9 bước dạy cách tắm cho mèo con sợ nước tại nhà | Pet Mart

Cách tắm cho mèo không hề dễ dàng như tắm cho chó. Nhiều người có quan niệm rằng, mèo là loài động vật ưa sạch sẽ, chúng có thể tự liếp láp và vệ sinh thân thể mà không cần phải tắm. Cộng với tâm lý sợ nước của một vài chú mèo mà việc tắm táp cho chúng bị bỏ qua.

Nhưng sẽ thật tai hại nếu trên người mèo cưng xuất hiện ve, rận, những mảng viêm da và cục lông rối bết. Đấy đều là kết quả của việc không tắm cho mèo. Để giải quyết vấn đề này, Pet Mart sẽ hướng dẫn bạn một số thao tác cơ bản để tắm, cắt móng và chải lông cho mèo cưng.

Tại sao mèo sợ nước?

Thực ra không phải mèo nào cũng ghét nước và tắm. Trong họ nhà mèo, mèo Van Thổ Nhĩ Kỹ lại rất thích nước. Tổ tiên của loài mèo này sinh sống ở khu vực hồ Van, Thổ Nhĩ Kì, trong những ngày hè nóng nực, chúng rất thích nhảy xuống hồ tắm. Trong họ nhà mèo lớn cũng có trường hợp khác tương tự, hổ Bengal ở Ấn Độ cũng rất thích bơi trong nước sông mát lạnh.

Các giống mèo khác không có sở thích tắm táp. Điều này liên quan đến môi trường sống của tổ tiên mèo nhà. Mèo nhà có nguồn gốc từ mèo hoang châu Phi và mèo hoang châu Á. Chúng thường sống trên thảo nguyên hoặc sa mạc. Trong hoàn cảnh môi trường thiếu nước, khiến bản thân mèo ít phải phụ thuộc vào nước. Trừ nước uống.

Mèo là động vật săn mồi nhưng hình thể chúng khá nhỏ. Chúng cũng trở thành mục tiêu của các loài săn mồi lớn hơn. Vì vậy mèo cũng rất cẩn trọng khi uống nước để tránh những thú lớn hung dữ như cá sấu trong đầm.

Bình thường cũng rất cật lực tránh các khu vực hồ nước mà sinh sống ở vùng đất khô ráo. Bản năng thận trọng với nước này của tổ tiên mèo hoang cũng được truyền lại cho thế hệ mèo nhà. Vì thế, bạn cần có cách tắm cho mèo để chúng không bị căng thẳng.

Lý do khiến mèo không thích tắm

Mèo không thích nước

Trên thực tế mèo không hề sợ nước mà là chúng không thích nước. Cần phải nói rõ khi nói mèo không thích nước, tức là mèo không thích làm ướt lông của mình. Vì lớp lông giúp mèo duy trì độ ấm của cơ thể. Cho nên mèo sống ở vùng khô nóng thường có lông mỏng và thưa. Mèo sống ở khu vực rét lạnh thường có lớp lông dày dặn. Vì vậy, những con mèo sống ở vùng lạnh thường ghét nước hơn mèo sống ở nơi có khí hậu khô nóng.

Một khi mèo bị ướt, lông mèo sẽ bị ẩm trong một thời gian. Nước sẽ làm lạnh cơ thể mèo. Đặc biệt trong mùa lạnh và khô. Ngoài ra, mèo là động vật đơn độc, độ nhạy bén vô cùng quan trọng với chúng, cho nên chúng cũng rất ghét trời mưa.

Vì khi âm thanh khi mưa sẽ khiến chúng không nghe thấy những âm thanh nhỏ của môi trường xung quanh. Ảnh hưởng tới cảm giác và hành động của chúng. Bị nước mưa rơi vào tai sẽ gây ra sự bất tiện lớn cho mèo. Thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng.

Mèo sợ bị tấn công

Mèo cũng khá độc lập, phần lớn trường hợp sẽ dựa vào kinh nghiệm để đưa ra phán đoán. Nếu bạn lấy ống nước phun vào chúng, chúng sẽ cho rằng đây là hành vi công kích và nhanh chóng trốn thoát. Có lúc còn phản công. Nếu nắm bắt được điều này, bạn sẽ có cách tắm cho mèo phù hợp.

