa

Đi suông không dám ngó vô nhà.

(Tế Hanh, Có những con đường)

III – THỰC HÀNH LÀM THƠ BẢY CHỮ

Để có thể làm thơ bảy chữ, trước hết hãy tập gieo vần để hoàn thành một cặp câu.

  • Chẳng hạn có một câu thơ bảy chữ :

Gió thầm mây lặng dáng thu xa

Hãy tập viết tiếp câu bảy chữ sao cho đảm bảo vần và nghĩa.

Ta có thể có các phương án sau :

  • Mưa tạnh trời trong nắng xế tà
  • Lành lạnh không gian, chiều đã tà
  • Trời treo lơ lửng ráng mở gà
  • Rưng rưng lòng bỗng nhớ quê nhà
  • Không gian trong vắt, nắng chan hoà
  • Ai biết tình ai có mặn mà
  • Lấy câu thơ Cuối thu, trời biếc, lúa vàng bôngđề tập gieo vần, có thể chọn trong những phương án sau :
  • Bao cô thôn nữ, má ửng hồng
  • Cỏ nhợt màu xanh, lá thắm hồng
  • Phần phật không gian lá cờ hồng
  • Không gian hương cốm bỗng thơm nồng
  • Chân trời sương tím trải mênh mông
  • Có thể viết thêm câu kết để hoàn thiện một bài thơ bảy chữ bốn câu :

VÒI HUẾ

Tám năm với Huế bao tình nghĩa

Ba chục năm xa, nửa cuộc đời

Nếu vì việc gấp không dừng được

(Theo Tế Hanh)

XUÂN VỀ

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

(Theo Nguyễn Bính)

Cần chú ý rằng câu thơ mở (đề) là câu quan trọng, nó có thể gợi mở nhiều phương án cho câu tiếp theo và cho cả bài thơ. Nếu chúng ta chọn câu mở đề không cẩn thận thì sẽ bí vận,không thể nào triển khai tiếp câu sau được. Những bài thơ bảy chữ mà câu mở đầu có các vần eo, vần om thường được coi là tử vận, chỉ có các thi nhận cao tay mới dám chọn.

Sau khi nắm được cách gieo vần và luật bằng trắc, hãy tập làm thơ bảy chữ bằng cách sáng tác ra bài mới theo mộtcâu bảy chữ có sẵn ở các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, hoặc thơ bảy chữ hiện đại (như lối thơ hoạ của người xin hoạ vần bài thơ xướng). Cuối cùng là viết một bài thơ bảy chữ tứ tuyệt, bát cú, hoặc tự do theo đề tài và chủ đề tự chọn.

IV – MỘT SỐ BÀI THƠ BẢY CHỮ

Phần này, chúng tôi xin giới thiệu chùm thơ bảy chữ của các em học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.

1. Chùm thơ bảy chữ bốn câu

CHIẾN SĨ HẢI QUÂN

Bố em là chiến sĩ hải quân

Canh gác Trường Sa – đẹp vô ngần

Em thương, bố trực khi Tết đến

Phải xa nhà giúp nước, giúp dân.

(Nguyễn Ngọc Minh)

BỐN MÙA HOA

Mùa xuân ấm áp mai vàng nở

Hạ đến rạo rực, phượng rợp trời

Thu, cúc khoe sắc, đông, lê trắng

Bốn mùa hoa nở toả sắc hương.

(Nguyễn Ngọc Minh)

XUÂN VỀ

Xuân trở về muôn hoa đua nở

Tiếng chim ca ríu rít trời mâỵ

Bướm xinh bay lượn vờn hoa thắm

Đàn em cắp sách vui đến trường.

(Lê Thu Ngọc)

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Con đường nhỏ chan hoà ánh nắng

Ngày qua ngày người thật đông vui

Chúng em đi học trên đường ấy

Như bầy chim non hát ca vang.

(Lê Thu Ngọc)

MÙA THU

Mùa thu nhẹ tới, cơn gió mát

Cuốn lá vàng theo, mây trôi đi

Hương cốm mới bay vào ngõ nhỏ

Đôi mắt em thơ, hồ trong veo.

(Lê Thu Ngọc)

HÀ NỘI VÀO HÈ

Vui sao thành phố đã vào hè

Rợp trời phượng nở rộn tiếng ve

Rộn ràng tiếng hát cùng mơ ước

Ngước mắt trời xanh, gió dịu êm.

