Ngành tâm lý học thi khối gì – Thông tin và cơ hội phát triển

Ngành tâm lý học đang là một trong những ngành học được khá nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu trong thời gian gần đây. Vậy tại sao ngành học này lại thu hút nhiều bạn trẻ tới vậy? Ngành tâm lý học thi khối gì, thi trường gì để có chất lượng học ngành tâm lý tốt nhất? Và học ngành này có những cơ hội việc làm nào? Trong bài viết này, Kiến Guru sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc cho các bạn về ngành học này.

word image 19676 1

Tìm hiểu về Ngành tâm lý học

‘‘Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn nhìn vào trái tim của chính mình. Ai nhìn ra ngoài, tiếp tục mơ, ai nhìn vào bên trong, sẽ thức tỉnh.’’ (Carl Jung)

Việc để mỗi bản thân chúng ta có một tâm lý rõ ràng, ổn định và có hướng suy nghĩ tích cực, linh hoạt đòi hỏi người học ngành tâm lý học cần trau dồi, tiếp cận sâu về tâm lý học. Bởi việc nắm bắt được tâm lý của đối phương chắc hẳn là một điều không dễ dàng gì. Theo học ngành tâm lý chưa thể khẳng định rằng bạn có thể trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý hay hiểu rõ tâm lý của một người.

Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu những tổng quan về ngành tâm lý học qua những khái niệm và các thông tin liên quan dưới đây:

Tâm lý học là một ngành học chuyên nghiên cứu những gì có liên quan đến tâm lý, đồng thời, ứng dụng trong khắc phục đặc biệt các vấn đề về con người và các lĩnh vực khác nhau: từ biểu cảm, tâm trạng, hành vi và các tác động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu những gì bên trong của con người, kể cả từ rối loạn tinh thần đến những giá trị tinh thần cao đẹp ở con người.

Có thể thấy rằng, tâm lý học được áp dụng khá rộng rãi vào các lĩnh vực, ngành nghề trong đời sống. Ngành học này không chỉ đa dạng, phức tạp về mọi mặt mà còn rất sâu sắc và rộng mở, bởi đối tượng nghiên cứu của ngành chủ yếu là về con người.

Ví dụ như: Tâm lý học lao động, Y học lâm sàng, quản lý kinh doanh, Các nhân tố con người, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học trường học và các lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, tâm lý học còn giúp chúng ta tạo lập các mối quan hệ thông qua các hành vi ứng xử. Cũng chính điều này trở thành công cụ để cải thiện giao tiếp của bạn, nắm bắt được các suy nghĩ và hành động để tăng khả năng tương tác.

Khi tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân được nắm rõ, việc áp dụng tâm lý học sẽ giúp điều chỉnh hành vi phù hợp giúp nâng cao sự tự tin và hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

Những người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ được gọi là nhà tâm lý học. Họ là một chuyên gia đánh giá và nghiên cứu các quá trình về hành vi và tinh thần. Đồng thời họ tìm hiểu bản chất của các hiện tượng tâm lý, các mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với con người, chức năng hoạt động của hiện tượng tâm lý xảy ra với con người, giúp đỡ những người gặp vấn đề về mặt tâm lý.

Ngành tâm lý học trường nào?

Đây là một ngành học không được giảng dạy phổ biến tại các trường đại học, tuy nhiên các trường chúng mình tìm hiểu và liệt kê dưới đây là những trường đào tạo ngành Tâm lý học chất lượng. Cụ thể như:

  • Ở khu vực Miền bắc:
  1. Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội
  2. Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)
  3. Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. Trường Đại Học Lao động – Xã hội HN
  • Ở khu vực Miền trung:
  1. Học ngành Tâm lý học tại Đại học Sư Phạm – Đại học Huế
  2. Học ngành Tâm lý học tại Đại học Đà Nẵng
  • Ở khu vực Miền nam:
  1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM
  2. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Trường Đại học Sài Gòn
  4. Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
  5. Trường Đại Học Lao động – Xã hội TP HCM
  6. Trường Đại Học Hoa Sen

Ngành tâm lý học thi khối gì?