Mèo cũng rất ghét bị ép buộc làm gì đó. Khi ở một mình, đôi khi chúng sẽ chủ động nghịch nước, sẽ rất hiếu kì cách vòi hoa sen phun nước, nhưng nếu bị bắt ép tới gần vòi hoa sen hoặc bị ép tắm, chúng sẽ liều mạng giãy giụa và chạy trốn. Điều này rất dễ làm mọi người nghĩ chúng sợ nước.

Hướng dẫn cách tắm cho mèo con sợ nước

Để mèo quen với nước, tốt nhất nên tắm rửa cho chúng ngay từ nhỏ. Khoảng 1 – 2 tháng tuổi. Bạn cần chuẩn bị nước ấm, sữa tắm cho mèo chuyên dụng, khăn bông thấm nước, máy sấy. Bạn không nên dùng sữa tắm, dầu gội của người cho thú cưng. Mèo có thể bị kích ứng với những sản phẩm không phù hợp. Cách tắm cho mèo đơn giản nhất bao gồm:

  1. Pha nước tắm vừa đủ ấm dùng cho mèo con.
  2. Đặt một thảm tắm bằng cao su trong bồn rửa hoặc bồn tắm để tạo một chỗ đứng an toàn.
  3. Đặt mèo vào trong bồn rửa hoặc bồn tắm với chừng 7.5 đến 10cm nước ấm.
  4. Dùng nước ấm dội lên người mèo. Tay chà nhẹ nhàng và luôn an ủi, nói chuyện với mèo để nó quên đi việc “tắm”.
  5. Cho sữa tắm vào tay và bắt đầu thoa nhẹ lên người mèo. Chú ý cách tắm cho mèo cần nhẹ nhàng và cẩn thận. Bởi đây là giai đoạn mèo đã “thấm” nước. Nước dù ấm nhưng khi qua lớp lông và thấm vào da mèo con sẽ có cảm giác bất an khi cơ thể ướt át. Lúc này bạn cần liên tục trấn an mèo bằng cách ôm nó chặt trong lòng để nó cảm nhận bạn thật gần gũi và trò chuyện cùng nó.
  6. Dùng nước ấm gột lại lần cuối cho mèo. Đây là lúc mèo thực sự có phản ứng mạnh. Nếu không chú cách tắm cho mèo, mùi sữa tắm, cái lạnh của nước khiến cho chúng sợ hãi và có thể “tấn công” bạn. Hãy nói chuyện lớn át tiếng kêu của mèo con. Gọi tên và nựng chúng.
  7. Ôm mèo đã tắm và đặt vào khăn bông lau thật sạch cơ thể cho mèo. Đặc biệt là 2 tai, 4 chân và vùng bụng.
  8. Sấy khô lông cho mèo.
  9. Bước cuối cùng là chải lông cho mèo

Một số lưu ý trong cách tắm cho mèo tại nhà

Khi tắm cho mèo tại nhà bạn cần để ý không gian tắm. Nên tắm trong lồng hoặc trong nhà vệ sinh đóng kín cửa. Trong lúc tắm mèo có thể hoảng loạn và chạy mất. Hãy đảm bảo kiểm soát được mèo cưng. Thông thường mèo có thể 1 tháng tắm 1 lần. Điều chỉnh dựa trên tính cách và hoạt động của mèo cưng.

Chú ý cách tắm cho mèo khi chạm vào 4 chân, vùng hậu môn và đôi tai của mèo. Vùng tai và mắt phải thật cẩn thận không sữa tắm cho mèo có thể dính vào. Bạn có thể chỉ cần dùng tay thấm nước vuốt nhẹ các bẩn trong vành tai mèo cũng được. Cần tắm nhanh chóng và dứt điểm nhé. Càng lâu mèo càng khó chịu và có thể phát khùng lên đó. Lau và sấy thật khô cho lông mèo tránh ẩm ướt gây nấm, viêm da.