(Phạm Thị Hoài Phương)

RA KHƠI

Mùa hè trên biển thật đẹp sao

Nắng gắt trời xanh sóng cuộn trào

Lênh đênh buồm trắng, dân chài lưới

Vượt biển băng khơi đón cá vào.

(Lương Ngọc Tuấn)

MƯA HOA

Nhẹ nhàng mưa rơi trên cỏ rối

Ngọt ngào hoa quả ngát hương thơm

Dịu dàng gió đến đùa với lá ‘

Lấp lánh đất trời hạt mưa hoa.

(Đoàn Mĩ Hạnh)

ĐÊM ĐÔNG

Đêm đông về với muôn làn gió

Khẽ động lá cành tiếng xôn xao

Bao trẻ lang thang ngoài phố vắng

Biết xin trú rét ở nơi nào ? .

(Cao Linh Chi)

Nhận xét(chùm thơ bảy chữ bốn câu)

Các bạn đã bước đầu nắm được quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, tổ chức một bài thơ bốn câu bẫy chữ. Đề tài cũng đã khá đa dạng. Có bốn mùa thời tiết, bốn mùa hoa ; có biển, có con đường đến lớp ; có nắng, có mưa, có đêm đông, ngày hè. Nếu yêu cầu chặt chẽ bốn câu ba vần thì chỉ có bài Chiến sĩ hải quân là đáp ứng. Các bài còn lại hoặc là vần chưa chỉnh, hoặc là chỉ đạt được hai vần (câu thứ hai vần với câu thứ tư).

Các bài đều thể hiện rõ tính chất tập làm. Tuy vậy điều đáng ghi nhận là các bạn đã thể hiện những gì gần gũi với mình. Sự rung cảm, xúc động nhẹ nhàng về màu hoa,về con đường, về vẻ đẹp của hạt mưa, cơn gió đã được tổ chức thành thơ. Có những bài ghi lại xúc động về những tình cảm sâu lắng như tình cha con (Chiến sĩ hải quân) hay nỗi băn khoăn về các bạn nhỏ lang thang cơ nhỡ (Đêm đông).

Nhìn chung thơ bảy chữ bốn câu khó làm, càng khó làm cho hay. Nhưng các “tác giả” được chọn bài đã vượt qua được cái khó thứ nhất. Và như vậy ta có quyền tự hào, phải vậy không nào ?

THẾ GIỚI NẰM QUA

Thế giới năm qua bao tai ương

Chiến tranh khủng bố khắp muôn phương

Thiên tai, dịch bệnh liên miên mãi

Tang tóc đau thương nối tiếp nhau

Chúng ta hãy cùng đoàn kết lại

Tay nắm tay nhau chống chiến tranh

Tình thương, chia sẻ là sức mạnh

Bao nhiêu thảm hoạ cũng tan nhanh

(Lương Ngọc Tuấn)

Nhận xét

Một bài thơ tổng kết tình hình thế giới năm qua. Quả là độc đáo và táo bạo. Thật ra chỉ có bốn câu đầu nói về tình hình, còn bốn câu sau nói về nhiệm vụ và niềm tin. Đưa thơ thời sự, chính trị vào thơ vốn là khó, lại đưa vào thơ bảy chữ được thì người viết cũng đã vượt khó ghê lắm. Nhưng vẫn có thể cố thêm một chút để không làm cho câu thứ tư của đoạn một bị lạc vận. Thử đảo lại : “Nối tiếp nhau tang tóc đau thương” xem sao.

TRUNG H. LỚP TÔI

Trung H. gầy còm nhất lớp tôi

Cậu thường trốn học để đi chơi

Một lần mẹ cậu tìm ra được

Hậu quả… thì ai cũng biết rồi !

Trăng đến hẹn… rồi trăng lại tròn

  • ta đã hiểu đạo làm con

Chăm ngoan học giỏi vui lòng mẹ

Xứng danh học trò Ngô Sĩ Liên.

(Nguyễn Nhung)

Nhận xét

Anh bạn Trung H. vào thơ cũng khá ấn tượng đấy chứ : gầy còm nhất này, hay trốn học đi chơi này, lại bị mẹ bắt quả tang và hậu quả… Thế nhưng đấy là khi còn đang non nớt, dại dột, còn đang chưa đủ khôn. Sau đó là Trung H. như trăng đã tròn sau khi giác ngộ đạo làm con, làm học trò, trở thành người chăm ngoan học giỏi. Thật đáng mừng cho Trung H. Và đáng mùhg nữồ là “nhà thơ” Nguyễn Nhung đã có một bài khá hay, khá chỉnh về bạn.