Các trường tuyển ngành tâm lý học hầu như đều phổ biến ở nhiều khối thi. Trong đó, hai khối được sử dụng nhiều nhất là D01 và C00. Dưới đây là một số khối thi các bạn có thể cân nhắc chọn lựa:

  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)

Các khối xét tuyển phía dưới đây được một số trường sử dụng nhé:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • Khối B05 (Toán, Sinh, KHXH)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa lý, GDCD)
  • Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D08 (Toán, Sinh học, Anh)
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lý, Anh)
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)

Cơ hội việc làm của ngành tâm lý học:

Với những lợi ích đó, ngành tâm lý học đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực đi cùng với nhu cầu về vấn đề tuyển dụng.

Bởi dễ thấy, xã hội ngày càng phát triển, đổi mới. Sống trong thực trạng xã hội ngày càng có nhiều bệnh tâm lý xuất hiện, đối tượng tập trung nhiều ở giới trẻ, như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh… như hiện nay thì ngành Tâm lý học phổ biến hơn như một ‘’chiếc phao cứu tinh’’ cho những tâm hồn đang lạc lối.

Chính vì vậy, sinh viên ngành Tâm lý học ra trường sẽ có vô số cơ hội việc làm. Đồng nghĩa với điều đó, khi mới ra trường các bạn sinh viên sẽ gặp phải những thách thức lớn. Nhưng nếu bạn thực sự đam mê với ngành học và quyết tâm dốc sức thì đây sẽ là những lựa chọn phù về ngành nghề cho bạn:

  • Bác sĩ tâm lý: đây là hình dung công việc đầu tiên mà nhiều sinh viên nghĩ đến. Bạn sẽ có trách nhiệm thăm khám, tư vấn và giúp bệnh nhân điều trị tâm lý.
  • Tư vấn tâm lý học đường: Nhằm giúp giải quyết các vấn đề tâm lý cho các em học sinh.
  • Phân tích tâm lý khách hàng: Phân tích các hành vi của khách hàng. Làm việc tại các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý lao động: công việc này làm ở các công ty và doanh nghiệp. Bạn sẽ tư vấn và đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nội bộ.
  • Giảng dạy tâm lý: bạn có thể học lên bằng thạc sĩ để giảng dạy tại các trường đại học.
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý: Người hỗ trợ cho các bác sĩ với công việc phân tích, thấu hiểu và giúp đỡ giải quyết những mâu thuẫn tâm lý ngoài và trong con người
  • Chuyên viên tư vấn: Người hỗ trợ tư vấn các vấn đề thường thấy trong tình yêu, cuộc sống, hôn nhân và gia đình… tại các trung tâm tư vấn tâm lý.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng công ty tư vấn tâm lý.

Tuy ngành học có kiến thức rộng và phương án tìm việc làm cũng có phần gây mơ hồ cho các bạn, nhưng đừng lo bởi lẽ khi nghiên cứu và làm việc chuyên sâu hơn, các bạn sẽ thấy đây là ngành học rất hay và đang dần phát triển hơn ở Việt Nam.

Kết luận

Tâm lý học là phạm trù rất rộng cũng như rất khó để hiểu và áp dụng thuần thục trong cuộc sống. Các bạn mong muốn chọn học ngành tâm lý học nên cân nhắc, tìm hiểu kĩ về việc chọn khối học và trường đại học đào tạo. Trong quá trình học và tốt nghiệp, nếu có cơ hội được học và nghiên cứu chuyên sâu về ngành tâm lý, thì chắc chắn công việc của các bạn sẽ rất thuận lợi hơn.

Trên đây là những tìm hiểu của Kiến Guru về ngành Tâm lý học và các khối thi ngành tâm lý. Chúng mình rất mong những giải đáp trên sẽ hữu ích với các bạn trong việc chọn trường, chọn nghề phù hợp với ngành tâm lý học, giúp các bạn có định hướng rõ ràng trong tương lai.