Tắm khô cho mèo

Cách tắm cho mèo con sợ nước hiện nay được nhiều người áp dụng là tắm khô. Bạn cần có sữa tắm khô cho mèo. Tắm khô không cần sử dụng nước mà chỉ cần xoa đều sữa tắm khắp cơ thể mèo là được. Tuy nhiên, cách tắm cho mèo này không nên sử dụng lâu dài. Tắm khô cho mèo chỉ sử dụng trong trường hợp đang bị bệnh, đang mang thai. Hoặc không thể tắm rửa bằng nước.

Chăm sóc lông mèo lông ngắn và lông dài

Mèo lông ngắn

Dùng 1 chiếc lược chải lông mèo bằng kim loại để chải lông cho mèo từ đầu cho tới đuôi để loại bỏ bụi bẩn và vụn bẩn. Cố gắng chải lông chúng theo chiều xuôi xuống. Vì nếu chải theo chiều ngược lại, bạn sẽ hất ngược lông chúng lên và điều này khiến cho mèo của bạn khó chịu. Chải toàn bộ cơ thể chúng, bao gồm cả ngực và bụng. Đôi lúc nên tập trung vào một chỗ để loại bỏ lông rụng và rối.

Mèo lông dài

Đối với giống mèo lông dài vốn sống quanh năm ở môi trường hoang dã. Khi nuôi giữ chúng trong nhà với ánh sáng nhân tạo và được sưởi ấm quanh năm, bạn cũng cần chải lông đều đặn vài ngày một lần để loại bỏ lông rụng và tránh bị rối.

Bắt đầu từ bụng và chân của mèo, hãy nhẹ nhàng chải lông hướng lên phía đầu. Còn phần lông ở cổ bạn hãy chải hướng lên phía cằm. Cuối cùng rẽ phần lông dưới phần giữa đuôi rồi chải nhẹ nhàng về hai bên. Bạn có thể rắc bột tan lên những điểm rối và dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ chúng ra. Nếu các chỗ rối ấy không thể gỡ bằng tay thì bạn hãy thử dùng dụng cụ gỡ rối.

Lưu ý khi chăm sóc lông mèo

Trong những lần chải chuốt định kỳ thì bạn nên dùng tay vuốt dọc theo cơ thể của mèo. Kiểm tra các vết thương, chỗ bầm hay những chỗ rối khó nhìn thấy. Ngoài ra nên kiểm tra có ve chó, bọ chét hay những đốm đen của máu khô do bọ chét gây ra hay không.

Nhìn qua phần đuôi để xem nếu phân có dính vào lông hay không. Nếu có phải dùng kéo cắt bỏ phần lông đó. Việc chú ý đến phần hậu môn cũng rất quan trọng. Nếu có những vật màu vàng nâu có kích thước bằng hạt gạo thì mèo của bạn có thể đã bị nhiễm sán dây.

Các bước chải lông mèo Anh lông ngắn và lông dài

Trước khi chải lông cho mèo, bạn nên kiểm tra tình trạng bộ lông của mèo. Nếu mèo khỏe mạnh, lông sẽ có độ bóng tự nhiên và nằm xuôi theo chiều tay bạn khi bạn chạm vào. Không nên để cho bộ lông của mèo có quá nhiều chỗ rụng lông hoặc nhiều bọ chét và ve. Và đừng để da của chúng xuất hiện những vết thương hoặc bầm tím bất thường.

Chải lông cho mèo Anh lông ngắn

Ngoài việc học cách tắm cho mèo, bạn cần học cách chải lông cho chúng sau khi sấy khô. Việc chải lông thường xuyên với bàn chải, lược hoặc găng tay sẽ giữ cho lông thú cưng của bạn trong tình trạng tốt. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và những chất nhờn tự nhiên trên bộ lông mèo. Đồng thời, phòng ngừa rối lông và giữ cho da mèo sạch sẽ, không bị ngứa. Nếu mèo cưng của bạn có lông ngắn, bạn chỉ cần chải lông một lần một tuần. Các bước bao gồm:

  1. Sử dụng lược chải lông mèo từ đầu đến đuôi.
  2. Tiếp theo, sử dụng một bàn chải lông cứng hoặc bàn chải cao su để loại bỏ lông rụng.
  3. Chải nhẹ nhàng phần lông gần ngực và bụng của mèo.