CẢNH NHA TRANG

Bờ biển Nha Trang đẹp nên thơ

Với bờ cát trắng nước xanh lơ

Thiếu nữ thướt tha tà áo trắng

Tựa trông phong cảnh cứ như mơ.

Lữ khách ra về hồn ở lại

Rì rào sóng biển uốn bên tai

Lòng nhung nhớ mãihình non nước

Hồn ở lại qua tháng năm dài.

(Đỗ Thị Thuỳ Linh)

Nhận xét

Bài thơ vịnh cảnh Nha Trang cũng chững chạc đấy chứ ! Có cát trắng, biển xanh, thiếu nữ,… Khổ một khá chỉnh về vần nhịp. Khổ hai cũng có ba vần hẳn hoi. Tuy nhiên giọng điệu thì nghe như hồi của…Thơ mới. Bởi vì có những từ như “hồn”, nhất là “lữ khách” -một từ Hán Việt gợi không khí trang trọng, cổ xưa. Câu thứ năm đã viết “hồn ở lại”, câu thứ tám lại nhắc lại,chỉ thêm mấy chữ “qua tháng năm dài”, đồng nghĩa với “nhớ mãi”. Với người làm thơ chuyên nghiệp như thế là vi phạm nguyên tắc kiệm lời đấy

TUỔI THƠ

Tuổi thơ bay trên những cánh diều

Vi vu trong gió tiếng sáo tre.

Tuổi thơ bay trong truyện cổ tích

Bà kể ngày xưa mỗi sớm chiều.

Tuổi thơ – kỉ niệm, đẹp con người

Ngọt bùi cũng có những đắng cay.

Nô đùa nghịch cát trong chiều nắng

Tôi lại chìm trong niềm say mê.

Tuổi thơ tôi bỗng xao xuyến lạ

Nhớ những ngày ông dắt tay em

Miệng nhoẻn cười, kể chuyện đến lớp

Những nẻo đường, tôi bước chân qua.

(Phan Thị Mai Trang)

Nhận xét

Bạn đã có một cố gắng đáng kể ghi lại tuổi thơ của mình trong bài thơ bảy chữ tự do. Tuổi thơ với những cánh diều, truyện cổ của bà, những trò chơi trẻ nhỏ, buổi dạo chơi với ông,… Tuy nhiên còn phải cố gắng nhiều. Chỉ một chuyện xưng hô là tôi hay là em cũng đã là một vấn đề cần phải lựa chọn.

VỀ THĂM BA

Vừa bước uào nhà đã gặp ba

Nén hương thơm và chén nước trà

Ba mỉm cười như thầm nhắn nhủ

Nắng trải vàng trên những cành hoa.

Miền quê xa ba nằm yên lặng

Cỏ rêu xanh dồng lúa ngát hương

Hoa cau vườn nhà thương ba lắm

Con cùng bà vẫn nhắc tới ba.

Ba đi xa và con đã lớn

Thương nhớ ba con gắng học chăm

Mau khôn lớn giúp bà và mẹ

Như lời ba dặn lúc chia xa.

(Nguyễn Việt Hương)

Nhận xét

Bạn Việt Hương đã làm một bài thơ hay, giản dị, chân thành, xúc động. Cái hay của bài thơ không chỉ nằm ở vần nhịp,câu chữ, mặc dù về điều này bạn viết khá chuẩn. Cái hay chính của bài thơ này là sự chân thành của tình cảm. Bạn đã viết một bài văn xuôi về người cha sống mãi. Bài thơ này là sự tiếp nối tình cảm đó. Đúng như nhà thơ Trung Quốc – Bạch Cư Dị từng nói : “Đối với thơ : tình là gốc, lời là cành, âm thanh là hoa,nghĩa là quả.”

Một chút…

(Kính tặng cô)

Với tiết toán không dừng vì trống “Một chút… ta làm nữa đi con

Toán với ta là cả chân trời

Thêm một chút, nhiều bài hay lắm.”

Một chút của cô aicũng hiểu

Cả lớp nhăn mày, xin mãi cô

Cô mỉm cười : “Một chút cố lên

Nhà toán học tương lai phải thế…”

Một chút… có nghĩa là nhiều lắm

Vài chục bài phân thức, phương trình

Bài tập hình khó như đánh đố

Hình thang vuông, định lí Pi-ta-go.

Một chút… có nghĩa là to lớn

Trái tim cô-dành cả cho trò.

Một chút… có nghĩa là thế đấy

Yên lặng đi, giờ toán bắt đầu.

(Đoàn Mĩ Hạnh)

Nhận xét

Bài thơ Một chút được bạn viết tặng cô giáo toán của lớp. Bạn đã biết khai thác cái tứ “một chút” :một chút cố gắng, một chút thêm giờ trở thành một chút nhiều lắm, một chút to lớn…, trở thành cả trái tim dành cho học sinh thân yêu.

Bài thơ chưa thật chuẩn về vần, nhịp, nhưng tình cảm yêu nghề, mến trẻ của cô giáo và tình cảm biết ơn của người viết làm cho nó có một vẻ đẹp riêng.

VUI NGÀY TẾT

Cuối cùng Tết đã trở về đâỵ

Chợ Tết ngàỵ xuân thật lắm cây

Hoa cúc, hoa mai, hương toả ngát

Cùng nhau chào đón sắc xuân này.

Cuối cùng Tết đã trở về đây

Ta nhớ đến quê họp sum

Vầy Âm áp bên nồi bánh chưng mới

Tiếng hát, tiếng cười rộn xóm thôn.

Cuối cùng Tết cũng trở về đây

Ai cũng ước mong nhiều vận may

Hạnh phúc, an khang cùng nhau chúc

Nhiều niềm vui mới cất cánh baỵ.

(Nguyễn Thị Hương Thảo)

Nhận xét

Chà, Tết trong thơ bảy chữ tự do ! Tết đã về từ chợ Tết nhiều hoa hương đến nồi bánh chưng sôi trong tiếng cười, tiếng hát, qua những lời chúc tụng đầu xuân. Bạn đã chọn ba thời điểm vui để ghi lại. Nhiều niềm vui mới cất cánh bay. Làm được một bài thơ bảy chữ để nộp cho cô giáo, đọc cho bạn bè nghe chắc chắn là một trong những niềm vui ấy.

MÙA XUÂN ẤY

Có bao giờ xuân bỗng rực lên

Để học trò chợt trông ra cửa

Thấy cánh hoa màu hồng kia nở

Nghe dịu dàng, lất phất hạt mưa.

Có bao giờ xuân bỏ giấc trưa

Để dạo chơi tới phương trời lạ

Gọi mặt trời soi lên tất cả

Những niềm vui ở một nơi xa.

Có bao giờ xuân bỏ vườn hoa

Để tới bên chú chim mỏi cánh

Thổi sức sống vào tâm hồn lạnh

Chú chim lại nhảy nhót khắp cành.

Có bao giờ xuân tặng màu xanh

Cho ngọn cây đang dẩn héo úa

Để chiếc lá lại xanh lần nữa

Kể cho mầm nghe chuyện ngày xưa.

Xuân sắp tới rồi xuân nhớ chưa

Hãy sang đây đúng phút giao mùa

Cho cả thiên nhiên bừng tỉnh giấc

Vẫn ngỡ mình còn sống trong mơ.

(Lê Hoàng Hoa)

Nhận xét

Đây là bài thơ bảy chữ tự do chiếm kỉ lục về độ dài (năm khổ). Mùa xuân đã được nhân hoá thành một đối tượng sống động. Xuân có thể bỏ giấc trưa, bổ vườn hoa, đem quà tặng cho cây lá. Mùa xuân trở thành đối tượng để hỗi han, để dặn dò. Điều quan trọng nhất là gì ? Đó chính là yêu cầu “Hãy sang đây đúng phút giao mùa”.Hi vọng mùa xuân sẽ nghe được những câu thơ này và sẽ mang đến niềm vui cho tất cả.

Xem thêm

Một số đề bài tham khảo dạng đề văn bản thuyết minh

Thuyết minh về Tết trung thu

Tag: thể thơ 7 chữ là thể thơ gì

Hỏi đáp – Tags: thể thơ 7 chữ là thể thơ gì

  • Mua Áo Mông Tơ Ghi Ở Đâu? Thương Hiệu Thời Trang ‘vàng Son’ Của Thế Hệ 8x

  • HOW ARE YOU DOING TODAY NGHĨA LÀ GÌ

  • Cùng Nghĩa Với Cộng Đồng Là Gì

  • Cùng Nghĩa Với Cộng Đồng Là Gì

  • Quy Luật Lượng Chất Làm Rõ Vấn Đề Gì?

  • Điều Kiện Để Có Dòng Điện Là?

  • Chức Năng Của Màng Sinh Chất Là Gì