Chải lông cho mèo Anh lông dài

Nếu mèo của bạn lông dài sẽ cần chải đều đặn mỗi ngày. Nếu không chải thường xuyên mèo cưng rất có thể rơi vào tình trạng rối lông, vón cục. Các bước thực hiện như sau:

  1. Bắt đầu bằng việc chải lông ở vùng bụng và chân. Hãy chắc chắn sẽ gỡ hết những chỗ rối trên bộ lông mèo. Có thể sử dụng lược gỡ lông rối để giải quyết vấn đề này.
  2. Tiếp theo, chải phần lông theo chiều hướng đi lên với một bàn chải lông cứng hoặc bàn chải cao su.
  3. Để chải lông đuôi, hãy chia đôi lông đuôi thành hai phần rồi chải xuôi xuống ở mỗi phần.

Các vấn đề về da và lông của mèo

Một con mèo khỏe mạnh thường xuyên tự liếm lông mình và sẽ tỏ ra rất khó chịu nếu như người khác chải chuốt cho mình. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn thường xuyên liếm một số phần trên cơ thể chúng thì sẽ tự gây ra những chỗ hói và vết loét. Lúc này bạn nên đưa chúng đi kiểm tra thú y.

Nguyên nhân gây ra có thể là do bọ chét, dị ứng hoặc căng thẳng. Vì thế bạn nên giải quyết những vấn đề này bằng cách thay đổi một số điều kiện trong môi trường sống của chúng. Mèo thường không có bọ chét, ve hoặc kí sinh trùng. Nhưng nếu mèo của bạn có những dấu hiệu sau thì hãy đem chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra:

  • Gãi liên tục.
  • Liếm và chải chuốt nhiều hơn thường xuyên.
  • Cắn vào da và lông.
  • Có vết sưng dưới da.
  • Những đốm rụng lông/hói gia tăng.
  • Lông vướng vào trong dạ dày.

Việc không thường xuyên chải lông cho mèo của bạn có thể dẫn đến lông bị rối gây ra đau đớn cho chúng. Nếu như dạ dày mèo của bạn đang bị vướng lông thì khi chúng ho sẽ có lông trên sàn nhà. Hoặc có lông trong phân của chúng. Nếu bạn thường xuyên chải lông cho mèo mà chúng vẫn bị vướng lông trong dạ dày thì hãy tìm đến bác sĩ thú y để có giải pháp hợp lí.

Làm thế nào để cắt móng cho mèo?

Hầu hết mọi người không chăm sóc cho chân mèo cho đến khi bị chúng tấn công. Phần chân mèo khá nhạy cảm. Để cắt móng cho mèo , tốt hơn hết hãy cho chúng quen với việc được vuốt ve chân.

Tùy vào tính cách của mỗi chú mèo mà việc cắt móng có thuận lợi hay không. Rất có thể bạn phải mát-xa chân cho chúng hàng ngày. Thời gian có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Sau đó, mèo con sẽ hứng khởi chấp nhận việc cắt móng. Dưới đây là các bước cắt móng cho mèo mà bạn nên áp dụng:

  1. Bắt đầu bằng việc nhấn nhẹ lên đầu bàn chân và phần thịt phía dưới bàn chân. Điều này sẽ khiến mèo mở rộng móng vuốt của mình.
  2. Sử dụng một chiếc kéo/kìm cắt móng mèo thật sắc bén để cắt các đầu trắng của mỗi móng chân.
  3. Hãy chú ý để tránh phần thịt mềm dưới chân. Đây chính là tĩnh mạch chạy vào móng chân. Khu vực màu hồng này có thể được nhìn thấy qua các móng chân.
  4. Nếu bạn vô tình cắt vào khu vực màu hồng này nó có thể chảy máu. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại bột cầm máu để cầm máu lại.
  5. Cuối cùng, có thể sử dụng mài móng để giảm độ sắc nhọn tối đa nhất có thể.

Trên đây là toàn bộ cách tắm cho mèo con tại nhà. Nếu bạn không có thời gian có thể sử dụng dịch vụ spa tắm cho mèo tại các cửa hàng thú cưng Pet Mart. Với những người có kinh nghiệm thì việc tắm cho mèo sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn.